Trời lạnh, các bệnh hô hấp tấn công trẻ nhỏ
Thời tiết trở lạnh khiến nhiều trẻ mắc cúm A, cúm B hoặc các bệnh truyền nhiễm khác lây qua đường hô hấp.
Nhiều trẻ nhập viện vì cúm A, viêm phổi
Đang nằm điều trị tại Khoa Nhi của Bệnh viện Thanh Nhàn, bé T.A (4 tuổi) được chẩn đoán viêm phổi. Bé được mẹ đưa đến khám sau 3 ngày sốt cao. Hiện, bé đã tỉnh táo, hết sốt, phổi cải thiện rõ, chịu ăn và đang tiếp tục được theo dõi để cho ra viện.
Cùng điều trị ở đây, bé Q.A (4 tuổi, Hà Nội) bị sốt virus, với dấu hiệu ban đầu là sốt cao liên tục, đau đầu. Sau 3 ngày nằm viện, bé Q.A đã hết sốt, dự kiến ra viện trong 1-2 ngày tới.
BS Nghiêm Thị Mai Sang, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn, cho biết thời gian gần đây, số lượng bệnh nhi nhập viện do các bệnh lý về đường hô hấp gia tăng. Đa số trẻ nhập viện với dấu hiệu thở khò khè, một số bị suy hô hấp, sốt cao. Khoa Nhi đang điều trị cho khoảng 100 trẻ, trong đó phần lớn là các bé mắc bệnh lý đường hô hấp như viêm phổi, sốt xuất huyết, sốt virus, cúm A.
Nhiều trẻ nhập viện vì mắc bệnh lý hô hấp.
Còn tại Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, trẻ mắc các bệnh liên quan tới đường hô hấp tăng 140% so với trung bình năm, trong đó chủ yếu là cúm A, bệnh do virus hợp bào hô hấp RSV.
Tương tự, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trung bình mỗi ngày ghi nhận khoảng 100 trẻ mắc cúm, trong đó có những trường hợp biểu hiện nặng, có biến chứng được chỉ định nhập viện.
Video đang HOT
Theo TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, số ca mắc cúm A đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, đặc biệt ở trẻ nhỏ, trong đó có nhiều ca diễn biến suy hô hấp nặng, phải thở máy. Chính vì vậy, việc nhận biết sớm các triệu chứng của cúm A sẽ giúp cha mẹ có thể xử trí và đưa con đến bệnh viện thăm khám kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Những lưu ý để tránh biến chứng
Theo BS Sang, điều kiện thời tiết lạnh là điều kiện thuận lợi để mắc bệnh cúm và các bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính như viêm hô hấp trên, viêm mũi, viêm họng, viêm tai giữa, viêm phổi, các bệnh dị ứng đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, viêm xoang dị ứng, hen suyễn…
Đặc biệt lưu ý đến cúm A, BS Lâm thông tin bệnh này ở trẻ thường diễn biến lành tính, tuy nhiên cũng có nguy cơ biến chứng nặng và nguy hiểm ở một số đối tượng như trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, trẻ có các bệnh mạn tính, cơ địa béo phì. Các biến chứng thường gặp như: suy hô hấp, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm thanh khí phế quản và nhiễm khuẩn thứ phát, thậm chí có thể viêm não, tử vong nếu không được phát hiện và can thiệp sớm.
Để phát hiện kịp thời nguy cơ biến chứng khi trẻ mắc cúm A, phụ huynh cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của trẻ, đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo như: sốt cao liên tục từ 39 độ C trở lên, không đáp ứng thuốc hạ sốt hoặc co giật; khó thở, thở rút ngực, thở nhanh; đau ngực hoặc đau cơ dữ dội; tím môi và đầu chi, tay chân lạnh; hoặc trẻ li bì, mệt mỏi, ăn kém, nôn trớ…
Đề phòng bệnh cho trẻ, gia đình cần giữ ấm cơ thể trẻ, hạn chế cho ra ngoài trời lạnh, hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh; đồng thời thường xuyên đảm bảo vệ sinh cá nhân hàng ngày.
“Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên lưu ý rằng tiêm vắc xin vẫn là biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất, giúp tạo “lá chắn” bảo vệ trẻ khỏi virus cúm A cũng như nhiều bệnh lý khác, nhất là trong thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường này”, BS Lâm khuyến cáo.
Coi chừng viêm não, viêm phổi do cúm
Chuyên gia cho rằng, số ca mắc cúm không quan trọng bằng những trường hợp cúm nặng dẫn đến các biến chứng viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa,... ở trẻ em.
Có sự "bất thường" ở bệnh cúm?
Thời tiết thất thường, giao mùa... là môi trường thuận lợi cho vi rút cúm hoạt động mạnh. Cúm là bệnh hô hấp, lây qua giọt bắn, dịch tiết mũi họng, dễ lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp nơi đông người. Thời điểm nhập học, học sinh đến trường tiếp xúc nhiều cũng là nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn...
TS-BS Đỗ Thiện Hải (bên trái) và Ths.BS Nguyễn Ngọc Anh Tuấn tại buổi tọa đàm. Ảnh L.M
Đó là thông tin được đưa ra tại buổi tọa đàm về "Cập nhật diễn biến cúm mùa và biện pháp phòng dịch", do Hội Y học dự phòng Việt Nam phối hợp chuyên gia Bệnh viện Nhi Trung ương, Viện Pasteur TP.HCM và Sanofi - Aventis, tổ chức tại TP.HCM, ngày 7.9.
Các chuyên gia nhận định có sự "bất thường" ở bệnh cúm khi mùa hè năm nay (từ giữa tháng 6), số ca mắc cúm ở miền Bắc gia tăng, trong đó có nhiều trường hợp biến chứng viêm phổi, suy hô hấp...
Tại tọa đàm, Ths.BS Nguyễn Ngọc Anh Tuấn (Viện Pasteur TP.HCM) cho biết, bệnh cúm ở Việt Nam có đặc điểm lưu hành quanh năm, nhưng tập trung cao nhất vào mùa đông - xuân (ở miền Bắc); miền Nam cúm có cả 2 mùa (mùa hè nhiều hơn và đông - xuân ít hơn).
"Vừa qua hơi lạ là miền Bắc có ca cúm hơi nhiều hơn bình thường vào mùa hè. Mọi năm mùa hè miền Bắc cũng có ca cúm nhưng không nhiều như năm nay" - Ths.BS Tuấn nói.
TS-BS Đỗ Thiện Hải (Trưởng Khoa Nội tổng quát, Phó giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương) cho rằng, sự "bất thường" ở bệnh cúm mùa (cúm A), có thể là do có sự biến đổi gien ở vi rút, nó chưa đến mức có thể tạo thành vi rút cúm mới nhưng nó gây bệnh nặng hơn. Cụ thể, trước đây, đa số những ca mắc cúm chỉ biểu hiện sốt, hắt hơi, sổ mũi, đau cơ... Nhưng gần đây, chiếm khoảng 40% trong số mắc cúm nhập viện ở Bệnh viện Nhi Trung ương có biểu hiện về thần kinh như co giật, li bì, một số ca bị viêm não... Có ngày bệnh viện xét nghiệm ra dương tính cúm A từ 300-500 ca (trong số 4.000 - 5.000 trẻ đến khám bệnh tại đây).
Coi chừng nhầm lẫn và biến chứng do cúm
Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây qua đường hô hấp. Trong thời điểm "dịch chồng dịch" - cúm mùa, Covid-19 dễ khiến người ta nhầm lẫn về triệu chứng bệnh biểu hiện. Ngoài ra, bệnh cúm cũng dễ nhầm lẫn với cảm mạo phong hàn (cũng có sốt, đau đầu, mệt mỏi...).
Theo Ths.BS Nguyễn Ngọc Anh Tuấn, hai chủng gây bệnh cúm phổ biến là cúm A và cúm B, nhưng phần lớn là cúm A. Bệnh cúm mùa gây đau đầu, đau cơ nhiều hơn so với mắc Covid-19 (còn Covid-19 có thêm gây mất mùi, mất vị). Covid-19 xảy ra ở trẻ em thường nhẹ hơn; nhưng ngược lại, ở trẻ em, phụ nữ mang thai, người già, người có bệnh mạn tính (tim mạch, hen suyễn, đái tháo đường...) khi mắc cúm sẽ làm nặng hơn, nguy cơ tử vong cao hơn so với người bình thường.
Ths.BS Tuấn nói: "Với người mắc cúm khi hắt hơi, vi rút bắn đi với vận tốc khoảng 150 km/giờ. Nếu trong phòng lạnh, kín, có người mắc cúm hắt hơi thì những người khác sẽ "lãnh đủ" trong 1-2 giây!"
Khi trẻ có biểu hiện bệnh cần đưa đi khám kịp thời để tránh biến chứng đến thần kinh, não. Ảnh NHẬT THỊNH
TS-BS Đỗ Thiện Hải cho rằng, số ca mắc cúm bị biến chứng phải nhập viện là điều cần quan tâm hơn so với số lượng mắc chung.
Về biến chứng do cúm mùa, TS-BS Đỗ Thiện Hải khuyến cáo đáng ngại là gây viêm phổi, viêm tai giữa, viêm não (hay xảy ra ở trẻ nhỏ, đa phần ở trẻ 2 tuổi trở xuống), và cúm làm nặng hơn ở người có bệnh nền; một ít trẻ mắc cúm bị viêm cơ tim (không nhiều nhưng nguy hiểm).
Theo Ths.BS Tuấn, chủng vi rút gây cúm mùa luôn thay đổi. Do vậy, hiện trên thế giới có 126 điểm giám sát bệnh cúm, nhằm ghi nhận chủng vi rút phổ biến gây cúm để làm ra vắc xin phòng bệnh phù hợp với chủng vi rút gây bệnh hằng năm.
Cúm mùa gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn (bình quân hằng năm bệnh xảy ra khoảng 20-30% ở trẻ em và 5 -10% ở người lớn). Theo TS-BS Đỗ Thiện Hải, đặc điểm của bệnh cúm là gây viêm đường hô hấp trên. Bình thường vi rút khu trú ở đường họng không gây bệnh nhưng khi mắc cúm sẽ làm miễn dịch cơ thể giảm, lúc này vi rút tấn công gây bệnh.
Rét đậm, cảnh báo nhiều người bị đột quỵ não Theo Bệnh viện E, thời tiết chuyển lạnh sâu, mấy ngày vừa qua, Khoa Cấp cứu của bệnh viện liên tiếp tiếp nhận nhiều ca đột quỵ não và các bệnh tim mạch. Mới 34 tuổi, anh P.T.H (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) có tiền sử khoẻ mạnh, vì vậy không nghĩ mình lại bị đột quỵ khi đang chơi thể thao trong...