Trợ lý giọng nói Google Assistant sẽ tích hợp khả năng cá nhân hóa
Bên cạnh khả năng xử lý đa nhiệm thời gian thực được Google cho biết nhanh gấp 10 lần, trợ lý giọng nói Google Assistant cũng được bổ sung nhiều tính năng cá nhân hóa người dùng.
Khả năng cá nhân hóa của Google Assistant đã lên một tầm cao mới – Ảnh: Ảnh: T.Luân
Tính năng “Picks for you” trên Google Assistant có thể học hỏi những trải nghiệm quá khứ của người dùng trước đó để cung cấp những tùy chỉnh được cá nhân hóa trong việc chọn món ăn, âm nhạc, tìm kiếm hình ảnh, nhắc việc cũng như dẫn đường… phù hợp. Điểm đặc biệt của Google Assistant là khả năng phân biệt những tùy chọn của riêng người dùng với các từ khóa tương đồng trên internet để đưa ra kết quả chính xác nhất.
Hệ thống trợ giúp lái xe Driving Mode của Google Assistant cũng giúp người dùng điều hướng di chuyển, giải trí đa phương tiện, thực hiện hay nhận cuộc gọi mà không cần dùng đến các ứng dụng khác. Tất cả những chỉ dẫn cũng được cá nhân hóa và học hỏi từ lịch sử hoạt động của người dùng. Chế độ Driving mode sẽ có mặt vào mùa hè tới trên các thiết bị Android có Google Assistant.
Mọi thao tác giải trí đa phương tiện có thể thực hiện trong chế độ Driving mode – Ảnh: T.Luân
Tại sự kiện I/O 2019 đang diễn ra ở Mỹ, Google cũng cho biết trợ lý giọng nói Google Assistant đã có mặt trên 1 tỉ thiết bị với hơn 30 ngôn ngữ và 80 quốc gia.
Video đang HOT
Theo thanh niên
Google Assistant tiếng Việt sẽ khiến các dự án AI, xử lý giọng nói tiếng Việt của doanh nghiệp trong nước 'đổ sông đổ bể'?
Theo cựu chuyên gia phần mềm Google Nguyễn Kim Cương, Founder startup Cohost.ai, trợ lý ảo Google Assistant hỗ trợ tiếng Việt không có nghĩa công sức của các doanh nghiệp trong nước phải bỏ đi.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần hợp tác với nhau để tạo ra những mô hình học máy còn tốt hơn của Google.
Trợ lý ảo Google Assistant tiếng Việt vừa được Google công bố ra mắt, tại buổi họp báo "Google Assistant Xin Chào Việt Nam" vào chiều nay, 6/5/2019 tại TP.HCM
Google Assistant là trợ lý giọng nói được ưa chuộng của Google trên thiết bị di động. Chiều nay, ngày 6/5/2019, tại TP.HCM, Google đã tổ chức họp báo "Google Assistant Xin Chào Việt Nam", chính thức công bố sự ra mắt của trợ lý ảo Google Assistant tại Việt Nam.
Với việc Google bổ sung tiếng Việt vào danh sách các ngôn ngữ được hỗ trợ bởi trợ lý ảo này, thay vì chỉ có thể giao tiếp với Google Assistant bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt, hiện tại người dùng Việt Nam đã có thể tận dụng tối đa sức mạnh của Google Assistant bằng tiếng mẹ đẻ, không còn vấp phải rào cản ngôn ngữ như trước đây.
Ông Nguyễn Kim Cương, cựu chuyên gia phần mềm tại Google, nhà sáng lập Công ty Cohost.ai phát triển trợ lý ảo hỗ trợ người đi du lịch (bên phải) chia sẻ online về kinh nghiệm phát triển sản phẩm ứng dụng AI tại sự kiện Hanoi AI Week 2019 hồi đầu tháng 4/2019.
ICTnews vừa có cuộc trao đổi ngắn với ông Nguyễn Kim Cương, cựu kĩ sư phần mềm tại Google và hiện đã trở về Việt Nam để khởi nghiệp, với việc sáng lập Cohost.ai - một công ty trí tuệ nhân tạo cung cấp phần mềm trợ lý ảo cho người đi du lịch, về những ảnh hưởng, tác động của việc trợ lý ảo Google Assistant của Google chính thức đến Việt Nam:
Ông đánh giá như thế nào về việc Google chính thức bổ sung tiếng Việt vào danh sách những ngôn ngữ được hỗ trợ bởi trợ lý ảo Google Assistant?
Đây là một tin tốt lành cho cộng đồng yêu thích công nghệ của chúng ta. Công nghệ trợ lý ảo Google Assistant của Google sẽ giúp cho các nhà phát triển ứng dụng làm ra nhiều sản phẩm hơn cho người Việt, giúp đẩy nhanh quá trình số hóa nền kinh tế của Việt Nam.
Cá nhân tôi rất hào hứng và mong đợi việc này từ khi tôi bắt đầu làm việc cho Google cách đây 9 năm. Công nghệ trợ lý ảo Google Assistant đến Việt Nam khiến tôi tưởng tượng rằng tới đây sẽ những ứng dụng trí tuệ nhân tạo rất thú vị và có ảnh hưởng lớn đối với người Việt, chẳng hạn như công nghệ này cho phép tự động chuyển các bản tin thời sự thành chữ viết, giúp cho những người khiếm thính có thể bắt kịp với tin tức, hay một ứng dụng cho phép tự động ghi chép bài giảng của các thầy cô giáo, và gửi đến cho các học viên không đủ tiền để đến lớp học.
Theo ông, việc những ông lớn công nghệ như Google gia tăng các sản phẩm hỗ trợ tiếng Việt liệu có khiến các dự án nghiên cứu sản phẩm ứng dụng AI, xử lý giọng nói tiếng Việt của doanh nghiệp trong nước phải "đổ sông đổ bể" không?
Trong lúc các công ty trong nước đang loay hoay nghĩ cách kiếm tiền từ những sản phẩm tương tự thì Google đưa ra 1 lựa chọn "gần như miễn phí" cho người dùng Việt Nam. Người dùng cuối cùng sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.
Tuy nhiên, tôi cho rằng điều này cũng không có nghĩa những công sức mà các doanh nghiệp, tập đoàn trong nước đang xây dựng, phát triển ra là đổ đi. Vẫn có rất nhiều ứng dụng tiền tỷ, đòi hỏi dữ liệu được xử lý nội bộ (không qua máy chủ của Google), và các công ty Việt Nam là đơn vị thích hợp nhất để triển khai những ứng dụng này.
Bên cạnh đó, nó cũng sẽ thúc đẩy sự hợp tác, chia sẻ kiến thức giữa các nhà nghiên cứu trong nước, và giữa các tập đoàn lớn, để bắt tay và tạo ra những mô hình học máy còn tốt hơn của Google làm ra.
Có ý kiến cho rằng với việc phát triển ứng dụng hỗ trợ tiếng Việt thì sản phẩm do người Việt phát triển vẫn có ưu thế hơn. Xin anh chia sẻ quan điểm về vấn đề này?
Theo tôi, có hai loại sản phẩm công nghệ cho người Việt. Một là sản phẩm đáp ứng nhu cầu của toàn thế giới, sau đó được bản địa hóa, Việt hóa và hỗ trợ người Việt. Loại thứ hai là sản phẩm làm ra từ nhu cầu cốt lõi của người Việt.
Các sản phẩm do người Việt phát triển, chỉ có ưu thế với loại thứ hai. Thực tế cũng cho thấy như vậy. Các ứng dụng đọc tin của người Việt tốt hơn tin tức tiếng Việt trên Google. Ứng dụng thanh toán QR code của các công ty Việt Nam như VNPay, Momo, Moca sáng tạo ra thì tốt hơn các ứng dụng tương tự của nước ngoài, mặc dù đã được Việt hóa như Alipay, Grab Pay, Apple Pay.
Là chuyên gia từng làm việc tại Google, AirBnB và hiện đang phát triển trợ lý ảo hỗ trợ người đi du lịch Cohost.ai, ông nhận định thế nào về khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt với các doanh nghiệp công nghệ thế giới trong việc phát triển sản phẩm ứng dụng AI?
Các doanh nghiệp công nghệ trong nước đang tiếp cận 1 thị trường lớn, 90 triệu dân, và rất sẵn sàng tiếp nhận các sản phẩm trí tuệ nhân tạo ứng dụng vào đời sống. Bên cạnh đấy chúng ta đang có một đội ngũ nhân lực rất tiềm năng. Họ là những bạn trẻ, được tiếp cận với công nghệ trí tuệ nhân tạo từ rất sớm. Bên cạnh đó, kiến thức đang được chia sẻ với tốc độ chóng mặt nhờ vào một môi trường Internet thông thoáng. Tôi tin là chỉ vài năm nữa thôi, các bạn ấy giữ được tốc độ và sự khát khao làm chủ công nghệ như hiện giờ, họ sẽ làm ra được những sản phẩm có chất lượng ngang với thế giới.
Theo ITC News
Trợ lý ảo của Google giúp gì được người dùng Việt? Mới đây, Google đã chính thức hỗ trợ tiếng Việt cho trợ lý ảo của mình. Người dùng đã có thể trò chuyện với trợ lý ảo này để yêu cầu thực hiện nhiều việc khác nhau. Hiện nay trợ lý ảo của Google đang được cài đặt sẵn trên nhiều mẫu điện thoại Android bán ra thị trường và nằm trong gói...