Trò chơi cân não của Tập Cận Bình sau phán quyết PCA

Theo dõi VGT trên

Kể từ phán quyết vụ kiện biển Đông của PCA, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bước vào “trò chơi cân não” trong cố gắng duy trì sự ổn định của giới lãnh đạo Trung Nam Hải.

Trò chơi cân não của Tập Cận Bình sau phán quyết PCA - Hình 1

Bầu không khí buổi hội kiến tối hôm 12/7 giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk tại nhà khách Điếu Ngư Đài, thủ đô Bắc Kinh có chút căng thẳng.

Bởi lúc 17h chiều cùng ngày, Tòa trọng tài thường trực (PCA) tại The Hague, Hà Lan vừa ra phán quyết bác bỏ tuyên bố “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc ở biển Đông.

Trong bài báo đăng hôm 20/7, tờ Nikkei Asian Review (Nhật Bản) mô tả, xuất hiện trên truyền hình với bộ vét xanh đen thường thấy, chiếc cà vạt màu đỏ và bằng âm điệu điển hình, ông Tập tuyên bố trắng trợn : “Từ cổ chí kim, các hòn đảo ở Biển Đông đều là lãnh thổ của Trung Quốc”.

Tập Cận Bình ngang ngược nói: “Trung Quốc sẽ không bị chi phối bởi quyết định của PCA hoặc không chấp nhận bất kỳ hành động hoặc tuyên bố nào dựa trên phán quyết của tòa trọng tài”.

Ngồi đối diện với chủ tịch Trung Quốc, ông Tusk bày tỏ sự không hài lòng của mình trước những lời nói của ông Tập về phán quyết PCA, ông ấn ngón tay trỏ vào thái dương của mình, đôi khi cao giọng.

Kênh truyền hình nhà nước Trung Quốc đã đưa tuyên bố trắng trợn của ông Tập lên tiêu đề trong chương trình thời sự 19h của ngày hôm đó, nhưng bỏ qua tuyên bố của ông Tusk rằng EU tin tưởng vào phán quyết của tòa trọng tài.

Sau ông Tập, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, người cũng tham dự cuộc họp, đứng trước ống kính máy quay và nhấn mạnh rằng phán quyết này là không thể chấp nhận.

Philippines, quốc gia đệ đơn kiện Trung Quốc lên PCA, và các nước láng giềng đã đ.ánh giá cao quyết định “lịch sử” của tòa trọng tài, kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế.

Tại hội nghị thượng đỉnh Á – Âu (ASEM) tại Mông Cổ 3 ngày sau, trong phiên thảo luận quốc tế lớn đầu tiên diễn ra sau tuyên bố của tòa trọng tài, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu, phán quyết của tòa trọng tài phải được sử dụng làm cơ sở cho việc giải quyết những căng thẳng trên Biển Đông. Nhật Bản cũng là quốc gia đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Hoa Đông.

Tuy nhiên, Bắc Kinh tiếp tục làm ngơ trước những lời kêu gọi này.

Trò chơi cân não của Tập Cận Bình sau phán quyết PCA - Hình 2

Hình ảnh trong chương trình thời sự 19h ngày 12/7 của Trung Quốc, đưa tin ông Tập Cận Bình trắng trợn phủ nhận phán quyết của PCA.

Duy trì ổn định

Nikkei bình luận, trong khi ông Tập Cận Bình ngày càng lo lắng về việc Trung Quốc bị cô lập trên trường quốc tế, thì Tổng thống Mỹ Barack Obama chưa đưa ra bất kỳ một tuyên bố công khai nào về vấn đề này.

Theo các nguồn tin ngoại giao, ông Obama đã kêu gọi các quốc gia châu Á tránh phương hại đến Trung Quốc vì lợi ích của sự ổn định trong khu vực.

Việc Mỹ có lập trường thận trọng là điều dễ hiểu. Khi quan điểm sử dụng vũ lực đang lớn dần trong quân đội Trung Quốc và dư luận nước này, thậm chí có quan điểm kêu gọi một cuộc chiến ở biển Đông.

Mỹ lo ngại quân đội hoặc các phe phái của Trung Quốc có thể phản ứng thái quá nếu Bắc Kinh bị dồn vào chân tường.

Video đang HOT

Nhà Trắng cũng bày tỏ quan ngại về tình hình trong nước của Trung Quốc.

Hôm Chủ nhật (17/7), một người đàn ông ở tỉnh Hà Bắc đứng trước một nhà hàng thức ăn nhanh của Mỹ và xua đuổi khách hàng, hét lên “Anh là kẻ phản bội nếu ăn ở đây bởi vì Mỹ đang xâm chiếm Biển Đông!”.

Các cuộc kêu gọi tẩy chay sản phẩm Mỹ đang tăng lên.

Nếu chủ nghĩa dân tộc tại Trung Quốc, bị kích động bởi sự bất mãn đối với phán quyết PCA, chuyển hướng thành sự chỉ trích nhằm vào các lãnh đạo Trung Nam Hải, nó có thể gây ra sự bất ổn tại quốc gia này.

Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc hôm 18/7 gọi quyền lợi ở biển Đông là “lợi ích cốt lõi” và ảnh hưởng đến “nền tảng quản lý đất nước” của đảng Cộng sản Trung Quốc – như một sự ngầm thừa nhận về khả năng gây bất ổn của tình hình hiện nay.

Cùng ngày 18, Tập Cận Bình có chuyến khảo sát khu tự trị dân tộc Hồi ở Ninh Hạ, một trong những “thánh địa” của cuộc cách mạng Cộng sản Trung Quốc.

Trong lần xuất hiện công khai đầu tiên kể từ sau phán quyết, ông nhấn mạnh rằng tinh thần cách mạng, không sợ hy sinh của Trung Quốc có thể giúp họ vượt qua mọi khó khăn.

“Bằng mọi giá, chúng ta phải phục hưng sự vĩ đại của dân tộc Trung Hoa,” Tập Cận Bình kêu gọi.

PCA đã ra phán quyết của mình, bây giờ vấn đề này phụ thuộc vào cộng đồng quốc tế nhằm tìm ra một giải pháp để khéo léo kiềm chế sự nổi dậy của Trung Quốc.

Trò chơi cân não của Tập Cận Bình sau phán quyết PCA - Hình 3

Các tàu thuộc “quân đỏ” trong cuộc tập trận trái phép của Trung Quốc gần quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam, từ 5-11/7. (Ảnh: 81.cn)

Trong cuộc chiến

Trong việc theo đuổi lợi ích quốc gia, Trung Quốc sử dụng khái niệm “ba cuộc chiến” – thông tin, tâm lý và pháp lý.

Cuộc chiến thông tin là việc phổ biến các thông tin nhằm lái dư luận quốc tế theo chiều hướng có lợi cho Trung Quốc, trong khi cuộc chiến tâm lý là nhằm mục đích đ.ánh giá khả năng và năng lực quốc phòng của các quốc gia và các mối đe dọa khác.

Cuộc chiến pháp lý là giành ủng hộ của cộng đồng quốc tế thông qua các quyết định của tòa án và biện pháp pháp lý khác có lợi cho mình.

Phán quyết vụ kiện biển Đông là một bước ngoặt bất lợi trên mặt trận pháp lý của Trung Quốc.

Kể từ mùa xuân, khi bắt đầu nhận thấy dấu hiệu một phán quyết không như ý, Bắc Kinh đã “bung sức” trên mặt trận thông tin và tâm lý. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại là rất ít.

Vào hôm 8/7, Trung Quốc đã tổ chức trái phép một cuộc tập trận hải quân lớn chưa từng có trên Biển Đông ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), huy động hơn 100 tàu chiến và sử dụng ngư lôi, các vũ khí hiện đại khác.

Tình huống đưa ra là một khu vực được bảo vệ bởi “lực lượng hải quân màu đỏ” bị xâm chiếm bởi một “lực lượng hải quân màu xanh”. Một số nhà phân tích cho rằng kịch bản tập trận được mô phỏng như một cuộc đụng độ với Mỹ.

Theo Nikkei, một phần mục đích của cuộc chiến tâm lý này nhằm cho thế giới thấy rằng, Trung Quốc không ngần ngại sử dụng vũ lực nếu các nước khác xâm phạm đến lợi ích của Bắc Kinh bằng cách dựa vào phán quyết.

Tuy nhiên, cuộc tập trận đã vấp phải phản ứng của xã hội quốc tế, coi đó là “hành động khiêu khích”. Ngoài ra, Indonesia và Singapore, các quốc gia trước đây trung lập trong vấn đề biển Đông, đang nghiêng nhiều hơn về phía chỉ trích Trung Quốc.

Theo Soha News

Tướng Lê Văn Cương: ASEAN cần tận dụng sức mạnh từ phán quyết PCA

Theo Thiếu tướng Lê Văn Cương, phán quyết của PCA đã tạo nên một sức mạnh mới, mang tính bước ngoặt cho các nước ASEAN ứng xử với Trung Quốc.

Vào lúc 16h chiều 12/7, theo giờ Hà Nội, Tòa Trọng tài quốc tế tại La Hay, Hà Lan đã ra phán quyết đối với vụ kiện của Philippines ở Biển Đông. Theo đó, Tòa Trọng tài thường trực quốc tế (PCA) đã bác bỏ yêu sách về " đường lưỡi bò " của Trung Quốc ở Biển Đông. Dư luận quốc tế đ.ánh giá cao phán quyết của PCA, yêu cầu các bên kiềm chế và tuân thủ phán quyết của Tòa.

Phóng viên VOV đã phỏng vấn Thiếu tướng Lê Văn Cương - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an về phán quyết này. Dưới đây là lời chia sẻ của Thiếu tướng Lê Văn Cương (tít phụ do VOV.VN tự đặt):

Tướng Lê Văn Cương: ASEAN cần tận dụng sức mạnh từ phán quyết PCA - Hình 1

Thiếu tướng Lê Văn Cương - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an.

Thượng tôn pháp luật quốc tế

Bao trùm lên phán quyết PCA ngày 12/7 vừa qua là thông điệp rằng luật pháp quốc tế cần được đảm bảo tối thượng trong trật tự thế giới hiện nay. Luật pháp phải được tôn trọng, bất cứ quốc gia lớn hay bé cũng phải tuân thủ luật pháp quốc tế.

Tính thượng tôn của pháp luật là ý chí nguyện vọng của nhân loại, thể hiện trong Hiến chương Liên Hợp Quốc. Phán quyết của Tòa trọng tài thường trực quốc tế là phán quyết khách quan và chính xác, có đầy đủ chứng cứ khoa học.

Cần hiểu rõ ở đây, Tòa Trọng tài quốc tế được thành lập theo Phụ lục VII, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) với các phiên tranh tụng tại trụ sở Tòa Trọng tài thường trực ( PCA ) ở La Hay (Hà Lan), thực hiện theo tôn chỉ của Liên Hợp Quốc.

Phán quyết của tòa PCA ngày 12/7 đã thể hiện được ý nghĩa rằng trong thời đại ngày nay, tất cả các quốc gia lớn bé đều phải tôn trọng luật pháp quốc tế.

Bên cạnh đó, phán quyết PCA chính là thắng lợi của Philippines trước vụ kiện lịch sử này.

Vũ khí sắc bén cho ASEAN

Tuy rằng phán quyết PCA không có tính cưỡng chế ràng buộc đối với các bên, nhưng nó đã tạo ra một nền tảng pháp lý để các bên liên quan đến tranh chấp Biển Đông có thể đối thoại, đấu tranh, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình trên Biển Đông.

Tướng Lê Văn Cương: ASEAN cần tận dụng sức mạnh từ phán quyết PCA - Hình 2

Trụ sở Tòa Trọng tài Thường trực ở La Hay, Hà Lan. (Ảnh: Quazt).

Giá trị của phán quyết đã tạo ra một nền tảng mới cho những căng thẳng đang leo thang trong khu vực.

Trước khi phán quyết được đưa ra, Trung Quốc và các nước ASEAN đã ngồi lại cùng với nhau nhưng chưa thể thống nhất được biện pháp để giải quyết tranh chấp. Trung Quốc là một cường quốc, còn các nước ASEAN khác là những nước nhỏ, nên rất khó để hai bên có thể tìm được tiếng nói chung. Trung Quốc sẵn sàng "lấn át mọi chuyện".

Sau phán quyết, mọi chuyển đã thay đổi. Vị thế của các nước ASEAN, bao gồm cả Philippines và Trung Quốc giờ đã khác trước. Những lời tuyên bố của Trung Quốc khi cho rằng phán quyết không liên quan đến Trung Quốc hay không có giá trị là thiếu thuyết phục.

Tất cả các nước là thành viên của Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 đều có trách nhiệm và nghĩa vụ phải tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp, kể cả bằng cơ quan tài phán quốc tế.

Khi Philippines gửi hồ sơ lên Tòa trọng tài quốc tế, Trung Quốc đã tuyên bố cả hàng trăm ngàn lần rằng Tòa không có thẩm quyền thụ lý vụ kiện này, và Trung Quốc cũng không công nhận phán quyết của Tòa trọng tài chứ không phải bây giờ Trung Quốc mới nói.

Vấn đề ở đây là tại sao Trung Quốc lại sợ Tòa án? Tại sao một cường quốc như Trung Quốc lại e ngại đưa vụ việc ra tòa? Đơn giản là vì họ chẳng có cơ sở pháp lý nào cả đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, càng không có cơ sở pháp lý đối với vùng nước trong "đường chín đoạn". Vì họ không có cơ sở pháp lý nên họ rất sợ ra Tòa án.

Sáu mươi lăm năm nay, cả thế giới đều hỏi Trung Quốc rằng cơ sở pháp lý nào để khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc, cơ sở pháp lý nào đối với "đường 9 đoạn" thì Trung Quốc không trả lời được.

Vậy nên phán quyết của PCA đã tạo ra một công cụ mới cho các nước ASEAN đối thoại với Trung Quốc. Còn với các nước ASEAN thì bây giờ cần phải làm gì? ASEAN cần tiếp tục bám chặt vào Hiến chương Liên Hợp Quốc, dựa vào công ước Luật Biển năm 1982, dựa vào phán quyết của Tòa trọng tài.

Thức tỉnh những ai mơ hồ

Phán quyết đã tạo nên một sức mạnh rất mới mang tính bước ngoặt cho các nước ASEAN. Các nước ASEAN cần phải nắm lấy để đối thoại với Trung Quốc.

Sức mạnh của các nước ASEAN bây giờ đã khác hẳn. Trước đây, trong 217 quốc gia và vùng lãnh thổ trên cũng có một vài nước do lý do này lý do kia không hiểu ASEAN, không hiểu Việt Nam, không hiểu Philippines. Đâu đó vẫn có ý kiến cho rằng Việt Nam, Philippines đang đòi hỏi quá đáng, còn Trung Quốc thì đúng.

8 tỉ người trên hành tinh này cũng có những người còn mơ hồ, ngộ nhận do hiểu biết của họ còn thiếu sót nên chưa nhìn thấy được sai lầm của Trung Quốc. Phán quyết của Tòa trọng tài như một ngọn đèn pha thức tỉnh ai chưa rõ sự thật.

Tướng Lê Văn Cương: ASEAN cần tận dụng sức mạnh từ phán quyết PCA - Hình 3

Sức mạnh của ASEAN nằm ở sự đoàn kết. Ảnh: internet.

Sức mạnh về pháp lý, sức mạnh về ngoại giao tạo ra một nền tảng mà 10 nước ASEAN cần phải tận dụng. Phán quyết tạo ra một công cụ đấu tranh bằng con đường hòa bình nằm ở việc sử dụng pháp lý. Phán quyết cũng tạo nên một hệ thống cộng đồng quốc tế rộng mở, hậu thuẫn sau lưng cho các nước ASEAN mà chúng ta phải tranh thủ được từ bây giờ.

Trung Quốc đối diện sức ép lớn sau phán quyết của PCA

Đúng là trước đây đã có những trường hợp các vụ kiện giữa các cường quốc châu Âu với một số nước nhỏ, giữa Mỹ với một số nước xung quanh thì cuối cùng các cường quốc (dẫu ban đầu tuyên bố rằng không chấp nhận phán quyết) vẫn thuận theo phán quyết của Tòa Trọng tài.

Những phản ứng của Trung Quốc nếu càng gay gắt, thậm chí là quân sự hóa Biển Đông, thậm chí thành lập khu vực nhận dạng phòng không, chẳng qua là "lấy đá ghè vào chân mình". Ở đây càng quyết đoán thì càng mất lòng tin của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc đứng trước sức ép lớn sau phán quyết này.

Nếu như họ bình tĩnh, có thể họ vẫn không chấp nhận phán quyết, nhưng ít ra họ sẽ không đưa ra những hành động làm đảo lộn trật tự ở Biển Đông, không đưa ra những hành động vi phạm đe dọa đến an ninh hàng hải, thì cộng đồng quốc tế còn có thể nhân nhượng.

Nhưng nếu Trung Quốc vẫn bất chấp luật pháp quốc tế, đe dọa an ninh hàng không hàng hải trên khu vực Biển Đông thì họ sẽ chỉ chuốc lấy thất bại về ngoại giao, không phải là quốc gia vì hòa bình, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Theo VOV

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chuyên gia Nga đ.ánh giá về phán quyết quyền miễn trừ với ông Trump
06:57:08 03/07/2024
Thông điệp của đội ngũ ông Biden: Thay đổi ứng viên tổng thống lúc này là một sai lầm
06:01:41 04/07/2024
Điện thoại di động bắt đầu hết thời vì cuộc cách mạng AI?
05:41:25 03/07/2024
Ukraine chế tạo vũ khí để kiểm soát Biển Đen như thế nào?
07:00:42 03/07/2024
Nhật Bản phát hành t.iền giấy sử dụng công nghệ chống t.iền giả đầu tiên trên thế giới
14:12:31 03/07/2024
Mưa bão khiến gần 250.000 người ở miền Đông Trung Quốc phải sơ tán
14:14:24 03/07/2024
Armenia đảo chiều, khôi phục lại quan hệ với Nga?
16:44:26 03/07/2024
Mỹ: Trên 13.000 người ở Bắc California phải sơ tán vì cháy rừng
05:02:20 04/07/2024

Tin đang nóng

Clip buồn nhất hôm nay: Nine Naphat khóc nức nở sau họp báo tuyên bố chia tay Baifern Pimchanok vì lý do này
19:03:03 04/07/2024
NÓNG: Nine Naphat chính thức tuyên bố chia tay Baifern Pimchanok, rưng rưng suýt bật khóc tại họp báo
16:37:38 04/07/2024
Dẫn con đi họp lớp, thằng bé vô tình đạp trúng cô bạn mang bầu và cái kết cay đắng
18:12:22 04/07/2024
Hé lộ trọn bộ ảnh cưới của Anh Đức và vợ kém 12 t.uổi, 1 chi tiết lạ gây chú ý
19:55:12 04/07/2024
Giá cát-xê của ca sĩ sở hữu kênh YouTube có số người đăng ký cao nhất Việt Nam
16:43:45 04/07/2024
Đây mới là nguyên nhân Nine Naphat chia tay Baifern Pimchanok?
19:38:54 04/07/2024
"Ác phụ" hại chồng rồi bỏ trốn sang Trung Quốc tái hôn, 10 năm sau bị bắt
16:25:49 04/07/2024
Miss Supranational: Lydie Vũ "đuối sức" lâm thế khó, fan trông chờ cơ hội cuối
17:17:22 04/07/2024

Tin mới nhất

Cử tri Anh bỏ phiếu bầu Hạ viện

19:07:53 04/07/2024
Trong cương lĩnh tranh cử, đảng Bảo thủ cam kết thúc đẩy tăng trưởng và giảm khoảng 17 tỷ bảng t.iền thuế mỗi năm trong khi tăng chi cho y tế công cao hơn mức tăng lạm phát, đồng thời giảm nhập cư.

Tóc giả làm từ thân chuối tại châu Phi

17:58:42 04/07/2024
Gần một thập kỷ sau, ở t.uổi 42, Tumusiime là giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Cheveux Organique, công ty sản xuất tóc nối và tóc giả làm từ sợi chuối.

Israel chuyển 116 triệu USD t.iền thuế cho người Palestine

17:53:44 04/07/2024
Trong một diễn biến khác liên quan, ngày 3/7, Israel đã thông qua việc thu hồi mảnh đất rộng 12,7 km2 ở khu Bờ Tây. Đây được coi là hoạt động thu hồi đất lớn nhất của nước này trong khoảng 3 thập kỷ qua.

Hàn Quốc đặt mục tiêu thu hút 150.000 chuyên gia nước ngoài vào năm 2035

17:49:06 04/07/2024
Thứ trưởng Kim Byoung Hwan khẳng định những cải cách như vậy sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững.

Liên hợp quốc công bố báo cáo về hành vi ngược đãi 'không thể chấp nhận được'

17:46:36 04/07/2024
LHQ lâu nay vẫn quan ngại về điều kiện sống của những người Palestine bị giam giữ trong các nhà tù của Israel, và cảnh báo tình hình dường như tồi tệ hơn sau khi xung đột xảy ra.

Đằng sau việc Armenia công nhận nhà nước Palestine và phản ứng của Israel

10:40:47 04/07/2024
Đây là thời điểm thử thách đối với quan hệ Armenia - Israel. Hành động của Armenia được đưa ra khi cuộc xung đột ở Gaza vẫn tiếp diễn đã gửi đi những tín hiệu sai đến những bên đang giao chiến.

Nhiệm vụ khó khăn của Tổng thống Ukraine trong nước và quốc tế

10:38:42 04/07/2024
Những thách thức ngày càng gia tăng, vì cả Ukraine và đối tác phương Tây đều nhận ra họ cần khoản đầu tư khổng lồ về mặt tài chính, quân sự và con người để Ukraine có thể giữ vững các tuyến phòng thủ hiện tại.

Chính phủ Nhật Bản vui mừng khi 'chia tay' được đĩa mềm

08:55:30 04/07/2024
Đến giữa tháng 5, Cơ quan Kỹ thuật số của Nhật Bản đã loại bỏ tất cả 1.034 quy định quản lý sử dụng đĩa mềm, ngoại trừ một quy định nghiêm ngặt về môi trường liên quan đến tái chế.

Chuyến thăm của đội tàu Nga tới Venezuela thúc đẩy hòa bình và hợp tác

08:53:23 04/07/2024
Moskva và Caracas cũng có kế hoạch lắp đặt một nhà máy sản xuất insulin với công nghệ của Nga và một cơ sở cho hệ thống định vị vệ tinh Glonass ở Venezuela.

Nga, Trung Quốc tái khẳng định giá trị đặc biệt của quan hệ song phương

07:05:31 04/07/2024
Ngày 3/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp bên lề Hội nghị lần thứ 24 của Hội đồng Nguyên thủ quốc gia Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Astana, Kazakhstan.

Đ.ánh bom ở miền Bắc Pakistan khiến một cựu thượng nghị sĩ t.hiệt m.ạng

07:03:28 04/07/2024
Bajur là một trong một số huyện bộ lạc ở biên giới với Afghanistan, khu vực từ lâu đã là nơi trú ẩn của các chiến binh Hồi giáo cực đoan hoạt động ở cả hai bên biên giới.

Những quan ngại về các tác động sau khi châu Âu áp thuế xe điện Trung Quốc

05:59:21 04/07/2024
Trung Quốc và EC đã có một số cuộc đàm phán và dự kiến trong tuần này sẽ diễn ra các cuộc đàm phán kỹ thuật nhằm giải quyết vấn đề trợ cấp cho xe ô tô điện.

Có thể bạn quan tâm

Cháy nhà 5 tầng trong ngõ nhỏ ở Hà Nội

Tin nổi bật

22:25:23 04/07/2024
Căn nhà 5 tầng ở thôn Cổ Điển A (xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội) bốc cháy. Ngọn lửa đỏ rực bùng lên khiến nhiều người trong khu dân cư hoảng hốt.

Ngắm động Từ Thức hoang sơ, kỳ vĩ

Du lịch

22:25:13 04/07/2024
Động Từ Thức nằm ở xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa), là hang động hoang sơ, kỳ vĩ gắn với câu chuyện ly kỳ của chàng Từ Thức gặp nàng tiên Giáng Hương.

NSX Anh trai chông gai thay đổi 1 điểm trong live stage ca khúc chủ đề, netizen khen ngay "đỉnh nóc, kịch trần, bay phấp phới"

Tv show

22:23:06 04/07/2024
Sau khi khiến khán giả nức nở với MV chủ đề Hỏa Ca, BTC Anh Ttrai vượt ngàn chông gai tiếp tục tung ra sân khấu live đầu tiên cho ca khúc này của 33 Anh Tài.

Cùng MyTV thưởng thức phim ngôn tình ngọt ngào nhất tháng 7 - Em đẹp hơn cả ánh sao

Phim châu á

22:16:01 04/07/2024
Em đẹp hơn cả ánh sao được đ.ánh giá là bộ phim ngôn tình ngọt ngào nhất tháng 7 cũng là bộ phim đang có độ hot lớn nhất vào thời điểm hiện tại.

NSND Xuân Bắc tức cảnh sinh thơ về 'quả mít cô đơn'

Sao việt

22:11:25 04/07/2024
Gần đây, bất kể sự việc gì xảy ra quanh mình, NSND Xuân Bắc đều tức cảnh sinh thơ. Mới đây, anh hài hước làm thơ khi gặp quả mít cô đơn trong sân Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch.

Kết phim của NSND Thu Hà, Hồng Diễm có hậu vẫn bị chỉ trích, biên kịch lên tiếng

Hậu trường phim

21:53:10 04/07/2024
Kết phim Trạm cứu hộ trái tim gây tranh cãi. Khán giả không hài lòng vì nhân vật Việt vẫn sống nhơn nhơn. An Nhiên gây bao tội ác kết cục cũng chỉ mất trí nhớ là xong.

Mỹ nam Vườn Sao Băng và bạn gái tin đồn hơn 4 t.uổi đồng loạt lên tiếng về tin hẹn hò

Sao châu á

21:41:07 04/07/2024
Không để người hâm mộ đợi lâu, Win Metawin và Lingling đều đồng loạt lên tiếng phủ nhận tin hẹn hò và khẳng định họ chỉ là bạn bè

Bụng cười đời tươi

Sức khỏe

21:38:02 04/07/2024
Một chiếc bụng khỏe mạnh (bụng cười) mang lại một sức khỏe tràn đầy, từ đó giúp mỗi người tận hưởng cuộc sống trọn vẹn và hạnh phúc hơn (đời tươi).

Hoàng Yến Chibi "đốn tim" khán giả khi hát ballab trong phiên bản Duyệt (The Medley)

Nhạc việt

21:08:20 04/07/2024
Sau gần 2 tháng ra mắt EP Duyệt và thực hiện showcase hoành tráng, Hoàng Yến Chibi mới đây đã tung phiên bản Duyệt (The Medley) với 4 ca khúc: Duyệt, Sốc Nhiệt, Đào Đâu Ra Người Như Anh, Ừ Em Xin Lỗi.

Chồng làm bồ có thai quay về xin vợ 500 triệu cho nhân tình, sốc hơn cả là hành động của anh lúc này

Góc tâm tình

20:53:54 04/07/2024
Tôi cảm thấy nực cười khi chồng nói anh không muốn ly hôn với vợ, anh xin tôi 500 triệu để bồi thường cho bồ. Tôi và chồng lấy nhau đã 7 năm. Thời gian đầu lấy nhau, tôi cảm thấy mình và chồng

Lịch âm 5/7 - Âm lịch ngày 5 tháng 7 năm 2024 là ngày tốt hay xấu?

Trắc nghiệm

20:41:22 04/07/2024
Xem lịch âm ngày 5/7/2024 (Thứ 6), lịch vạn niên ngày 5/7/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...