Trinh sát cơ U-2 Mỹ áp sát Trung Quốc
Máy bay do thám U-2A Mỹ được phát hiện bay qua eo biển Đài Loan và hoạt động cách tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc chưa đầy 100 km.
Tổ chức Sáng kiến Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI) thuộc Viện Nghiên cứu Đại dương Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc hôm 10/12 đăng Twitter cho biết trinh sát cơ U-2A mã hiệu AE0961 của không quân Mỹ đang hoạt động trên biển Hoa Đông, cùng bản đồ cho thấy đường bay của trinh sát cơ Mỹ.
SCSPI cho biết thêm một chiếc U-2 hồi tháng 8 cũng từng tiến vào vùng cấm bay do quân đội Trung Quốc thiết lập trên biển Hoa Đông để diễn tập bắn đạn thật.
Đồ họa thể hiện đường bay của chiếc U-2A hôm 10/12 do SCSPI công bố. Ảnh: Twitter/SCSPI .
Dữ liệu định vị do SCSPI công bố cho thấy chiếc U-2A cất cánh từ Hàn Quốc, bay qua eo biển Đài Loan và tiến vào vùng nhận diện phòng không (ADIZ) do Trung Quốc đơn phương áp đặt trên biển Hoa Đông. Có thời điểm phi cơ hoạt động chỉ cách đường cơ sở ngoài khơi tỉnh Phúc Kiến khoảng gần 50 hải lý (hơn 94 km).
Video đang HOT
Bộ Quốc phòng Mỹ chưa bình luận về thông tin trên.
U-2 là mẫu trinh sát cơ tầm cao chủ lực của quân đội Mỹ, có thể hoạt động ở độ cao hơn 11 km. Máy bay được trang bị nhiều cảm biến hiện đại, có thể thu thập thông tin tình báo từ khoảng cách tới 280 km.
SCSPI cho biết các máy bay của Mỹ thường tiếp cận bờ biển Trung Quốc trong phạm vi khoảng 50-60 hải lý. Vào những ngày cao điểm, có tới 8 máy bay Mỹ hoạt động gần bờ biển Trung Quốc, gồm trinh sát cơ P-8A, EP-3E, RC-135W và máy bay tiếp liệu KC-135.
Máy bay U-2 Mỹ cất cánh tại bang California năm 2018. Ảnh: USAF .
Trung Quốc gần đây tổ chức nhiều cuộc diễn tập và tập trận tại các vùng biển xung quanh nước này, trong khi quân đội Mỹ cũng đẩy mạnh hoạt động tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong những tháng qua. SCSPI hồi đầu tuần cho biết nhóm tác chiến tàu đổ bộ USS Makin Island và USS Somerset đã tiến vào Biển Đông từ ngày 6/12.
Trung Quốc đòi lại tượng Phật chứa xác ướp nhà sư
Một tòa án Trung Quốc yêu cầu nhà sưu tập Hà Lan phải trả lại tượng Phật nghìn năm chứa xác ướp nhà sư trong vòng 30 ngày.
Tòa án Nhân dân Trung cấp thành phố Tam Minh, tỉnh Phúc Kiến, hôm 4/12 ra phán quyết người dân hai làng Yangchun và Dongpu ở huyện Đại Điền được sở hữu độc quyền tượng Phật và quyền thu hồi di tích văn hóa quý giá bị buôn lậu ra nước ngoài.
Bức tượng hiện thuộc sở hữu của Oscar van Overeem, một nhà sưu tập nghệ thuật người Hà Lan. Người dân cáo buộc Van Overeem đã mua bức tượng bị đánh cắp ở Hong Kong năm 1996. Tòa yêu cầu nhà sưu tập phải trả lại nguyên trạng bức tượng ở tỉnh Phúc Kiến, miền đông Trung Quốc trong vòng 30 ngày.
Tượng phật chứa xác ướp nhà sư (trái) và ảnh chụp CT cho thấy bộ xương người bên trong bức tượng tại cuộc triển lãm ở Hungary năm 2015. Ảnh: Xinhua .
Phán quyết sẽ có hiệu lực nếu không bị kháng cáo lên tòa án cấp cao hơn trong vòng 30 ngày, theo Luật Tố tụng Dân sự Trung Quốc.
Bức tượng Phật được thờ phụng tại ngôi chùa thuộc sở hữu chung của hai làng Yangchun và Dongpu nhiều thế kỷ trước khi bị đánh cắp vào cuối năm 1995. Bức tượng có niên đại 1.000 năm, kích thước tương đương người thật, bên trong chứa xác ướp một nhà sư được cho là Trương Công Lục Toàn.
Trương Công Lục Toàn là một nhà sư được tôn kính của triều đại nhà Tống (960-1279). Sau khi qua đời ở tuổi 37, ông được ướp xác và bọc trong bức tượng. Bức tượng được lưu giữ trong chùa hơn 1.000 năm trước khi bị đánh cắp.
Bức tượng xuất hiện trở lại tại một cuộc triển lãm ở Hungary vào tháng 3/2015. Dân làng và cơ quan quản lý di sản văn hóa tỉnh Phúc Kiến xác nhận đó là tượng Phật Trương Công Lục Toàn đã mất. Đầu tháng 2 cùng năm, một bản chụp CT cho thấy tượng chứa xác ướp nhà sư.
Sau khi thương lượng không thành công, các làng đã kiện Van Overeem tại tỉnh Phúc Kiến năm 2015 và tại Hà Lan năm 2016 để yêu cầu trả lại tượng Phật. Tòa án Amsterdam của Hà Lan tổ chức phiên xét xử đầu tiên ngày 14/7/2017 nhưng không đưa ra phán quyết nào, trong khi tòa án Phúc Kiến xét xử hai lần vào tháng 7 và tháng 10/2018.
Tòa án Nhân dân Trung cấp Tam Minh tuyên bố tượng Phật là di sản quan trọng ở nơi tượng xuất hiện và được bảo quản, nuôi dưỡng tinh thần của nhiều tín đồ địa phương.
Van Overrem từng nói rằng ông đã đổi lấy bức tượng với một nhà sưu tập người Trung Quốc năm 2015 và không biết danh tính người này. Tuy nhiên, ông vui mừng nếu bức tượng quay về Trung Quốc, đồng thời bác bỏ cáo buộc buôn cổ vật Trung Quốc cũng như mua bức tượng ở Hong Kong.
"Tôi là kiến trúc sư, là nhà sưu tập đam mê nghệ thuật, chắc chắn không phải tay buôn", ông nói. Van Overeem khẳng định không biết nguồn gốc bức tượng.
Những vụ hoàn trả cổ vật Trung Quốc thường được thực hiện thông qua con đường ngoại giao. Những năm gần đây, Bắc Kinh phản đối quyết liệt việc buôn bán các đồ tạo tác mà họ cho rằng bị đánh cắp hồi thế kỷ 19, khi các cường quốc châu Âu tiến vào Trung Quốc.
Trung Quốc kích hoạt lò phản ứng hạt nhân đầu tiên chế tạo trong nước Trung Quốc đã kích hoạt lò phản ứng hạt nhân đầu tiên do nước này tự sản xuất, mang tên Hoa Long 1. Đây là một bước đi quan trọng trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm giảm sự phụ thuộc vào các nước phương Tây về an ninh năng lượng và công nghệ có tầm quan trọng sống còn này. Một bức...