Trinh sát cơ siêu vượt âm mới của Mỹ đạt tốc độ Mach 6
Mẫu trinh sát cơ chiến lược mới SR-72 sẽ có tốc độ siêu vượt âm Mach 6 nhờ trang bị động cơ hiện đại.
Mô hình giả định của SR-72 trong tương lai. Ảnh: Lockheed Martin.
Nhà máy Skunk Works thuộc tập đoàn Lockheed Martin, Mỹ mới đây tuyên bố phát triển thành công một số công nghệ sẽ được tích hợp vào chiếc máy bay trinh sát chiến lược thế hệ mới SR-72, theo Popular Mechanics.
Các kỹ sư của Skunk Works tiết lộ những công nghệ này bao gồm hệ thống động lực kết hợp giữa động cơ phản lực siêu âm và động cơ tên lửa, cho phép SR-72 có thể đạt tốc độ siêu vượt âm Mach 6 (gấp 6 lần vận tốc âm thanh).
“Chúng ta đã nhắc đến khả năng siêu vượt âm trong suốt 20 năm qua. Tôi có thể khẳng định công nghệ này đã được phát triển thành công. Cùng với Cơ quan Nghiên cứu Các dự án phòng thủ Tiên tiến (DARPA), chúng tôi đang nỗ lực trang bị nó cho máy bay càng sớm càng tốt”, Rob Weiss, phó tổng giám đốc điều hành Lockheed Martin, tuyên bố.
Video đang HOT
Dự án phát triển trinh sát cơ chiến lược tầm xa SR-72 được Lockheed Martin giới thiệu vào năm 2013, nhằm thay thế phiên bản SR-71 Blackbird đã bị loại khỏi biên chế vào năm 1998.
Skunk Works xác nhận quá trình thử nghiệm động cơ phản lực kết hợp được tiến hành trong 4 năm (2013-2017), trong khi Lockheed Martin đã kết hợp với Aerojet Rocketdyne nghiên cứu cải tiến tuốc bin phục vụ việc sản xuất động cơ này ngay từ năm 2006.
Các chuyên gia nhận định khi được hoàn thiện, kích thước của SR-72 sẽ tương đương với mẫu tiền nhiệm SR-71, còn mẫu thử nghiệm bay ban đầu sẽ tương đương với tiêm kích tàng hình F-22.
Lockheed Martin hy vọng SR-72 sẽ có chuyến bay đầu tiên trước năm 2030.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
'Bóng ma hạm đội' - trinh sát cơ kỳ quái nhất Thế chiến II
Những chiếc trinh sát cơ có hình dáng khác thường trong dự án "Bóng ma hạm đội" được hải quân Anh phát triển để đối phó với tàu chiến đối phương.
Một chiếc Fleet Shadower khi hoàn tất chế tạo. Ảnh: War is Boring.
Trong giai đoạn trước Thế chiến II, hải quân Anh vẫn dựa chủ yếu vào thiết giáp hạm. Để giúp trinh sát mục tiêu trên biển, vào năm 1938, lực lượng này yêu cầu hai nhà sản xuất máy bay General Aircraft và Airspeed phát triển các bản mẫu phi cơ trinh sát. Kết quả là những chiếc máy bay kỳ quái nhất Thế chiến II ra đời, theo War is Boring.
Dự án này mang tên Fleet Shadower (Bóng ma hạm đội) với sản phẩm hoàn thiện là mẫu G.A.L.38 của General Aircraft và A.S.39 của Airspeed. Chúng đều được thiết kế để thực hiện những chuyến trinh sát bí mật vào ban đêm, có khả năng cất hạ cánh trên tàu sân bay, tầm hoạt động lớn và tốc độ tối thiểu không quá lớn. Điều này cho phép máy bay lượn trên không và theo dõi tàu chiến đối phương trong nhiều giờ liền.
Những chiếc Fleet Shadower đều sử dụng kết cấu cánh đơn gắn ở phần trên khung thân. G.A.L.38 trang bị động cơ Pobjoy Niagara III 130 mã lực, có thời gian hoạt động liên tục tới 11 tiếng, gần gấp đôi mẫu A.S.39 với động cơ Niagara V. Bù lại, A.S.39 có tốc độ tối thiểu 52 km/h, thấp hơn mức 62 km/h trên mẫu máy bay của General Aircraft.
Hai mẫu trinh sát cơ này có phần thân trước rất khác lạ, với hai phần tách biệt nhau. Kíp lái gồm ba người, sĩ quan trinh sát ngồi ở đài quan sát phía trước, trong khi người vận hành radio ngồi phía sau. Phi công ngồi trong khoang lái tách biệt phía trên, không gây ảnh hưởng tới hoạt động theo dõi mục tiêu.
Hai mẫu Fleet Shadower khác nhau chủ yếu ở phần động cơ. Ảnh: Alternathistory.
Chuyên gia hải quân Norman Polmar mô tả Fleet Shadower nằm trong số "những phi cơ trên hạm kỳ quái nhất từng xuất hiện". Trên lý thuyết, Fleet Shadower là ý tưởng không tệ. Tuy nhiên, khi hai loại máy bay này cất cánh thử nghiệm vào năm 1940, chúng đã hoàn toàn lỗi thời.
Nếu xuất hiện sớm hơn 10 năm, chúng có thể được hải quân Anh biên chế. Nhưng thực tế hải chiến trên Đại Tây Dương cho thấy mối nguy hiểm chủ yếu tới từ tàu ngầm, đòi hỏi những khí tài khác xa phi cơ trinh sát tốc độ chậm, vốn chỉ được thiết kế cho hải chiến giữa các hạm đội mặt nước.
Cùng giai đoạn đó, những máy bay ném bom được tối ưu cho nhiệm vụ tuần thám biển vượt trội hoàn toàn so với Fleet Shadower cả về tầm bay và khả năng nhận dạng mục tiêu. Kết quả là chỉ có một chiếc G.A.L.38 và một máy bay A.S.39 ra đời, trước khi dự án này bị hủy.
Tử Quỳnh
Theo VNE
3 rào cản ngăn Mỹ hồi sinh tiêm kích tàng hình F-22 Công nghệ được bảo mật nghiêm ngặt, hệ thống lỗi thời và bộ khung lạc hậu là những nguyên nhân khiến Mỹ dừng sản xuất F-22 mãi mãi. Tướng Hawk Carlisle, tư lệnh tác chiến không quân Mỹ, mới đây hối thúc Lầu Năm Góc nối lại chương trình sản xuất tiêm kích tàng hình F-22 Raptor để giúp Mỹ giữ vững ưu...