Trinh sát cơ Mỹ bay trên Biển Đông nhiều kỷ lục
Chính quyền Biden được cho là triển khai 75 lượt trinh sát cơ hoạt động trên Biển Đông trong tháng 2, tần suất dày đặc chưa từng thấy.
“Trinh sát cơ Mỹ thực hiện 75 chuyến bay trên Biển Đông trong tháng 2, tăng đáng kể so với những tháng trước đó. Phần lớn nhiệm vụ được hải quân Mỹ tiến hành, trong đó máy bay tuần thám P-8A bay hàng ngày”, tổ chức Sáng kiến Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI) thuộc Viện Nghiên cứu Đại dương Đại học Bắc Kinh cho biết hôm qua.
SCSPI cho rằng hoạt động trên Biển Đông của máy bay không người lái (UAV) MQ-4C và trinh sát cơ CL-604 cũng “rất đáng chú ý”. CL-604 là máy bay hoán cải trên khung thân phi cơ dân dụng Bombardier Challenger, được ví như “phiên bản đơn giản hóa của P-8A” và được vận hành bởi tập đoàn Tenax Aerospace Corporation.
Trinh sát cơ P-8A Mỹ cất cánh từ căn cứ tại Nhật hôm 1/3. Ảnh: US Navy .
Video đang HOT
Mỹ cũng triển khai nhiều phi cơ tình báo tín hiệu EP-3E và RC-135W, máy bay quét radar RC-135U, trinh sát cơ mặt đất E-8C JSTARS và máy bay săn ngầm P-3C trên Biển Đông. Ngày 8/2 chứng kiến nhiều chuyến bay nhất với ít nhất 6 loại phi cơ cùng xuất hiện, cùng thời điểm hải quân Mỹ tiến hành đợt diễn tập chung giữa nhóm tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz.
Dữ liệu về hoạt động của trinh sát cơ Mỹ được SCSPI tổng hợp từ hệ thống thu phát tín hiệu tự động ADS-B và có thể không ghi nhận được những chuyến bay bí mật, trong đó phi cơ không bật thiết bị định vị. Mỹ từng thực hiện 70 chuyến bay trinh sát trên Biển Đông hồi tháng 1.
Bộ Quốc phòng Mỹ chưa bình luận về thông tin.
Mỹ nhiều lần phản đối các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trong khu vực, cáo buộc nước này quân sự hóa Biển Đông và đe dọa các nước láng giềng như Việt Nam, Malaysia và Philippines. Mỹ gần đây điều tàu tới Biển Đông thực hiện các hoạt động tuần tra tự do hàng hải thường xuyên hơn, nhằm thách thức những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.
Giới quan sát nhận định hoạt động của Mỹ ở Biển Đông cho thấy chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ không thu hẹp quy mô hoạt động thách thức yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông, sau những chiến dịch tuần tra tự do hàng hải được tăng cường dưới thời chính quyền cựu tổng thống Donald Trump.
Mỹ đẩy mạnh thách thức các đảo mà Trung Quốc tự nhận vơ ở Biển Đông
Một tàu chiến của hải quân Mỹ vừa đi qua các đảo mà Trung Quốc ra yêu sách chủ quyền ở Biển Đông vào hôm 17/2/2021 - chuyến thứ 2 trong nhiều tuần lễ qua.
Động thái mới này diễn ra trong bối cảnh chính quyền tân Tổng thống Mỹ Biden đẩy mạnh sự hiện diện quân sự ở vùng biển này.
Khu vực điều khiển trên tàu USS Russell. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Cụ thể, trong chiến dịch mang tên tự do hàng hải, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Russell đã đi bên trong khu vực 12 hải lý của quần đảo Trường Sa ở khu vực phía nam của vùng hàng hải rộng 1,3 triệu dặm vuông mà Trung Quốc ngang ngược đòi chủ quyền tới 80% vùng này.
Phát ngôn viên Hạm đội 7 của Mỹ, Joe Keiley, nói trong một thông cáo như sau: "Hoạt động tự do hàng hải này nêu cao các quyền, sự tự do, và việc sử dụng hợp pháp vùng Biển Đông được công nhận trong luật pháp quốc tế, thông qua việc thách thức các hạn chế bất hợp pháp do Trung Quốc áp đặt đối với quyền đi lại vô hại".
Trước đó tàu hải quân USS John S McCain của Mỹ cũng đã thực hiện hoạt động tự do hàng hải ở khu vực quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng hiện bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp - ND). Cũng chưa đầy 1 tuần trước đây, hai hàng không mẫu hạm của Mỹ (USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz) đã thực hiện các cuộc tập trận hiếm hoi ở Biển Đông.
Phát ngôn viên Keiley nói tiếp: "Các yêu sách bất hợp pháp và rộng khắp ở Biển Đông tạo ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với tự do trên biển, bao gồm tự do hàng hải và hàng không, tự do thương mại, tự do kinh tế, cơ hội cho các quốc gia duyên hải ở Biển Đông".
Các hoạt động mới này của hải quân Mỹ xuất hiện trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Joe Biden mô tả Trung Quốc là "đối thủ nghiêm trọng nhất" của Mỹ và vạch ra các kế hoạch đối diện với một "cuộc tấn công của Bắc Kinh nhằm vào tài sản trí tuệ và sự quản trị toàn cầu". Ông Biden cũng nói rằng Washington đang "cạnh tranh quyết liệt" với Bắc Kinh.
Sau khi nhậm chức vào ngày 20/1/2021, chính quyền ông Biden đã tái khẳng định cam kết với các đồng minh và đối tác trong khu vực, đặc biệt là Philippines và Nhật Bản./.
Mỹ coi Trung Quốc là 'phép thử lớn nhất' Mỹ gọi Trung Quốc là "phép thử địa chính trị lớn nhất" trong tài liệu về chính sách an ninh quốc gia và bài phát biểu của Ngoại trưởng. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 3/3 lần đầu có bài phát biểu lớn về chính sách đối ngoại. Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đưa ra đánh giá về Trung Quốc...