Trình Chính phủ phê duyệt đề án thay thế 2 vệ tinh VINASAT
Hiện vệ tinh của Việt Nam là VINASAT-1 đã hết thời gian sử dụng và phải có phương án thay thế quả vệ tinh này.
Bộ TT&TT cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 là trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thay thế vệ tinh VINASAT-1 và VINASAT-2.
Theo thiết kế, VINASAT-1 có tuổi thọ là 15 năm và ở thời điểm đó VNPT dự tính thu hồi vốn sau 10 năm. Với VINASAT-2 có thể có tuổi thọ lên tới 21,3 năm. Cục Tần số Vô tuyến điện (Bộ TT&TT) cho hay, vệ tinh VINASAT-1 hết hạn sử dụng vào năm 2023.
Hiện hai quả vệ tinh VINASAT-1 và VINASAT-2 vẫn hoạt động ổn định, dù đã hết thời gian sử dụng theo thiết kế. Khi tiến hành phóng vệ tinh này, VNPT cũng đưa ra thông tin, nhà sản xuất cho biết vệ tinh có thể hoạt động kéo dài thêm khoảng 5 năm, sau khi hết thời gian sử dụng theo thiết kế.
Video đang HOT
Một chuyên gia về tần số chia sẻ với VietNamNet, cho dù hai vệ tinh này hết thời gian sử dụng và có thể kéo dài thêm 5 năm, nhưng việc chuẩn bị cho vệ tinh mới là vấn đề sớm đặt ra.
“Thông thường, khi đấu giá để mua dung lượng vệ tinh, các khách hàng sẽ đòi hỏi vệ tinh còn khoảng 30% thời gian sử dụng theo cam kết thiết kế. Vì vậy, thời điểm này sẽ khó khăn cho VNPT – đơn vị đang vận hành VINASAT-1 và VINASAT-2, khi chào thầu dịch vụ truyền dẫn qua vệ tinh”, vị chuyên gia nói.
Trước đó, ngày 18/4/2008 VINASAT-1 được phóng thành công lên quỹ đạo, khẳng định chủ quyền không gian vệ tinh của Việt Nam. Vệ tinh do hãng Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất và được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Adrian -5 (Pháp). Vị trí quỹ đạo là 1320E (132 độ đông). Vệ tinh có trọng lượng 2,8 tấn, tuổi thọ hoạt động 15 năm. Băng tần hoạt động: Băng C mở rộng và băng Ku với vùng phủ sóng rộng lớn gồm Việt Nam, Đông Nam Á, Đông Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, Nhật Bản, Úc và Hawaii. VINASAT-1 có tổng giá trị đầu tư xấp xỉ 300 triệu USD, thời gian hoạt động 15 năm, được giao cho Tập đoàn VNPT là chủ đầu tư xây dựng và triển khai.
Đến 5h13 phút ngày 16/5/2012, vệ tinh VINASAT-2 đã được phóng lên quỹ đạo. Vốn đầu tư cho VINASAT-2 xấp xỉ 260 triệu USD do VNPT làm chủ đầu tư và quản lý. Vệ tinh VINASAT-2 có công suất lớn hơn, trọng lượng lớn hơn, số bộ phát đáp nhiều hơn, do đó có dung lượng băng tần nhiều hơn.
Nếu như VINASAT-1 được thiết kế gồm 20 bộ phát đáp hoạt động, trong đó có 8 bộ băng tần C mở rộng, 12 bộ băng tần Ku, với băng thông 36Mhz/1 bộ, 8 bộ phát đáp dự phòng (4 bộ băng Ku, 4 bộ băng C mở rộng), thì VINASAT-2 “hoành tráng” hơn, với 30 bộ phát đáp băng tần Ku (24 bộ khai thác thương mại và 6 bộ dự phòng). Như vậy, có thể thấy VINASAT-2 nhiều hơn VINASAT-1 4 bộ phát đáp, tương đương 20% dung lượng của VINASAT-1. Trong khi VINASAT-1 có vùng phủ sóng băng Ku tại: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và một phần Myanmar, VINASAT-2 mở rộng vùng phủ hơn với việc phủ sóng cả một phần Malaysia và Myanmar.
Việc phóng vệ tinh VINASAT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hoàn chỉnh hệ thống viễn thông Việt Nam, khi trước đó đã có thông tin vô tuyến, thông tin hữu tuyến, thông tin mặt đất, thông tin mặt biển và nay có thêm vệ tinh viễn thông. Nó có tác dụng chủ động trong việc kết nối với vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo mà trước đó nước ta không thể thực hiện được bằng các hệ thống thông tin mặt đất. Vệ tinh này sẽ giúp Việt Nam chủ động được trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng, đặc biệt là các nhiệm vụ ở vùng biên giới, hải đảo và trên biển. Cuối cùng, việc phóng VINASAT cũng giúp chúng ta khẳng định được chủ quyền về quỹ đạo vệ tinh, về tần số vô tuyến điện.
Thị trường dung lượng vệ tinh có sự cạnh tranh gay gắt về giá của các nhà khai thác trong khu vực, những khó khăn thách thức của kinh tế trong nước và với tính chất kinh doanh đặc thù, phụ thuộc rất nhiều vào đường lối chính trị của các quốc gia nằm trong vùng phủ sóng của hệ thống vệ tinh VINASAT.
Tỷ phú Elon Musk cho phóng vệ tinh phục vụ mạng Starlink, Ukraine sắp có Internet để dùng?
Ngày 17/12, Công ty SpaceX của tỷ phú người Mỹ Elon Musk đã phóng tên lửa Falcon 9 với một cụm 54 vệ tinh phục vụ mạng Starlink.
Đây là tin vui đối với người dùng Internet tại Ukraine.
Một đợt phóng tên lửa hai tầng Falcon 9 đưa 53 vệ tinh phục vụ mạng Starlink vào quỹ đạo của SpaceX của tỷ phú Elon Musk ngày 14/5. (Nguồn: SpaceX)
Theo chương trình phát sóng trên trang web của công ty SpaceX, quá trình phóng diễn ra tại Trung tâm vũ trụ Kennedy ở bang Florida lúc 4:32 (giờ địa phương).
Cụm vệ tinh, mỗi chiếc nặng tới 260 kg, nhằm mục đích cung cấp khả năng truy cập Internet. SpaceX ước tính rằng việc triển khai tổng cộng 11.000 vệ tinh sẽ tiêu tốn 10 tỷ USD. Công ty này đã đưa hơn 3.200 vệ tinh lên quỹ đạo để phục vụ mạng Starlink kể từ tháng 5 năm 2019.
Starlink là dịch vụ internet dựa trên vệ tinh do SpaceX phát triển nhằm mục đích cung cấp truy cập internet tốc độ cao cho các khu vực xa xôi, hẻo lánh và khó khăn. Mạng này bao gồm 1 hệ thống các vệ tinh nhỏ hoạt động với quỹ đạo Trái Đất tầm thấp, nhằm cung cấp truy cập internet băng thông rộng.
Hiện Ukraine đang sử dụng Starlink để truy cập Internet.
Vào tháng 9, các phương tiện truyền thông đưa tin tập đoàn SpaceX đã thông báo cho Bộ Quốc phòng Mỹ rằng họ sẽ không thể cung cấp dịch vụ Internet miễn phí cho Ukraine vô thời hạn và yêu cầu chính phủ Mỹ tài trợ.
Tỷ phú Musk sau đó đã xác nhận những thông tin này, nói rằng công ty không thể tiếp tục tài trợ các dịch vụ vệ tinh Starlink cho Ukraine. Tuy nhiên, nhà tỷ phú sau đó đã đổi ý, khẳng định vẫn tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine.
Apple chi gần nửa tỷ USD cho tính năng Emergency SOS trên iPhone 14 Apple cho biết sẽ chi 450 triệu USD cho các công ty Mỹ, bao gồm Globalstar, để kích hoạt tính năng nhắn tin khẩn cấp qua vệ tinh. Apple giới thiệu Emergency SOS trên iPhone 14. (Ảnh: Apple) Phần lớn số tiền gần nửa tỷ USD sẽ chảy vào túi công ty vận hành vệ tinh Globalstar. Dù không sở hữu cổ phần...