Triều Tiên xác nhận bắn thử tên lửa siêu vượt âm
Triều Tiên ngày 12/1 xác nhận đã thực hiện thành công vụ bắn thử cuối cùng một loại tên lửa siêu vượt âm mới trước đó một ngày.
Trong ảnh (do Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên KCNA đăng phát ngày 12/1/2022): Vụ phóng thử thành công tên lửa siêu vượt âm do Viện Khoa học Quốc phòng Triều Tiên thực hiện tại một địa điểm chưa xác định. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết vụ bắn thử nhằm mục đích xác định lần cuối cùng các thông số kĩ thuật tổng thể của hệ thống vũ khí siêu vượt âm. Theo đó, thiết bị bay siêu vượt âm đã thực hiện một số đường bay kĩ thuật và bắn trúng mục tiêu đã định ở vùng biển cách 1.000km. KCNA khẳng định khả năng cơ động vượt trội của thiết bị bay siêu vượt âm đã được kiểm chứng rõ ràng sau lần bắn thử cuối cùng này.
Cũng theo KCNA, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã thị sát vụ phóng, bày tỏ “kì vọng lớn” rằng giới chức lĩnh vực nghiên cứu tên lửa sẽ giúp “tăng cường năng lực răn đe chiến tranh của đất nước với những thành tựu nghiên cứu khoa học cực kì hiện đại” của mình. Đây là vụ thử tên lửa thứ của Bình Nhưỡng trong vòng chưa đầy một tuần. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng một lần nữa nhấn mạnh “sự cần thiết phải tăng tốc hơn nữa nỗ lực nhằm xây dựng vững chắc năng lực quân sự chiến lược của đất nước cả về chất lượng và số lượng”.
Video đang HOT
Ngày 11/1, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo Triều Tiên đã bắn một tên lửa đạn đạo ra vùng biển phía Đông, bay hơn 700km ở độ cao tối đa 60km và đạt tốc độ tối đa Mach 10, tức gấp 10 lần tốc độ âm thanh. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc cũng nhận định vụ phóng mới nhất này đã cho thấy sự “cải thiện” so với những lần thử nghiệm trước đó của Bình Nhưỡng. Phát triển vũ khí siêu vượt âm là một trong “5 nhiệm vụ cốt lõi” theo kế hoạch 5 năm nhằm tăng cường năng lực phòng vệ của Triều Tiên được công bố tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Lao động Triều Tiên cách đây 1 năm.
Nhật Bản tính phát triển vũ khí từ trường hạ gục tên lửa siêu vượt âm
Nhật Bản được cho đang tính phát triển vũ khí từ trường có thể ngăn chặn tên lửa siêu vượt âm, trong bối cảnh các nước trong khu vực như Trung Quốc, Nga đang tăng tốc phát triển các khí tài này.
Hình ảnh do Triều Tiên công bố về vụ thử vũ khí mà họ tuyên bố là tên lửa siêu vượt âm tháng 9 năm ngoái (Ảnh: KCNA).
Nikkei dẫn nguồn thạo tin cho biết, Bộ Quốc phòng Nhật Bản dường như dự kiến phát triển loại vũ khí từ tính để đánh chặn tên lửa siêu vượt âm, khí tài có thể bay gấp ít nhất 5 lần tốc độ âm thanh.
Động thái của Nhật Bản được xem là nhằm ứng phó với việc Trung Quốc, Triều Tiên và Nga đang tăng cường phát triển loại tên lửa được giới chuyên gia nhận định có thể là vũ khí của hoạt động tác chiến trong tương lai.
Nhật Bản hiện đang tập trung vào công nghệ súng điện từ có thể phóng vũ khí bằng năng lượng tạo ra khi dòng điện tác động vào từ trường. Những vũ khí được phóng đi theo công nghệ này sẽ bay nhanh hơn các tên lửa được phóng đi từ hệ thống đánh chặn thông thường, và có thể phóng liên tục.
Cùng với tên lửa tầm xa, hệ thống này dự kiến sẽ giúp Nhật Bản có được năng lực đánh chặn nhiều lớp.
Các nhà hoạch định chính sách của Nhật Bản coi vũ khí siêu vượt âm là khí tài quân sự thế hệ kế tiếp và tin rằng nước này cần phải khẩn trương nâng cao năng lực răn đe, đặc biệt là với Trung Quốc, theo Nikkei.
Nguồn tin nói rằng, hệ thống súng điện từ của Nhật Bản được kỳ vọng không những chỉ dùng để đánh chặn tên lửa mà còn có thể ngăn chặn bất cứ thứ gì phóng trước về phía Nhật Bản.
Tên lửa siêu vượt âm thường bay theo quỹ đạo khó dự đoán trước, vì vậy các hệ thống đánh chặn thông thường, vốn được thiết kế để tấn công tên lửa theo đường parabol, không thể ngăn chặn vũ khí siêu vượt âm.
Cơ quan Mua sắm, Công nghệ và Hậu cần của Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã và đang nghiên cứu các công nghệ cơ bản của súng điện từ. Một khoản tiền 6,5 tỷ yên (56 triệu USD) đã được đưa vào ngân sách tài khóa 2022 để phát triển các nguyên mẫu của thiết bị súng điện từ quân sự. Nhật Bản dường như muốn các hệ thống này có thể đi vào biên chế vào nửa sau những năm 2020.
Các tên lửa đánh chặn hiện tại có tốc độ giới hạn là 1.700 m/s. Vũ khí bắn ra từ súng điện từ có thể đạt tới tốc độ trên 2.000 m/s. Tốc độ tăng lên đồng nghĩa với việc cơ hội đánh chặn sẽ cao hơn trước khi tên lửa siêu vượt âm có thể áp sát mục tiêu.
Mỹ - Nhật phối hợp phát triển công nghệ chống tên lửa siêu vượt âm Hai đồng minh thân thiết đang phối hợp phát triển công nghệ phòng thủ tiên tiến chống lại các mối đe dọa siêu vượt âm. Tên lửa ý tưởng AGM-183A hoạt động ở tốc độ siêu vượt âm của Mỹ. Ảnh: National Defence Theo trang Japan Times, Mỹ và Nhật Bản sẽ tập hợp các nhà khoa học và kỹ sư để hợp...