Triều Tiên thừa nhận kinh tế khó khăn, kêu gọi Hàn Quốc giúp đỡ
Phó Thủ tướng Triều Tiên đã thừa nhận những khó khăn của nền kinh tế Triều Tiên và kêu gọi sự giúp đỡ của Hàn Quốc.
Tổng thống Moon Jae-in gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Bình Nhưỡng (Ảnh: Reuters)
Chia sẻ với các phóng viên ngày 21/9, cố vấn kinh tế đặc biệt của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, ông Kim Hyun-chul, cho biết Phó Thủ tướng Triều Tiên Ri Ryong-nam đã thừa nhận những khó khăn của nền kinh tế Triều Tiên và kêu gọi Hàn Quốc giúp đỡ trong cuộc gặp với các lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc trong tuần này. Trước đó ngày 18/9, Phó Chủ tịch Tập đoàn Samsung Electronics Lee Jae-yong và các lãnh đạo tập đoàn lớn của Hàn Quốc đã tháp tùng Tổng thống Moon Jae-in tới Bình Nhưỡng để dự hội nghị thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Đây không phải lần đầu tiên Triều Tiên thừa nhận sự yếu kém của nền kinh tế. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un từng chia sẻ điều này với Tổng thống Moon Jae-in và bản thân ông cũng đang nỗ lực cải thiện nền kinh tế bị đình trệ của Triều Tiên sau nhiều năm theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân.
Tại cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng Ri Ryong-nam và các lãnh đạo doanh nghiệp Hàn Quốc, hai bên đã nhấn mạnh cam kết thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương. Thủ tướng Ri mong muốn Hàn Quốc sẽ nỗ lực vì hòa bình, thịnh vượng và tương lai tái thống nhất hai miền Triều Tiên.
Phó Thủ tướng Triều Tiên cũng có cuộc trò chuyện với Chủ tịch Tập đoàn Hyundai Hyun Jeong-eun và Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc Park Yong-maan. Hyundai Asan, công ty hợp tác giữa Hàn Quốc và Triều Tiên thuộc Tập đoàn Hyundai, là đối tác quan trọng trong dự án khu công nghiệp chung liên Triều ở thành phố Kaesong tại biên giới Triều Tiên, đồng thời là đối tác tham gia chương trình du lịch chung ở núi Kumgang – khu nghỉ dưỡng trên núi nổi tiếng ở bờ biển phía đông Triều Tiên.
Cả 2 dự án khu công nghiệp và du lịch trên đều được xem là biểu tượng cho mối quan hệ hòa hợp giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Tuy nhiên do tình hình căng thẳng trong quan hệ song phương trước đây, cả hai dự án đều bị tạm dừng.
Chuyến thăm của phái đoàn gồm các lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc tới Bình Nhưỡng lần này là dấu hiệu cho thấy Triều Tiên mong muốn thu hút công nghệ và các khoản đầu tư từ Hàn Quốc để cải thiện nền kinh tế. Hiện Bình Nhưỡng đang phải hứng chịu hàng loạt lệnh trừng phạt cả đơn phương và đa phương từ Mỹ cũng như cộng đồng quốc tế do các chương trình hạt nhân và tên lửa gây tranh cãi.
Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 2
Video đang HOT
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm qua cho biết ông hy vọng cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ diễn ra “trước khi quá muộn”.
“Tôi hy vọng tôi sẽ có cơ hội quay trở lại Bình Nhưỡng để tiếp tục các cuộc đàm phán trước khi quá muộn. Và trước khi quá muộn… tôi cũng hy vọng hai nhà lãnh đạo sẽ gặp nhau lần nữa để tiếp tục đạt được tiến triển trong vấn đề quan trọng đối với toàn thế giới”, ông Pompeo nói trong cuộc phỏng vấn với MSNBC.
Trong cuộc phỏng vấn khác với Fox News, Ngoại trưởng Mỹ nói rằng để hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần hai diễn ra, các điều kiện cần được chuẩn bị kỹ lưỡng.
“Chúng tôi vẫn đang chuẩn bị. Tuy nhiên vẫn còn một số việc cần làm để đảm bảo rằng các điều kiện đều phù hợp và hai nhà lãnh đạo sẽ đến đúng thời điểm để chúng ta có thể đạt được tiến triển thực chất”, ông Pompeo nói.
Cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ – Triều diễn ra ở Singapore hồi tháng 6. Tại cuộc gặp này, ông Trump và ông Kim đã cam kết phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên để đổi lấy việc Mỹ đảm bảo an ninh cho Bình Nhưỡng.
Thành Đạt
Theo Dantri/Yonhap
Chai "nước thiêng" chứa đựng khát vọng thống nhất của Tổng thống Hàn Quốc
Việc Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và phu nhân leo lên ngọn núi Paekdu thiêng liêng tại Triều Tiên và lấy nước từ hồ Cheonji trên núi được cho là ẩn chứa những ý nghĩa nhất định.
Tổng thống Moon Jae-in lấy nước từ hồ Cheonji trên núi Paekdu (Ảnh: Reuters)
Tổng thống Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Kim Jong-un sáng nay đã di chuyển bằng cáp treo lên đỉnh núi Paekdu tại biên giới Triều Tiên. Các quan chức cho biết Tổng thống Moon từng đưa ra đề xuất về chuyến đi tới núi Paekdu trong bữa tối sau hội nghị thượng đỉnh liên Triều đầu tiên hồi tháng 4 tại làng đình chiến Panmunjom.
"Tôi tin rằng sẽ có lúc những người dân Hàn Quốc bình thường cũng có thể thực hiện chuyến đi tới núi Paekdu. Bước đi đầu tiên đã thực hiện được, và nếu bước đi đó được lặp lại, sẽ có thêm nhiều người nữa được đến đây", Tổng thống Moon nói khi hướng mắt nhìn về phía hồ nước Cheonji trên đỉnh núi Paekdu. Tên gọi của hồ Cheonji có nghĩa là "hồ thiên đường".
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un cho biết nhiều người dân Hàn Quốc không có cơ hội được tới núi Paekdu vì sự chia cắt giữa hai miền Triều Tiên.
"Mặc dù hôm nay chỉ có một vài người tới đây, nhưng sau này sẽ có thêm nhiều người từ Hàn Quốc và các nước khác tới thăm ngọn núi Paekdu", ông Kim Jong-un nói.
Hai nhà lãnh đạo và phu nhân đã mặc áo khoác mùa đông khi tới núi Paekdu nằm ở biên giới Triều Tiên và Trung Quốc. Thời tiết ở đây rất lạnh và các quan chức ước tính nhiệt độ chỉ khoảng 2 độ C vào buổi sáng.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã gợi ý để Tổng thống Moon Jae-in tới hồ Cheonji.
"Ông có muốn đi xuống hồ Cheonji không?", ông Kim hỏi ông Moon.
"Nếu hồ Cheonji không từ chối tôi, tôi muốn tới đó và nhúng hai bàn tay của mình xuống làn nước ở đó", ông Moon đáp lại.
Đệ nhất phu nhân Kim Jung-sook lấy nước từ hồ Cheonji (Ảnh: Reuters)
Khi tới hồ Cheonji, cả Tổng thống Moon Jae-in và phu nhân Kim Jung-sook đều dùng một chai nhựa để lấy nước từ hồ. Bà Kim Jung-sook nói rằng trước khi sang Triều Tiên, bà đã mang theo một chai chứa nước được lấy từ đảo Jeju phía nam Hàn Quốc và bà sẽ đổ một nửa số nước trong chai xuống hồ Cheonji. Sau đó, đệ nhất phu nhân Hàn Quốc tiếp tục lấy nước từ hồ Cheonji đổ vào chai để mang về Hàn Quốc. Hành động này tượng trưng cho sự thống nhất liên Triều khi nước được lấy từ hai quốc gia sẽ hòa quyện vào nhau.
Đệ nhất phu nhân Triều Tiên Ri Sol-ju cũng cho thấy kiến thức sâu rộng của bà về núi Paekdu, ngọn núi cao nhất trên bán đảo Triều Tiên và được cho là nơi cố lãnh đạo Kim Nhật Thành, ông nội nhà lãnh đạo Kim Jong-un, sinh ra. Núi Paektu cũng gắn liền với sự nghiệp cách mạng của các nhà lãnh đạo vĩ đại của Triều Tiên và là chỗ dựa tinh thần của đất nước Triều Tiên.
Tổng thống Moon và phu nhân nắm tay nhau khi chụp ảnh trên đỉnh núi Paekdu (Ảnh: Reuters)
"Có rất nhiều giai thoại về núi Paekdu. Có người từng nói một con rồng đã sống trên ngọn núi này và bay về trời. Người khác lại nói rằng các nàng tiên từ trên trời đã bay xuống ngọn núi này và tắm ở đây vì nước ở đây rất sạch. Và hôm nay khi tổng thống và phu nhân đến đây, một huyền thoại nữa lại được viết ra", bà Ri nói, nhắc tới chuyến đi của nhà lãnh đạo Hàn Quốc và phu nhân.
Không chỉ người dân Triều Tiên mà cả người dân Hàn Quốc cũng xem ngọn núi Paekdu cao 2.744m là một trong những nơi linh thiêng nhất trên bán đảo Triều Tiên. Theo truyền thuyết người sáng lập vương quốc Triều Tiên cổ Dangun được sinh ra ở ngọn núi này. Do vậy, chuyến đi của một tổng thống Hàn Quốc tới núi thiêng và hình ảnh hai nhà lãnh đạo nắm tay nhau trên đỉnh núi hôm nay đã thể hiện cho tinh thần đoàn kết và sự hòa hợp dân tộc trên bán đảo Triều Tiên.
Hai nhà lãnh đạo Hàn - Triều nắm tay trên đỉnh núi Paekdu (Ảnh: Reuters)
Thành Đạt
Theo Dantri/ Yonhap
Những dấu ấn đặc biệt của thượng đỉnh Hàn - Triều Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã dành cho nhau những cái ôm và bắt tay nồng ấm trong cuộc gặp thượng đỉnh lần 3 tại thủ đô Bình Nhưỡng trong tuần này. Tổng thống Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Kim Jong-un đứng trên xe mui trần vẫy tay chào người dân Bình Nhưỡng....