Triều Tiên thiếu 860.000 tấn lương thực, nguy cơ nạn đói cận kề

Theo dõi VGT trên

Một cơ quan của Liên Hợp Quốc ước tính Triều Tiên thiếu khoảng 860.000 tấn lương thực trong năm nay giữa lúc dịch Covid-19 bùng phát.

Triều Tiên thiếu 860.000 tấn lương thực, nguy cơ nạn đói cận kề - Hình 1

Thuyền của người Triều Tiên ở gần biên giới Trung Quốc (Ảnh: Getty).

Theo báo cáo do Tổ chức Nông Lương (FAO) đăng trên trang web của Hệ thống Cảnh báo Sớm và Thông tin Toàn cầu, Triều Tiên dự kiến sẽ sản xuất “mức gần trung bình” là 5,6 triệu tấn lương thực trong năm nay.

Báo cáo cho biết, Triều Tiên vẫn cần thêm 1,1 triệu tấn lương thực để cung cấp cho người dân nước này, và nếu tính cả “205.000 tấn lương thực được lên kế hoạch nhập khẩu thương mại chính thức”, Triều Tiên có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu khoảng 860.000 tấn lương thực.

“Nếu sự thiếu hụt này không được bù đắp đầy đủ thông qua nhập khẩu thương mại và/hoặc viện trợ lương thực, các hộ gia đình (Triều Tiên) có thể trải qua một giai đoạn thiếu đói khắc nghiệt từ tháng 8 đến tháng 10″, báo cáo cho biết thêm.

Trước đó, một tổ chức tư vấn ở Seoul ( Hàn Quốc) cho biết Triều Tiên có thể thiếu khoảng 1,3 triệu tấn lương thực trong năm nay.

Triều Tiên được cho là thường xuyên đối mặt với tình trạng thiếu lương thực. Vấn đề này dường như trở nên trầm trọng hơn vào năm ngoái, khi các trận bão lớn và lũ lụt đổ bộ vào các khu vực canh tác trọng điểm của Triều Tiên.

Trong cuộc họp của đảng Lao động Triều Tiên hồi tháng 6, nhà lãnh đạo Kim Jong-un thừa nhận “tình hình lương thực của người dân đang trở nên căng thẳng khi ngành nông nghiệp không hoàn thành kế hoạch sản xuất ngũ cốc vì thiệt hại do bão vào năm ngoái”.

Bão Hagupit đổ bộ vào Triều Tiên hồi đầu tháng 8/2020 là một trong số ít cơn bão được truyền thông nhà nước Triều Tiên công bố báo cáo thiệt hại chi tiết. Cơn bão đã phá hủy 40.000 ha đất trồng trọt và 16.680 ngôi nhà tại Triều Tiên.

Một trong những dấu hiệu rõ nhất cho thấy tình hình lương thực “đáng lo ngại” ở Triều Tiên là giá các loại thực phẩm cơ bản đều tăng vọt.

Theo dữ liệu từ Daily NK , trang web chuyên thu thập thông tin từ các nguồn bên trong Triều Tiên, giá 1 kg ngô đã tăng mạnh trong tháng 2, lên 3.137 won (khoảng 2,7 USD). Trong khi đó, giá 1 kg gạo ở thủ đô Bình Nhưỡng hiện ở mức cao nhất kể từ tháng 12/2020.

Tình hình lương thực ở Triều Tiên được dự đoán sẽ trở nên tồi tệ hơn khi nước này chưa có dấu hiệu nới lỏng các biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt, vốn được áp dụng để ngăn chặn đại dịch Covid-19.

Biên giới bị đóng cửa cũng khiến Triều Tiên gặp khó khăn trong việc nhận viện trợ lương thực – hoạt động vốn không bị áp lệnh trừng phạt.

Nhà tài trợ lớn nhất của Triều Tiên là Trung Quốc, nhưng xuất khẩu lương thực của nước này sang Triều Tiên đã giảm 80% kể từ khi đại dịch bắt đầu bùng phát.

Video đang HOT

Các lệnh trừng phạt quốc tế vì chương trình vũ khí và đại dịch Covid-19 khiến hoạt động thương mại của Triều Tiên với các quốc gia khác trở nên vô cùng hạn chế, ảnh hưởng lớn đến nguồn thu của Triều Tiên.

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Triều Tiên dao động trong khoảng từ 2,5 tỷ USD đến 3,5 tỷ USD trong những năm gần đây. Nhưng vào năm ngoái, con số này giảm xuống chưa đầy 500 triệu USD, theo dữ liệu chính thức của hải quan Trung Quốc.

Vì sao Triều Tiên thiếu lương thực trầm trọng?

Triều Tiên đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn do dịch bệnh và thiên tai, khiến nước này rơi vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.

Vì sao Triều Tiên thiếu lương thực trầm trọng? - Hình 1

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thị sát một nông trại ở Triều Tiên (Ảnh: Reuters).

Trong cuộc họp của đảng Lao động Triều Tiên gần đây, nhà lãnh đạo Kim Jong-un thừa nhận "tình hình lương thực của người dân đang trở nên căng thẳng khi ngành nông nghiệp không hoàn thành kế hoạch sản xuất ngũ cốc vì thiệt hại do bão vào năm ngoái".

Một trong những dấu hiệu rõ nhất cho thấy tình hình lương thực "đáng lo ngại" ở Triều Tiên là giá các loại thực phẩm cơ bản đều tăng vọt.

Theo dữ liệu từ Daily NK , trang web chuyên thu thập thông tin từ các nguồn bên trong Triều Tiên, giá 1 kg ngô đã tăng mạnh trong tháng 2, lên 3.137 won (khoảng 2,7 USD).

Theo Asia Press , giá ngô tại Triều Tiên tiếp tục tăng mạnh trở lại vào giữa tháng 6. Ở Triều Tiên, ngô là loại lương thực ít được ưa chuộng hơn gạo, nhưng lại được tiêu thụ nhiều hơn vì rẻ hơn.

Trong khi đó, giá 1 kg gạo ở thủ đô Bình Nhưỡng hiện ở mức cao nhất kể từ tháng 12/2020, nhưng giá gạo có xu hướng dao động.

Chuyên gia về Triều Tiên Benjamin Silberstein cho biết, việc theo dõi biến động giá cả thị trường đã cung cấp một số dữ liệu tốt nhất về hoạt động kinh tế, vì hầu hết người dân Triều Tiên mua lương thực và các nhu yếu phẩm khác thông qua giao dịch trực tiếp trên thị trường.

Theo BBC , lương thực do nhà nước cung cấp hầu như không đủ cho hầu hết các hộ gia đình, đặc biệt ở các thành phố lớn của Triều Tiên. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều người phải tìm đến các khu chợ "không chính thống" để tìm nguồn lương thực bổ sung.

Thiên tai phá hoại mùa màng

Trong cảnh báo về tình trạng thiếu lương thực, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đề cập đến tác động của bão lũ đối với vụ mùa năm ngoái.

Theo tổ chức giám sát nông nghiệp GEOGLAM có trụ sở tại Paris, Pháp, từ tháng 4 đến tháng 9/2020 là một trong những giai đoạn mưa nhiều nhất ở Triều Tiên kể từ năm 1981.

Bán đảo Triều Tiên đã hứng chịu hàng loạt cơn bão, trong đó có 3 cơn bão đổ bộ trong khoảng hai tuần vào tháng 8 và tháng 9 năm ngoái, trùng với thời điểm bắt đầu thu hoạch lúa và ngô.

Lương thực có thể trở nên khan hiếm vào tháng 6 năm nay, do nguồn dự trữ lương thực của chính phủ từ mùa thu năm trước bắt đầu cạn kiệt, trong khi sản lượng vụ mùa năm nay giảm sút.

Bão Hagupit đã đổ bộ vào Triều Tiên hồi đầu tháng 8 năm ngoái và là một trong số ít cơn bão được truyền thông nhà nước Triều Tiên công bố báo cáo thiệt hại chi tiết. Cơn bão đã phá hủy 40.000 ha đất trồng trọt và 16.680 ngôi nhà tại Triều Tiên.

Tác động của bão lũ còn trở nên tồi tệ hơn do nạn phá rừng kéo dài suốt nhiều thập niên.

Cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 1990 đã chứng kiến tình trạng chặt cây trên quy mô lớn để làm nhiên liệu. Bất chấp các chiến dịch trồng cây thường xuyên, nạn phá rừng vẫn tiếp diễn, khiến lũ lụt ngày càng trầm trọng hơn ở Triều Tiên.

Theo một báo cáo do tổ chức Global Forest Watch công bố vào tháng 3, 27.500 ha diện tích cây che phủ tại Triều Tiên đã bị mất trong năm 2019. Từ năm 2001 đến 2019, Triều Tiên mất tổng cộng khoảng 233.000 ha.

Theo trang web 38 North , mặc dù Triều Tiên đã cải thiện việc quản lý thiên tai, nhưng hiện vẫn còn nhiều bất cập.

Thiếu phân bón

Vì sao Triều Tiên thiếu lương thực trầm trọng? - Hình 2

Thuyền của người Triều Tiên ở gần biên giới Trung Quốc (Ảnh: Getty).

Một trong những vấn đề ít được biết đến đối với ngành nông nghiệp của Triều Tiên là không có đủ phân bón để cải thiện năng suất cây trồng.

Trong một bức thư vào năm 2014, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã nhắc nhở các lãnh đạo ngành nông nghiệp phải tìm mọi nguồn phân bón để phục vụ sản xuất trồng trọt

Theo Nikkei Asia , Triều Tiên không tự chủ được sản xuất phân bón. Hồi tháng 2, một trong những nhà máy sản xuất phân bón chính của nước này đã phải đóng cửa do thiếu phụ tùng thay thế. Nguyên nhân được cho là do Triều Tiên đóng cửa biên giới với Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên, từ tháng 1/2020, để kiểm soát đại dịch Covid-19.

Thương mại bị ảnh hưởng

Các lệnh trừng phạt quốc tế khiến hoạt động thương mại của Triều Tiên với các quốc gia khác trở nên vô cùng hạn chế.

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Triều Tiên dao động trong khoảng từ 2,5 tỷ USD đến 3,5 tỷ USD trong những năm gần đây. Nhưng vào năm ngoái, con số này giảm xuống chưa đầy 500 triệu USD, theo dữ liệu chính thức của hải quan Trung Quốc.

Hình ảnh vệ tinh ở cả hai bên biên giới, tại Sinuiju (Triều Tiên) và Đan Đông (Trung Quốc), cho thấy lưu lượng xe cộ giảm đáng kể so với năm 2019. Theo một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), đây là bằng chứng cho thấy hoạt động thương mại qua biên giới có thể đã bị đóng cửa.

Các nhà nghiên cứu đã thống kê được hơn 100 phương tiện tại khu vực hải quan của Triều Tiên vào tháng 9/2019, nhưng chỉ có 15 xe vào tháng 3/2021.

Tuy nhiên, nhiều toa tàu đã được nhìn thấy trong ảnh vệ tinh hồi tháng 3 so với hình ảnh chụp cùng địa điểm cách đây 2 năm. Điều này khiến các nhà quan sát tin rằng hoạt động giao dịch sẽ sớm được nối lại.

Tuy nhiên theo các nhà quan sát Triều Tiên, từ đó đến nay, chưa có dấu hiệu nào cho thấy biên giới Trung - Triều sẽ sớm mở cửa bình thường.

Viện trợ lương thực gặp khó khăn

Biên giới bị đóng cửa cũng khiến Triều Tiên gặp khó khăn trong việc nhận viện trợ lương thực - hoạt động vốn không bị áp lệnh trừng phạt.

Nhà tài trợ lớn nhất của Triều Tiên là Trung Quốc, nhưng xuất khẩu lương thực của nước này sang Triều Tiên đã giảm 80% kể từ khi đại dịch bắt đầu bùng phát.

Liên Hợp Quốc cho biết nguồn viện trợ từ các quốc gia khác vào Triều Tiên đã không đủ đáp ứng nhu cầu trong suốt thập niên qua.

Hầu hết các tổ chức viện trợ lương thực quốc tế hiện không thể hoạt động ở Triều Tiên. Những biện pháp hạn chế của dịch Covid-19 khiến hoạt động viện trợ gặp khó khăn hơn bình thường.

Chuyên gia Kun Li tại Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cho biết họ không thể tiến hành các cuộc khảo sát về nhu cầu thực phẩm tại Triều Tiên kể từ trước khi xảy ra đại dịch.

"Bất chấp mọi thách thức, vào năm 2020, WFP đã cung cấp viện trợ hạn chế và giúp gần 730.000 người tiếp cận nguồn hỗ trợ về thực phẩm và dinh dưỡng", bà Li cho biết.

Theo báo cáo của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), Triều Tiên thiếu khoảng 860.000 tấn lương thực, tương đương khoảng 2 hoặc 3 tháng nguồn cung toàn quốc.

"Nếu sự thiếu hụt này không được bù đắp đầy đủ thông qua nhập khẩu thương mại và/hoặc viện trợ lương thực, các hộ gia đình có thể trải qua thời kỳ thiếu đói khắc nghiệt từ tháng 8 đến tháng 10 năm nay", FAO cảnh báo.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump: Xung đột Nga - Ukraine phải chấm dứtÔng Trump: Xung đột Nga - Ukraine phải chấm dứt
22:07:53 17/12/2024
Mỹ sắp trừng phạt mạnh tay đội tàu "dầu bóng tối" của NgaMỹ sắp trừng phạt mạnh tay đội tàu "dầu bóng tối" của Nga
12:51:45 17/12/2024
Dùng xe tải 5 tấn và 20 người hỗ trợ chôn cất người đàn ông nặng 420kgDùng xe tải 5 tấn và 20 người hỗ trợ chôn cất người đàn ông nặng 420kg
07:40:48 18/12/2024
Bitcoin tiến sát kỷ lục 108.000 USD sau phát biểu của Tổng thống TrumpBitcoin tiến sát kỷ lục 108.000 USD sau phát biểu của Tổng thống Trump
07:20:30 18/12/2024
Khả năng Ukraine phải chấp nhận kịch bản ít mong muốn nhất khi đối đầu NgaKhả năng Ukraine phải chấp nhận kịch bản ít mong muốn nhất khi đối đầu Nga
16:46:45 17/12/2024
Ông Trump xem xét đề xuất ngừng bắn giữa Nga, Ukraine vào Giáng sinhÔng Trump xem xét đề xuất ngừng bắn giữa Nga, Ukraine vào Giáng sinh
08:45:23 17/12/2024
"Lá bài" nghìn tỷ USD Ukraine để dành nhằm thuyết phục ông Donald Trump"Lá bài" nghìn tỷ USD Ukraine để dành nhằm thuyết phục ông Donald Trump
08:47:37 17/12/2024
Vụ nữ sinh xả súng: Lời cảnh tỉnh nữa về nạn bạo lực súng đạn ở MỹVụ nữ sinh xả súng: Lời cảnh tỉnh nữa về nạn bạo lực súng đạn ở Mỹ
19:51:10 17/12/2024

Tin đang nóng

4 người sống "phông bạt" ồn ào nhất Việt Nam năm 2024, top 1 đang cố tẩy trắng4 người sống "phông bạt" ồn ào nhất Việt Nam năm 2024, top 1 đang cố tẩy trắng
10:04:39 18/12/2024
Mẹ chết lặng khi xem video con trai 1 tháng tuổi bị giúp việc quăng némMẹ chết lặng khi xem video con trai 1 tháng tuổi bị giúp việc quăng ném
09:58:01 18/12/2024
Nhật Kim Anh lên tiếng trả lời "bố đứa bé là ai?" sau khi công bố mang bầu gần 9 thángNhật Kim Anh lên tiếng trả lời "bố đứa bé là ai?" sau khi công bố mang bầu gần 9 tháng
13:32:18 18/12/2024
Tài tử "Phong Vân" lừng lẫy xuề xòa, phát tướng không nhận ra, cưới đại mỹ nhân nhưng không có conTài tử "Phong Vân" lừng lẫy xuề xòa, phát tướng không nhận ra, cưới đại mỹ nhân nhưng không có con
13:03:28 18/12/2024
Nữ ca sĩ khiến Chị Đẹp Đạp Gió gây tranh cãi: Mỹ Linh xin lỗiNữ ca sĩ khiến Chị Đẹp Đạp Gió gây tranh cãi: Mỹ Linh xin lỗi
10:57:50 18/12/2024
"Anh trai" Hùng Huỳnh xin lỗi, khoá MV sau khi nhận bão tẩy chay từ fan BTS"Anh trai" Hùng Huỳnh xin lỗi, khoá MV sau khi nhận bão tẩy chay từ fan BTS
10:34:39 18/12/2024
Kỷ luật cô giáo đánh bầm má học sinh ở Đắk LắkKỷ luật cô giáo đánh bầm má học sinh ở Đắk Lắk
09:56:53 18/12/2024
Giữa đêm, 1 sao nam Vbiz bất ngờ lên tiếng về thông tin sinh con với sao nữGiữa đêm, 1 sao nam Vbiz bất ngờ lên tiếng về thông tin sinh con với sao nữ
13:13:37 18/12/2024

Tin mới nhất

EU siết chặt quy định về chống ô nhiễm vi nhựa

EU siết chặt quy định về chống ô nhiễm vi nhựa

15:20:21 18/12/2024
Các quốc gia thành viên có thể sử dụng hệ thống cấp phép quốc gia để giám sát việc tuân thủ. Thông tin liên quan đến xử lý hạt nhựa phải được công khai miễn phí.
Báo Ukraine: Lữ đoàn tinh nhuệ của Kiev rối loạn vì 1.000 binh sĩ đào ngũ

Báo Ukraine: Lữ đoàn tinh nhuệ của Kiev rối loạn vì 1.000 binh sĩ đào ngũ

15:09:37 18/12/2024
Truyền thông Ukraine tiết lộ về tình trạng đào ngũ ở Lữ đoàn cơ giới 155, đơn vị được huấn luyện ở Pháp và được trang bị hàng loạt vũ khí mạnh.
Nga không đóng băng xung đột, nêu điều kiện đàm phán hòa bình

Nga không đóng băng xung đột, nêu điều kiện đàm phán hòa bình

15:02:33 18/12/2024
Đầu tháng này, ông Trump, ông Zelensky và ông Macron đã gặp nhau tại Paris, nơi 3 nhà lãnh đạo đã tổ chức hội đàm về cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Ukraine ra luật cho phép đa tịch

Ukraine ra luật cho phép đa tịch

14:58:49 18/12/2024
Chế độ đa tịch này sẽ không được áp dụng đối với những người có quốc tịch Nga hoặc quốc tịch của nước không công nhận toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine.
Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ

Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ

14:57:19 18/12/2024
Trao đổi với báo giới ngày 17/12, Thứ trưởng Ngoại giao Cuba Carlos Fernández de Cossío khẳng định đây là chính sách nhất quán của La Habana kể từ khi hai nước tái lập quan hệ ngoại giao năm 2014.
San hô cần phải ở gần nhau mới có thể sinh sản thành công

San hô cần phải ở gần nhau mới có thể sinh sản thành công

14:52:39 18/12/2024
Theo ông Mumby, công trình nghiên cứu về rạn san hô Great Barrier thông qua chương trình RRAP trong 5 năm qua đang giúp xác định các mục tiêu về mật độ san hô để duy trì một quần thể khỏe mạnh.
Vì sao Tổng thống Nga Putin vẫn im lặng về tình hình Syria?

Vì sao Tổng thống Nga Putin vẫn im lặng về tình hình Syria?

14:46:14 18/12/2024
Trong cuộc họp với các quan chức quân sự cấp cao Nga hôm thứ hai, Tổng thống Putin không nhắc đến Syria mà chỉ nhấn mạnh tới việc giành chiến thắng ở Ukraine là ưu tiên hàng đầu.
Những 'ngôi nhà tự sát' nằm chênh vênh trên rìa vách đá dựng đứng ở Bolivia

Những 'ngôi nhà tự sát' nằm chênh vênh trên rìa vách đá dựng đứng ở Bolivia

14:42:31 18/12/2024
Trong những tuần gần đây, mưa lớn đã tàn phá thủ đô Bolivia và nhiều khu vực xung quanh, làm tăng nguy cơ sạt lở đất hơn nữa. Song điều đó dường như không làm cư dân của những ngôi nhà này sợ hãi, hầu hết mọi người đều từ chối rời đi.
Ukraine quyết chế tạo hàng nghìn vũ khí "địa ngục" uy hiếp các mục tiêu Nga

Ukraine quyết chế tạo hàng nghìn vũ khí "địa ngục" uy hiếp các mục tiêu Nga

14:38:00 18/12/2024
Ukraine đặt mục tiêu sản xuất 3.000 tên lửa lai UAV có khả năng tấn công tầm xa, đe dọa tới các mục tiêu quan trọng trong lãnh thổ Nga, nhằm đáp trả mưa hỏa lực của Moscow.
Ấn Độ lo ngại trước cảnh báo mạnh mẽ từ Tổng thống đắc cử Donald Trump

Ấn Độ lo ngại trước cảnh báo mạnh mẽ từ Tổng thống đắc cử Donald Trump

14:36:16 18/12/2024
Ông Trump coi Ấn Độ là một trong những quốc gia áp thuế cao nhất thế giới, trích dẫn ví dụ về mức thuế lên tới 150% đối với xe máy Harley Davidson, một vấn đề ông từng nêu trong nhiệm kỳ trước.
Thủ đô văn hóa xuyên quốc gia đầu tiên của châu Âu

Thủ đô văn hóa xuyên quốc gia đầu tiên của châu Âu

14:32:02 18/12/2024
Từ xa xưa, hai thị trấn Nova Gorica và Gorizia vốn là một và mang tên Gorizia. Nhưng đến năm 1947, Gorizia tách làm đôi khi Hiệp ước Paris thiết lập biên giới mới của châu Âu, hạn chế việc đi lại giữa Italy và Nam Tư.
Vũ khí "Made in Vietnam" gây bất ngờ tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024

Vũ khí "Made in Vietnam" gây bất ngờ tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024

14:27:04 18/12/2024
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã gây bất ngờ lớn với sự xuất hiện của hàng loạt vũ khí trang bị Made in Vietnam hiện đại, sánh vai cùng các cường quốc.

Có thể bạn quan tâm

Vĩnh Long truy quét mạnh các tụ điểm cờ bạc

Vĩnh Long truy quét mạnh các tụ điểm cờ bạc

Pháp luật

15:13:27 18/12/2024
Công an tỉnh Vĩnh Long đã tập trung tấn công, trấn áp, truy quét mạnh các tụ điểm cờ bạc trên địa bàn các huyện Bình Tân, Vũng Liêm, Long Hồ, Trà Ôn và thị xã Bình Minh.
Em trai Sơn Tùng và Thiều Bảo Trâm "đụng mặt", chỉ nói đúng 1 câu khiến Hải Tú ngay lập tức bị réo tên

Em trai Sơn Tùng và Thiều Bảo Trâm "đụng mặt", chỉ nói đúng 1 câu khiến Hải Tú ngay lập tức bị réo tên

Sao việt

15:05:10 18/12/2024
Việc em trai Sơn Tùng và Thiều Bảo Trâm cùng xuất hiện trong một khung hình ngay lập tức trở thành chủ đề bàn tán.
Trấn Thành lên tiếng về vóc dáng khác lạ, khẳng định không độc chiếm mùa phim Tết

Trấn Thành lên tiếng về vóc dáng khác lạ, khẳng định không độc chiếm mùa phim Tết

Hậu trường phim

14:59:57 18/12/2024
Đạo diễn Trấn Thành cho rằng càng có nhiều phim Việt ra rạp trong dịp Tết sẽ góp phần phát triển cho điện ảnh trong nước.
Nam sinh giành 7,5 tỷ đồng học bổng Mỹ nhờ bài luận về mất kết nối

Nam sinh giành 7,5 tỷ đồng học bổng Mỹ nhờ bài luận về mất kết nối

Tin nổi bật

14:55:26 18/12/2024
Trần Nam Khánh - học sinh lớp 12A3, Trường THPT Chuyên ngoại ngữ - trúng tuyển vào trường Colby College, Hoa Kỳ, với học bổng hơn 84%.
IU được Billboard vinh danh là nghệ sĩ số 1 Hàn Quốc

IU được Billboard vinh danh là nghệ sĩ số 1 Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

14:48:39 18/12/2024
Billboard ghi nhận tài năng xuất chúng của IU khi vừa là thần tượng nổi tiếng, vừa là nhạc sĩ, diễn viên và người dẫn chương trình xuất chúng.
"Yêu em không cần lời nói" bản Hàn sắp ra mắt

"Yêu em không cần lời nói" bản Hàn sắp ra mắt

Phim châu á

14:44:32 18/12/2024
Bộ phim về mối tình lãng mạn của cô gái khiếm thính được làm lại từ tác phẩm Hear Me của Đài Loan (Trung Quốc) nổi tiếng cách đây 15 năm.
Ngôi sao của Chelsea dương tính chất cấm, nguy cơ bị treo giò dài hạn

Ngôi sao của Chelsea dương tính chất cấm, nguy cơ bị treo giò dài hạn

Sao thể thao

14:30:42 18/12/2024
Cầu thủ Mykhailo Mudryk của Chelsea đã có kết quả dương tính với chất cấm và có khả năng phải đối diện với án treo giò dài hạn nếu anh không chứng minh được bản thân vô tội.
Tướng Nga tuyên bố tên lửa của Moscow có thể vươn tới bất cứ đâu

Tướng Nga tuyên bố tên lửa của Moscow có thể vươn tới bất cứ đâu

14:24:03 18/12/2024
Theo Đại tướng Sergey Karakayev, chỉ huy Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga, không có nơi nào trên thế giới mà tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của Nga không thể vươn tới.
Nhặt đồ Giáng sinh trong thùng rác, cô gái tiết kiệm được 500 triệu đồng

Nhặt đồ Giáng sinh trong thùng rác, cô gái tiết kiệm được 500 triệu đồng

Netizen

14:05:15 18/12/2024
Cứ đến cuối năm là Diaz tập trung lục thùng rác và nhặt được rất nhiều món đồ Giáng sinh giá trị, số tiền cô tiết kiệm được lên đến 20 nghìn USD (500 triệu đồng).
Những bộ phim nên xem cùng gia đình vào dịp Giáng sinh này

Những bộ phim nên xem cùng gia đình vào dịp Giáng sinh này

Phim âu mỹ

13:56:07 18/12/2024
Dưới đây là những bộ phim Giáng sinh vô cùng ấm áp, hoàn toàn phù hợp để cả gia đình quây quần cùng thưởng thức trong dịp lễ sắp tới.
Sau ngày chồng mất, em chồng tìm đến gặp và đưa tôi 2 tỷ, đi kèm với số tiền là một bí mật khiến tôi uất nghẹn

Sau ngày chồng mất, em chồng tìm đến gặp và đưa tôi 2 tỷ, đi kèm với số tiền là một bí mật khiến tôi uất nghẹn

Góc tâm tình

13:55:20 18/12/2024
Tôi và chồng quen nhau từ thời đi học, yêu nhau 4 năm ở bên nhau 6 năm. Chúng tôi có hai con, một trai một gái. Gia đình tôi không dư dả, chỉ đủ ăn.