“Triều Tiên sẽ không chấp thuận phái viên cấp cao của Mỹ”
Theo AP, ngày 16/9, đặc phái viên Mỹ phụ trách vấn đề nhân quyền tại Triều Tiên, ông Robert King cho rằng Bình Nhưỡng sẽ không chấp thuận đề nghị của Washington được cử một phái viên cấp cao đến quốc gia Đông Bắc Á này để tìm cách phóng thích cho 3 công dân Mỹ bị bắt giữ gồm Kenneth Bae, Matthew Miller và Jeffrey Fowle.
Nhà truyền giáo Kenneth Bae (giữa) tại cuộc họp báo ở Bình Nhưỡng ngày 20/1. (Nguồn: Kyodo/TTXVN)
Ông King nhận định việc phóng thích 3 người này có khả năng mở ra quan hệ ngoại giao, song cũng có thể là lá bài mặc cả cho sự phát triển vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Theo ông, Washington sẽ không nhượng bộ nỗ lực “tống tiền” với mục tiêu chính trị từ những vụ bắt giữ này. Tuy nhiên, ông King không nêu đích danh nhân vật mà chính quyền Tổng thống Barack Obama sẵn sàng cử đi Triều Tiên.
Trước đó, Washington đã đề nghị cử ông King đến Triều Tiên với mục đích ban đầu là vận động Bình Nhưỡng ân xá cho Kenneth Bae, nhà truyền giáo Mỹ gốc Triều Tiên bị phạt 15 năm tù với cáo buộc có “hành động thù địch.”
Tuy nhiên, Bình Nhưỡng đã bác bỏ đề xuất này./.
Video đang HOT
Theo Vietnam
300 công dân Mỹ chiến đấu cho nhà nước Hồi giáo IS
Tình báo Mỹ khẳng định con số trên, và cho biết hiện khó nắm bắt được di biến động của những người này.
Chính phủ Mỹ đang dò tìm tới 300 người Mỹ được cho là chiến đấu cho Nhà nước Hồi giáo IS, nhóm thánh chiến hiện diện ở nhiều nơi của Syria và Iraq.
Phiến quân IS (ảnh: AFP).
Theo các quan chức cao cấp của Mỹ, Washington lo ngại các nhóm chiến binh cực đoan sẽ trở thành mối nguy của nước Mỹ nếu những người này áp dụng các kỹ năng học được ở nước ngoài để mở các cuộc tấn công nhằm vào nước Mỹ.
Washington Times dẫn lời một quan chức cấp cao nói: "Chúng ta biết rằng vài trăm người mang hộ chiếu Mỹ hoạt động cho IS ở Syria hoặc Iraq... Khó nói chính xác được họ đang ở Syria hay đã tới Iraq."
Báo cáo trước đây đã xác định con số người Mỹ sang hỗ trợ Nhà nước Hồi giáo IS là vào khoảng 100. IS là chi nhánh cũ của al-Qaeda, mạnh lên nhờ chiến đấu với lực lượng của Tổng thống Bashar al-Assad trong nội chiến Syria trước khi vượt biên sang Iraq. Tại Iraq, IS đã giành được các thắng lợi chóng vánh ở miền tây bắc nước này.
Hộ chiếu công dân Mỹ McAuthur McCain đăng trên Twitter.
Tin tức về số lượng 300 công dân Mỹ chiến đấu cho IS xuất hiện chỉ một ngày sau khi có báo cáo cho biết công dân Mỹ Douglas McAuthur McCain 33 tuổi đã bị tiêu diệt vào cuối tuần qua ở Syria khi người đàn ông này chiến đấu bên phe Nhà nước Hồi giáo chống lại một nhóm đối lập khác. Các thành viên gia đình anh này khẳng định với NBC News về cái chết của anh ta.
Trên tài khoản Twitter của mình, anh McCain vốn bày tỏ sự ủng hộ dành cho tổ chức IS.
Những người ủng hộ IS khác đã dùng tới truyền thông xã hội để gieo rắc nỗi lo âu bên trong chính phủ Mỹ. Trong vài tuần qua, người ta đã tải lên mạng Twitter các bức ảnh cho thấy lá cờ của IS được căng ra ngay phía trước Nhà Trắng và trước tòa nhà Old Building ở Đại lộ Michigan của Chicago, trong đó có đoạn thông điệp bằng tiếng Arab với nội dung: "Chúng tôi đang ở trong quốc gia của các người, chúng tôi ở trong các thành phố của các người, chúng tôi ở trên phố của các người, ở mọi nơi các người đều là mục tiêu của chúng ta".
Cơ quan Mật vụ (thuộc Bộ An ninh Nội địa Mỹ) đang điều tra bức ảnh gần Nhà Trắng. Cả FBI và Bộ An ninh Nội địa đều phát một bản tin cảnh báo tới các cơ quan thực thi pháp luật địa phương.
"Chúng tôi tiếp tục sử dụng mọi công cụ trong tay để ngăn cản hoặc khuyên răn các cá nhân không đi nước ngoài để tham gia thánh chiến bạo lực," phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Caitlin Hayden nói. "Chúng tôi tiếp tục theo dõi và tác động vào những người trở về".
Trong khi đó chiến binh người Anh đã chặt đầu nhà báo Mỹ Foley nói trong đoạn video">video rằng các chiến binh Hồi giáo đã phát tán rộng khắp trên thế giới, không riêng gì ở Iraq và Syria.
Chính quyền Obama cho rằng bất cứ cuộc tấn công tiềm tàng nào do các chiến binh thánh chiến người Mỹ quay về tổ quốc thực hiện nhiều khả năng sẽ xảy ratrên quy mô nhỏ, như là đánh bom tự sát, chứ không phải theo một kế hoạch dài hơi như các vụ tấn công 11/9/2001.
Giới quan sát ghi nhân IS trở nên mạnh mẽ nhờ vào hậu thuẫn tài chính từ chính các đồng minh của Mỹ ở Trung Đông như là Saudi Arabia, Kuwait và Qatar.
Các nhà tài trợ lắm tiền này đã rót vô số tiền của vào các nhóm phiến loạn như là IS nhằm chống đối Iran và Tổng thống Assad, và kích động sự chia rẽ Sunni-Shiite trong khu vực.
Trong khi đó Mỹ đã hỗ trợ vũ khí sát thương và phi sát thương cho các phiến quân Syria ôn hòa, dẫn tới mối quan ngại số vũ khí trên có thể đã rơi vào tay IS.
Theo VOV
Khảo sát: Người dân Mỹ không còn tin vào công lý 45% công dân Mỹ không tin vào công lý trong một loạt vụ bê bối cảnh sát bắn thường dân, theo kết quả cuộc thăm dò của tờ Huffington Post và tổ chức YouGov, tờ Russia Today cho biết. Con số kể trên là hậu quả trực tiếp từ vụ việc thiếu niên da đen Michael Brown bị một nhân viên cảnh sát...