Triều Tiên phát cảnh báo nắng nóng
Thời tiết Bình Nhưỡng oi bức bất thường, trong khi truyền thông nhà nước Triều Tiên cảnh báo đợt nắng nóng trên cả nước.
Mùa hè năm nay, Triều Tiên ghi nhận nhiệt độ cao hơn trung bình, dao động khoảng 35 độ C ở thủ đô Bình Nhưỡng. Người dân che ô, cầm quạt sạc mini khi đi bộ trên những tuyến phố chính ở Bình Nhưỡng hôm 21/7. Một số người giải khát bằng món đá bào rưới siro và các loại đậu ngọt, món tráng miệng mùa hè truyền thống ở Triều Tiên.
Một phụ nữ che ô, tay cầm quạt làm mát trên đường phố Bình Nhưỡng hôm 21/7. Ảnh: AFP.
Bất chấp thời tiết oi bức, ai cũng đeo khẩu trang đề phòng Covid-19. Đa số nhà cửa ở Triều Tiên không lắp điều hòa nhiệt độ, trong khi dữ liệu cho thấy chỉ một phần tư dân số nước này được dùng điện.
Trong tuần qua, truyền thông nhà nước Triều Tiên liên tục phát cảnh báo nắng nóng tới người dân.
“Cán bộ, người lao động trên mọi lĩnh vực và khu vực khắp cả nước đã tham gia chiến dịch ngăn chặn thiệt hại do nắng nóng và hạn hán”, báo Rodong Sinmun đưa tin tuần trước.
Tờ báo khuyến cáo lực lượng kiểm lâm cảnh giác với nguy cơ cháy rừng, trong khi cán bộ nông nghiệp cần đề phòng sâu bệnh và thiệt hại mùa màng do nắng nóng. Một quan chức y tế tuần trước cho hay Triều Tiên dự kiến đón một đợt nắng nóng nữa vào cuối tháng.
Thiên tai có xu hướng tác động nhiều hơn tới Triều Tiên do cơ sở hạ tầng kém, còn nạn phá rừng khiến quốc gia Đông Á này có nguy cơ hứng chịu ngập lụt nhiều hơn. Hàng loạt cơn bão mùa hè năm ngoái gây lũ lụt nghiêm trọng, phá hủy mùa màng và hàng nghìn ngôi nhà.
Video đang HOT
Tháng trước, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thừa nhận Triều Tiên đang trong tình trạng “căng thẳng” lương thực bởi thiệt hại do mưa bão, đồng thời kêu gọi áp dụng nhiều biện pháp giảm thiểu tác động thiên tai.
Triều Tiên thiếu lương thực tồi tệ nhất thập kỷ Đằng sau đợt thay máu quan chức ở Triều Tiên Kim Jong-un có thể đã sút khoảng 20 kg LHQ cảnh báo Triều Tiên đối mặt đói kém cùng cực
Ẩn số sức khỏe lãnh đạo Triều Tiên
Triều Tiên hiếm khi tiết lộ thông tin về sức khỏe của các lãnh đạo và nhiều đồn đoán từng dấy lên về tình trạng của họ.
Nhiều suy đoán đang được đưa ra về sức khỏe của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, 37 tuổi, khi ông có vẻ đã sụt cân đáng kể sau hơn một tháng không xuất hiện trước công chúng.
Truyền thông nhà nước Triều Tiên đề cập đến vấn đề này vào tuần trước, dẫn lời một người dân Bình Nhưỡng nói rằng mọi người đều lo lắng khi thấy lãnh đạo "tiều tụy". Đây là động thái bất thường vì sức khỏe của lãnh đạo là một trong những bí mật được giữ kín nhất của Triều Tiên và truyền thông rất hiếm khi nhắc đến vấn đề này.
Kim Nhật Thành , ông nội của Kim Jong-un, từng có một khối u to bằng quả bóng tennis, không thể phẫu thuật ở sau gáy, khiến truyền thông nhà nước cấm quay phim ông từ một số góc độ nhất định.
Kim Nhật Thành (giữa) tại Bắc Kinh tháng 5/1987. Ảnh: AP .
Báo chí Hàn Quốc từng đưa tin sai về sức khỏe của Kim Nhật Thành, thậm chí loan tin không đúng sự thật về việc ông qua đời. Ngày 16/11/1986, Chosun, báo lớn nhất Hàn Quốc, đăng một tin ngắn từ phóng viên tại Tokyo, cho biết có tin đồn ở Nhật Bản rằng ông Kim Nhật Thành đã qua đời. Hôm sau, phát ngôn viên quân đội Hàn Quốc cho biết Triều Tiên thông báo qua loa phóng thanh ở biên giới rằng lãnh đạo Kim Nhật Thành đã bị ám sát.
Chosun vốn không ra báo vào thứ hai nhưng tờ này đã phá lệ, phát hành thêm một số vào thứ hai, ngày 17/11/1986 để đăng thông tin này. Trong số báo ra ngày 18/11/1986, họ mô tả "vụ ám sát" Kim Nhật Thành trên 7 trang báo. Các báo khác cũng theo chân Chosun đăng tin tương tự.
Tin đồn thất thiệt này sau đó bị xóa tan khi Kim Nhật Thành xuất hiện tại một sân bay ở Bình Nhưỡng để chào đón một phái đoàn Mông Cổ. "Kim Nhật Thành bị bắn chết" trở thành một trong những tựa đề tai tiếng nhất lịch sử báo chí Hàn Quốc.
Chosun không đăng tin đính chính nhưng đã xin lỗi về sự cố này vào tháng 3/2020, khi kỷ niệm 100 năm thành lập tờ báo. Ông Kim Nhật Thành qua đời vì đau tim vào tháng 7/1994.
Kim Jong-il tại cuộc duyệt binh ở Bình Nhưỡng năm 2010. Ảnh: KCNA .
Tháng 10/2008, các quan chức Mỹ và Hàn Quốc cho biết Kim Jong-il , bố của ông Kim Jong-un, có thể đã bị đột quỵ vài tháng trước đó. Một bác sĩ người Pháp từng điều trị cho Kim Jong-il ở Bình Nhưỡng nói với báo địa phương rằng Kim Jong-il đã bị đột quỵ nhưng không phải phẫu thuật và sau đó đã bình phục.
Tuy nhiên, truyền thông nhà nước Triều Tiên sau đó nói rằng các tin đồn về sức khỏe của Kim Jong-il sai sự thật. Một năm trước đó, Kim Jong-il tuyên bố tin đồn ông bị bệnh là "hư cấu".
Khi Kim Jong-il qua đời vào ngày 17/12/2011, thế giới bên ngoài không có manh mối nào cho đến khi truyền thông nhà nước Triều Tiên thông báo hai ngày sau.
Năm 2014, ông Kim Jong-un vắng bóng trước công chúng trong 40 ngày. Nhiều đồn đoán dấy lên khi truyền hình Triều Tiên nói rằng ông "cảm thấy khó ở", được coi như thừa nhận ngầm rằng ông bị bệnh.
Trong một bộ phim tài liệu được truyền thông nhà nước ghi hình từ trước, Kim Jong-un dường như đi lại khó khăn. Tuy nhiên, trong một chuyến thăm tới Hàn Quốc, một quan chức cấp cao Triều Tiên đã bác bỏ việc Kim Jong-un bị ốm, nói rằng ông "không có vấn đề gì cả".
Kim Jong-un tại cuộc họp ở Bình Nhưỡng ngày 16/6. Ảnh: KCNA .
Đầu năm 2020, đồn đoán về sức khỏe của Kim Jong-un "bùng nổ" sau khi ông không xuất hiện trên truyền thông nhà nước vào dịp kỷ niệm sinh nhật ông nội Kim Nhật Thành ngày 15/4.
Truyền thông Triều Tiên không bao giờ đề cập hoặc giải thích về sự vắng mặt này của Kim Jong-un, bất chấp nhiều đồn đoán trên truyền thông quốc tế. Trang Daily NK chuyên đưa tin về Triều Tiên dẫn nguồn tin giấu tên nói rằng ông Kim trải qua ca phẫu thuật tim ngày 12/4/2020 tại khu nghỉ dưỡng Hyangsan, phía bắc thủ đô Bình Nhưỡng. Còn có tin đồn ông "rơi vào tình trạng nghiêm trọng sau phẫu thuật".
Tuy nhiên, cơ quan tình báo Hàn Quốc cho biết Kim Jong-un vẫn thực hiện nhiệm vụ bình thường, nhưng đã giảm hoạt động công khai do lo ngại về Covid-19. Cuối cùng, Kim Jong-un tái xuất vào ngày 1/5 khi dự lễ khánh thành một nhà máy phân bón sau 20 ngày vắng mặt, đập tan những tin đồn về tình trạng sức khỏe của ông.
Xoay quanh việc Kim Jong-un giảm cân, Jenny Town, giám đốc dự án 38 North có trụ sở tại Mỹ, cho biết hiện vẫn chưa rõ việc ông Kim gầy đi là do mắc bệnh hay do ông chủ động giảm cân.
Nếu sức khỏe của ông Kim suy giảm, bộ máy chính quyền Triều Tiên có thể rơi vào hỗn loạn. "Ông ấy giảm rất nhiều cân, sức khỏe của ông ấy là điều rất quan trọng đối với hoạt động và số phận đất nước, đó là lý do mọi người theo dõi chặt chẽ vấn đề này", Town nói.
Triều Tiên nghi truyền đơn của Hàn Quốc chứa nCoV Triều Tiên cảnh báo người dân chớ đọc truyền đơn của Hàn Quốc rải xuống khu vực biên giới bởi nó có thể mang nCoV. "Khi chúng ta bắt gặp một vật thể lạ bay trong gió, chúng ta phải coi đó là tuyến đường có thể lây nhiễm virus độc hại chứ không phải một hiện tượng tự nhiên", báo nhà nước...