Triều Tiên: Mỹ sai lầm lớn, tưởng ở xa là an toàn
Bình Nhưỡng nhắc lại rằng nước này sở hữu tên lửa đạn đạo liên lục địa đủ sức bắn tới đất Mỹ.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Triều Tiên trong buổi bắn thử.
Bình Nhưỡng vừa lên tiếng phản đối nghị quyết trừng phạt mới nhất của Liên Hiệp Quốc và khẳng định sẽ đáp trả “bằng hành động phù hợp”. Thậm chí, Triều Tiên tuyên bố rằng Mỹ đừng nghĩ rằng nước này an toàn, dù ở khá xa Bình Nhưỡng.
Nghị quyết trừng phạt được 15 nước thành viên Hội đồng Bảo an thông qua hôm 5.8 đã khiến Bình Nhưỡng nổi giận. Trong nhiều năm qua, Triều Tiên không chấp nhận đàm phán về vấn đề hạt nhân và tên lửa, đồng thời lên án Mỹ và đồng minh có hành động gây hấn trong khu vực.
Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA viết: “Thật là một ý tưởng dại dột khi cho rằng Bình Nhưỡng sẽ bị chao đảo và thay đổi quan điểm vì lệnh trừng phạt của những thế lực thù địch. Không có sai lầm nào lớn hơn việc Mỹ tin rằng nước này đang an toàn vì ở cách Triều Tiên một đại dương”.
Triều Tiên nhắc lại tuyên bố trước đây, rằng tên lửa đạn đạo liên lục địa của nước này có thể bắn tới đất Mỹ. Riêng trong tháng 7, Triều Tiên đã bắn 2 quả tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Cuối ngày 7.8 tại cuộc gặp của tổ chức ASEAN tại Philippines, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho nói rằng “chương trình hạt nhân không phải là thứ để đàm phán”. Ông khẳng định Bình Nhưỡng sẽ có biện pháp đáp trả thích đáng lệnh trừng phạt.
Video đang HOT
Ở chiều hướng khác, Nga kêu gọi các bên không đe dọa sử dụng vũ lực và tìm kiếm giải pháp ngoại giao. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói “các bên cần hạn chế tối đa sử dụng vũ lực ở bán đảo Triều Tiên”. Ông Lavrov cũng có cuộc gặp ngắn với người đồng cấp Triều Tiên bên lề hội nghị.
Theo Danviet
Hoàn thành điều này thì tên lửa Triều Tiên bắn được Mỹ
Mỹ xác nhận quả tên lửa Triều Tiên bắn ra là tên lửa đạn đạo liên lục địa, vậy mối nguy này có gần tới mức Washington phải ngày đêm lo lắng?
Thiết bị đánh chặn tên lửa của Mỹ.
Ngày 4.7, Triều Tiên bất ngờ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa và đạt được thành công lớn khi quả tên lửa này được Bình Nhưỡng tuyên bố lên tới độ cao trên 2.800 km rồi rơi xuống biển Nhật Bản. Bộ Quốc phòng Nga cho rằng quả tên lửa đạn đạo chỉ bay tới độ cao 510 km trong thời gian 37 phút rồi mới rơi xuống biển. Báo cáo đầu tiên của Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ cho rằng tên lửa bay cao ít nhất 2.500 km và thời gian bay là khoảng 40 phút. Dù con số chưa được xác thực nhưng khoảng thời gian này cũng không sai lệch nhiều giữa Nga và Mỹ.
Với hầu hết các vụ thử tên lửa đạn đạo gần đây của Triều Tiên, nước này sử dụng quỹ đạo bay "võng xuống" để tránh tên lửa vượt tầm kiểm soát và bay sang các quốc gia khác. Nếu số liệu là chính xác, tên lửa đạn đạo Triều Tiên hoàn toàn có thể bay cao tới 8.000 km.
David Wright, chuyên gia quân sự Mỹ nhận định, thông số trần bay 8.000 km là đủ để xác định đây là một quả tên lửa đạn đạo liên lục địa, tuy chưa thể bắn tới Mỹ nhưng chắc chắn Hawaii và Alaska là trong tầm với. Câu hỏi đặt ra là Mỹ có nên "lo lắng là vừa" với thành tựu quân sự mà Triều Tiên vừa đạt được hay không?
Tên lửa đạn đạo KN-14 Triều Tiên từng "khoe" năm 2015.
Quả tên lửa được Triều Tiên định danh là Hwasong-14, rất giống loại tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng từng xuất hiện trong lễ duyệt binh cuối năm 2015. Một điểm khác biệt là tên lửa Hwasong-14 sử dụng hai tầng nhiên liệu, trong đó tầng đầu tiên giống tên lửa KN-17 từng bắn thử nhiều lần trước đây.
Một điểm khác biệt nữa của tên lửa đạn đạo lần này là tầng trên cùng và công nghệ quay lại khí quyển đã được thay đổi. Thiết kế mới giúp tăng khả năng khí động học khi bay và không chứa đầu đạn. Điều này giúp tên lửa bay nhanh hơn và không bị ảnh hưởng bởi các tác động như khí quyển hay lực hút nhiều như các thiết kế cũ.
Cuối cùng, Hwasong-14 được khai hỏa bằng xe phóng từng xuất hiện ở quảng trường Kim Nhật Thành. Xe phóng chỉ sử dụng một khoảng không gian nhỏ, bắn tên lửa rồi rời đi nơi khác. Điều này giúp giảm nguy cơ xe phóng đắt tiền bị tên lửa đối phương bắn hạ. Tính cơ động và nhanh nhẹn là điểm cộng với tên lửa Triều Tiên trong các cuộc tấn công phủ đầu.
Theo tờ National Interest, vụ thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên được đánh giá là thành công, nhưng chỉ một phần. Với khả năng cao nhất là tên lửa bay cao 8.000 km và quay trở lại khí quyển, Triều Tiên sẽ không thể tấn công được các thành phố đông đúc ở miền đông nước Mỹ.
Nếu chỉ thành công một phần thì Triều Tiên sẽ phải làm rất nhiều điều nữa mới thực hiện được tham vọng bắn tới nước Mỹ. Một tên lửa đạn đạo cần biết cách tắt động cơ chính xác để tấn công các mục tiêu khi quay về khí quyển, dù mục tiêu lớn như căn cứ quân sự hay một thành phố. Nếu tên lửa hết nhiên liệu chỉ vài giây trước khi tấn công mục tiêu, một vụ bắn khác phải được thực hiện lại.
Tên lửa Triều Tiên khai hỏa từ mặt đất.
Một điều khác khiến Triều Tiên cần quan tâm là lớp vỏ bảo vệ khi tên lửa quay trở lại khí quyển. Trong điều kiện ma sát với không khí ở vận tốc cực lớn, lớp vỏ này phải đủ sức chịu nóng để bảo vệ tên lửa đạn đạo. Triều Tiên cũng cần thu nhỏ nhiều thiết bị điện tử khác để gắn cùng đầu đạn nổ và điều này sẽ phải mất vài năm mới có thể thực hiện.
Cuối cùng, một vụ thử tên lửa đạn đạo chưa quyết định được khả năng đáng tin dùng của loại vũ khí ghê gớm này. Tổ đội điều khiển tên lửa cũng cần chứng minh khả năng vận hành, lắp đặt tên lửa đủ nhanh trong điều kiện tấn công phủ đầu với áp lực rất lớn từ Mỹ và Hàn Quốc. Họ cần luyện tập thành thục ở các địa điểm xa xôi với các thiết bị nặng nề, nguy hiểm. Dù cho có thành thục thì khả năng thực hiện trơn tru trong thời điểm chiến tranh nổ ra vẫn là một dấu hỏi lớn.
Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ đặt ở Hàn Quốc.
Tờ National Interest kết luận, ít nhất là 2 tới 3 năm nữa Triều Tiên mới có thể vận hành tên lửa đạn đạo thành thục trong tác chiến và cũng cần thời gian như thế để chỉnh sửa các thông số kĩ thuật trên tên lửa để tăng khả năng chiến đấu. Ít nhất tới năm 2020, tên lửa đạn đạo liên lục địa của Triều Tiên mới có thể đe dọa được nước Mỹ.
Theo Danviet
Mỹ xác nhận tên lửa Triều Tiên bắn ra là đạn đạo liên lục địa Theo đánh giá của chuyên gia quân sự, tên lửa Triều Tiên có thể bắn tới bang Alaska của Mỹ. Mỹ xác nhận tên lửa Triều Tiên bắn ngày 4.7 là đạn đạo liên lục địa. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson vừa lên tiếng chỉ trích hành động thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của Triều Tiên và nói rằng...