Triều Tiên lắp đặt tầng tên lửa cuối cùng
Một binh sĩ Triều Tiên canh gác tên lửa trong vụ phóng vào tháng 4
Triều Tiên đã hoàn thành việc lắp đặt tầng thứ 2 của tên lửa tầm xa vào bệ phóng và đang tiến hành lắp ráp tầng thứ 3 và cũng là tầng cuối cùng.
Kênh truyền hình KBS TV của Hàn Quốc ngày hôm qua (4/12) cho biết Triều Tiên đã hoàn thành việc lắp đặt tầng thứ 2 của tên lửa vào bệ phóng và đang khẩn trương lắp đặt tầng thứ 3 và cũng là tầng cuối cùng của tên lửa.
Theo KBS TV, Triều Tiên nhiều khả năng sẽ bắt đầu tiếp nhiên liệu cho tên lửa sau khi hoàn thành lắp đặt tầng thứ 3. Kênh truyền hình này cũng cho biết họ đã gửi một kỹ sư tới Trung Quốc để quan sát từ xa quá trình phóng tên lửa của Triều Tiên.
Tuần trước, Bình Nhưỡng đã thông báo kế hoạch phóng tên lửa trong khoảng thời gian từ 10 đến 22/12 tới.
Đây sẽ là vụ phóng tên lửa tầm xa thứ 2 của Triều Tiên trong năm nay. Nước này đã tiến hành một vụ phóng tên lửa vào tháng 4/2012, nhưng tên lửa đã bị rơi xuống biển Hoàng Hải vài phút sau khi rời khỏi bệ phóng.
Triều Tiên khẳng định các vụ phóng tên lửa của họ là nhằm phóng vệ tinh lên quỹ đạo Trái đất, trong khi, cộng đồng quốc tế nghi ngờ các vụ phóng tên lửa của nước này chỉ là vỏ bọc của một vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Theo 24h
Tại sao Triều Tiên quyết định phóng tên lửa?
Củng cố quyền lực lãnh đạo trong nước và gây sức ép với bên ngoài là hai thông điệp chính đằng sau kế hoạch phóng tên lửa lần thứ hai năm 2012 của Triều Tiên.
Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 1/12 thông báo Bình Nhưỡng sẽ phóng tên lửa đưa vệ tinh quan trắc Trái Đất lên quỹ đạo vào khoảng thời gian từ 10-22/12 tới đây. Tuyên bố này ngay lập tức vấp phải sự chỉ trích từ Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và ngay cả Trung Quốc - đồng minh duy nhất của Triều Tiên cũng không hài lòng. Tại sao Bình Nhưỡng quyết định phóng tên lửa ngay trong tháng 12 này? Liệu Triều Tiên đã thực sự khắc phục được các lỗi kỹ thuật từ vụ phóng thất bại hồi tháng 4/2012 hay còn có nguyên nhân nào khác?
Video đang HOT
Củng cố quyền lực lãnh đạo
Đằng sau tuyên bố phóng tên lửa của Triều Tiên ẩn chứa nhiều toan tính. Nếu thành công, đó sẽ là bước tiến lớn trong chính sách đưa Triều Tiên trở thành "cường quốc khu vực" như ước nguyện của cố Chủ tịch Kim Jong il. Bên cạnh đó, 2012 là năm kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành và theo truyền thông Triều Tiên cũng là năm đưa nước này tiến tới "một quốc gia hùng mạnh, thịnh vượng và vĩ đại".
Tuy nhiên, dưới thời Kim Jong Un, mặc dù Triều Tiên "tương đối ổn định" theo như chính nhận xét của Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan Jin nhưng các nỗ lực xây dựng một quốc gia thịnh vượng vẫn chưa mang lại kết quả hữu hình nào. Ngoại trừ thủ đô Bình Nhưỡng, địa bàn không phải chịu cảnh mất điện liên tục và cuộc sống của người dân cũng khấm khá hơn thì nhìn một cách tổng thể, cuộc sống trên toàn đất nước Triều Tiên vẫn rất ảm đạm. Quốc gia này phải chịu cảnh thiếu thốn năng lượng, lương thực triền miên, nền kinh tế đình trệ.
Một vụ phóng tên lửa thành công sẽ là một bằng chứng lớn khẳng định vai trò lãnh đạo của Kim Jong Un sau một năm nắm giữ quyền lực. Các nhà quan sát tình hình Triều Tiên cho rằng, mặc dù Kim Jong Un đã là Bí thư thứ nhất Đảng lao động cầm quyền, khả năng kiểm soát quyền lực của ông không phải tuyệt đối. Những thay đổi nhân sự vẫn đang tiếp diễn ở tầng lớp lãnh đạo quân sự cao nhất cho thấy nguy cơ mất ổn định vẫn tiềm ẩn.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un thăm một lữ đoàn xe tăng Triều Tiên ngày 1/1/2012
Trong tuyên bố đưa ra ngày 1/12, KCNA viết: "Việc phóng vệ tinh sẽ là động lực khuyến khích nhân dân Triều Tiên đẩy mạnh xây dựng quốc gia thịnh vượng, là dịp quan trọng để đưa công nghệ sử dụng vũ trụ vì mục đích hòa bình tiến lên một tầm cao mới".
Tuyên bố trên rõ ràng nhằm tăng cường hình ảnh của Kim Jong Un trong nội tại đất nước bằng minh chứng ông đang thực hiện ước nguyện của cha mình đưa Triều Tiên thành một cường quốc vào năm 2012 và mang đến cho người dân những hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tạo ảnh hưởng có lợi
Trên mặt trận quốc tế, các kế hoạch phóng tên lửa của Triều Tiên, trước hết được cho là nhằm thu hút sự chú ý của Washington. Theo giới phân tích, động thái của Bình Nhưỡng một phần nhằm gây sức ép khiến Mỹ phải nhượng bộ và nối lại viện trợ.
Các đời tổng thống Mỹ trước đây thường thay đổi quan điểm của họ ở nhiệm kỳ hai bằng việc chấp thuận khởi động lại tiến trình đàm phán. Do đó, qua việc tiếp tục thúc đẩy chương trình phát triển vũ khí và tên lửa hạt nhân, Bình Nhưỡng tin rằng Washington cuối cùng sẽ đồng ý nối lại đàm phán.
"Bằng việc phóng tên lửa, Triều Tiên muốn thăm dò xem Mỹ có từ bỏ các chính sách thù địch với mình hay không", Chang Yong-seok, nghiên cứu viên cao cấp thuộc Viện các vấn đề hòa bình Đại học quốc gia Seoul bình luận.
Dưới thời nhà lãnh đạo mới Kim Jong Un, Triều Tiên vẫn cam kết thúc đẩy kho vũ khí hạt nhân trừ phi Washington từ bỏ cái mà miền Bắc gọi là chính sách thù địch. Bình Nhưỡng bảo vệ lập trường cho rằng nước này phát triển bom hạt nhân để phòng vệ trước mối đe dọa hạt nhân của Mỹ trong khu vực.
Một vụ phóng tên lửa thành công sẽ tăng sức mạnh mặc cả của Triều Tiên với Hàn Quốc và Mỹ vì điều đó có nghĩa là đất nước này "đang tiến gần hơn tới việc phát triển các tên lửa đủ khả năng mang đầu đạn hạt nhân".
Binh lính Triều Tiên bảo vệ tên lửa Unha-3 trên bệ phóng ở Trung tâm vũ trụ Tangachai-ri tháng 4/2012
Vụ phóng tên lửa tới đây trùng với dịp kỷ niệm 1 năm ngày mất của nhà lãnh đạo Kim Jong il 17/12 nhưng nó cũng diễn ra đúng vào thời điểm Hàn Quốc tăng tốc cho cuộc bầu cử 19/12. Nếu được xúc tiến, chắc chắn vụ phóng sẽ làm gia tăng thêm căng thẳng vốn đã chẳng êm thấm với Hàn Quốc. Tại Seoul, nhiều quan chức Hàn Quốc cáo buộc Triều Tiên cố tình gây ảnh hưởng tới cuộc bầu cử của nước này.
"Triều Tiên đang nỗ lực gây ảnh hưởng lên cuộc bầu cử sắp tới. Họ muốn có một ứng viên ủng hộ họ hơn", Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak phát biểu trong cuộc phỏng vấn với các phóng viên nước ngoài tại Nhà Xanh (dinh tổng thống Hàn Quốc).
Một quốc gia nữa không thể không nhắc tới đó là Trung Quốc, nước đồng minh duy nhất của Triều Tiên. "Nếu Triều Tiên tiến hành phóng tên lửa, Bắc Kinh sẽ không vui vẻ gì", Evans Revere, cựu quan chức cao cấp Bộ ngoại giao Mỹ và là chuyên gia về Đông Á nhận xét. "Nó diễn ra ngay cả khi Trung Quốc đề nghị Triều Tiên kiềm chế và không làm leo thang thêm căng thẳng".
Nhưng ông Chang Yong-seok lại cho rằng: "Bằng việc phòng tên lửa, Triều Tiên muốn gửi đi thông điệp tới Trung Quốc rằng nước này là một quốc gia độc lập".
Vì chương trình hạt nhân của mình, Triều Tiên đã trở thành một trong những quốc gia bị cấm vận nặng nề nhất thế giới. Bình Nhưỡng có rất ít công cụ để gây sức ép với bên ngoài do bị cô lập về ngoại giao còn kinh tế thì kiệt quệ.
Theo Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA), đất nước mà Kim Jong Un thừa kế từ tháng 12 năm ngoái sau cái chết của cha mình, dù có quân đội 1,2 triệu quân nhưng lại rất nhiều người trong tổng số 23 triệu dân nghèo đói, suy dinh dưỡng với nền kinh tế chỉ 40 tỷ USD/năm tính theo sức mua.
"Có thể Triều Tiên tính toán rằng, nước này còn rất ít thứ để mất qua kế hoạch phóng tên lửa dịp này", Baek Seung-joo thuộc Viện Phân tích Quốc phòng Hàn Quốc ở Seoul nhận xét.
Triều Tiên đã đưa tên lửa vào bệ phóng
Hôm nay, hãng thông tấn Yonhap dẫn lời một nguồn tin từ chính phủ Hàn Quốc cho biết, tầng thứ nhất của tên lửa dự kiến phóng lên trong tháng này đã được Triều Tiên đưa vào vị trí tại Trung tâm phóng vệ tinh Sohae.
"Điều đó có nghĩa là Triều Tiên đang bắt đầu tiến trình phóng tên lửa tầm xa", nguồn tin giấu tên trên nói với Yonhap.
Theo các quan chức quân đội và tình báo Hàn Quốc, Triều Tiên sẽ mất khoảng từ 3 đến 4 ngày để kết nối xong toàn bộ 3 tầng của tên lửa.
Trong thông báo gửi cho các nước láng giềng, Bình Nhưỡng nói rằng thời điểm phóng tên lửa rơi vào khoảng thời gian từ 7 giờ sáng tới giữa trưa theo giờ địa phương (22:00 đêm đến 03:00 sáng GMT) vào bất cứ ngày nào trong khung thời gian đã công bố.
Theo thông báo trên, tầng thứ nhất của tên lửa sẽ rơi xuống biển Hoàng Hải ngoài khơi bờ phía Tây Bán đảo Triều Tiên và tầng thứ hai sẽ rơi xuống vị trí cách Philippines khoảng 190 km về phía Đông.
Thứ Bảy tuần trước (1/12) Triều Tiên đã tuyên bố sẽ tiến hành phóng tên lửa lần thứ hai trong năm 2012 vào khoảng thời gian từ 10-22/12. Bình Nhưỡng khẳng định việc phóng tên lửa là để đưa vệ tinh lên quỹ đạo và thuần túy vục vụ các mục đích hòa bình.
Tuy nhiên, Mỹ và hai nước đồng minh châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc lên án vụ phóng của Triều Tiên là hành động thử nghiệm tên lửa đạn đạo trá hình, vi phạm nghị quyết do Liên Hiệp Quốc áp đặt sau các vụ thử hạt nhân năm 2006 và 2009 của Bình Nhưỡng.
Nhật Bản quyết định hủy bỏ các cuộc đàm phán ngoại giao đã lên kế hoạch với Triều Tiên và được cho là đã ra lệnh bắn hạ tên lửa nếu nó xâm phạm lãnh thổ nước này. Trưởng phái đoàn hạt nhân của Hàn Quốc Lim Sung-Nam dự kiến sẽ có các cuộc gặp gỡ với đại sứ Trung Quốc, Nga và Nhật Bản tại Seoul để thảo luận về vụ phóng tên lửa này trong ngày hôm nay. Ông Lim cũng sẽ bay sang Mỹ vào ngày mai để hội đàm với đặc phái viên Glyn Davies về vấn đề này.
Theo 24h
Các nước quan ngại về tên lửa Triều Tiên Ủy ban trừng phạt Triều Tiên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã kêu gọi Bình Nhưỡng ngừng phóng tên lửa. Nga lên tiếng hối thúc Triều Tiên nên "cân nhắc lại" kế hoạch này. "Chúng tôi kịch liệt yêu cầu chính quyền Triều Tiên cân nhắc lại quyết định phóng tên lửa" - Bộ Ngoại giao Nga phát biểu và...