Triều Tiên lại “ngoảnh mặt” đàm phán với Hàn Quốc về Kaesong
Triều Tiên tiếp tục cự tuyệt lời đề nghị mở các cuộc đàm phán của Hàn Quốcnhằm lấy lại số hàng hóa và vật liệu từ khu công nghiệp chung Kaesong, vốn bị đóng cửa do căng thẳng quân sự leo thang.
Một lượng hàng hóa lớn của Hàn Quốc vẫn còn nằm lại tại Kaesong
Tuyên bố trên của Bình Nhưỡng được đưa ra hôm 15/5 – sau đúng 1 ngày Seoul chính thức đề nghị mở một cuộc đàm phán tại làng đình chiến Panmunjom thuộc khu phi quân sự (DMZ) nằm giữa hai miền Triều Tiên.
Trước đó, Bộ Thống nhất Hàn Quốc từng hối thúc Triều Tiên nhanh chóng đưa ra câu trả lời cho lời đề nghị trên, đồng thời khẳng định việc đóng cửa tổ hợp công nghiệp chung Kaesong đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới “sự tồn vong” của 120 công ty Hàn Quốc hoạt động tại đây.
Tuy nhiên, phía Triều Tiên khẳng định trước hết Hàn Quốc phải ngừng ngay hành động “thiếu suy nghĩ” dẫn tới sự đối đầu và khiêu chiến nếu muốn bình thường hóa hoạt động tại khu công nghiệp Kaesong. Ngoài ra, Bình Nhưỡng phản đối mạnh mẽ cuộc tập trận chung giữa quân đội Mỹ – Hàn trong tuần này và cáo buộc tổng thống Park Geun-Hye đã đưa ra những lời tuyên bố “phi lý” về Kaesong.
“Nếu Hàn Quốc muốn thực hiện các cuộc đàm phán, họ nên tỏ thái độ đúng mực. Triều Tiên hiện đang suy xét nghiêm túc về việc liệu có thể đàm phán hay giải quyết vấn đề với Hàn Quốc”, Cơ quan giám sát khu công nghiệp chung Kaesong của Triều Tiên phát biểu trên hãng thông tấn trung ương KCNA.
Video đang HOT
“Nếu Hàn Quốc ‘thực lòng’ muốn bình thường hóa hoạt động tại Kaesong, họ không nên nhắc tới ‘những vấn đề không cần thiết’ thay vào đó đưa ra ‘những vấn đề cơ bản và ngừng ngay các hành động khiêu chiến và mưu đồ đối đầu’ chống lại Triều Tiên. Chúng tôi xin nhắc lại một lần nữa với chính phủ Hàn Quốc rằng tương lai của Kaesong và mối quan hệ giữa 2 nước hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ của họ”, KCNA thông báo.
Được thành lập vào năm 2004, khu công nghiệp chung Kaesong từng là biểu tượng về tinh thần hợp tác giữa 2 miền Triều Tiên. Tổ hợp công nghiệp này nằm sâu trong lãnh thổ Triều tiên khoảng 10 km.
Việc Kaesong bị đóng cửa hoạt động xuất phát từ những căng thẳng quân sự leo thang giữa 2 nước trong 2 tháng qua kể từ sau cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3 hồi tháng 2 của quốc gia cô lập.
Ngay đầu tháng 4, Triều Tiên đã chặn đường di chuyển của Hàn Quốc vào Kaesong, đồng thời rút toàn bộ 53.000 công nhân nước này về nước. Trong khi đó, những công dân cuối cùng của Hàn Quốc dời khỏi Kaesong mới chỉ cách đây hơn 10 ngày.
Mặc dù, các công ty Hàn Quốc đã dùng ô tô vận chuyển hàng hóa về nước song một lượng hàng trong kho vẫn còn ở lại Kaesong. Nhóm nhân viên Hàn Quốc cuối cùng dời khỏi Kaesong hôm 3/5 sau khi Seoul thanh toán 13 triệu USD cho các khoản tiền công và thuế chưa trả cho Bình Nhưỡng.
Cả 2 nước chưa đưa ra thông báo chính thức về việc đóng cửa vĩnh viễn khu công nghiệp chung Kaesong song Hàn Quốc vẫn tiếp tục cung cấp điện thắp sáng cho khu vực này. Bình Nhưỡng khẳng định việc tái khởi động khu công nghiệp Kaesong đòi hỏi Seoul ngừng tất cả “hành động thù địch và khiêu chiến quân sự” bao gồm tham gia các cuộc tập trận chung với Washington.
Theo 24h
Các tướng Trung Quốc phải trở về làm lính!
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa mới ra lệnh cho các tướng lĩnh hàng đầu của ông phải trở về làm binh lính cấp dưới trong hai tuần và việc này sẽ được triển khai định kỳ vài năm một lần. Mục đích mà ông Tập Cận Bình muốn có được khi đưa ra lệnh này là để củng cố tinh thần trong quân đội.
Quân đội Trung Quốc có lực lượng binh lính lớn nhất thế giới.
Theo chỉ thị được Bộ Quốc phòng Trung Quốc công bố trên website của cơ quan này hôm Chủ nhật (21/4), các sĩ quan cấp cao thuộc cả quân đội và lực lượng vũ trang nhân dân phải tự mang theo đồ dùng cá nhân và không được nhận quà tặng hay không được ăn uống linh đình trong 15 ngày. Các quan chức quân sự cấp cao sẽ phải ăn uống và ngủ chung giường với các binh sĩ cấp dưới.
Lãnh đạo của các trụ sở chỉ huy trung tâm và các quân khu phải trở lại làm binh sĩ cấp dưới theo định kỳ 5 năm một lần trong khi những sĩ quan ở cấp thấp hơn sẽ phải làm như vậy 3 đến 4 năm một lần.
Việc hạ chức tạm thời, mang tính biểu tượng như trên sẽ được áp dụng với nhóm quan chức ở cấp bậc trung tá trở lên. Tuy nhiên, lệnh của Chủ tịch Tập Cận Bình được cho là chủ yếu nhằm vào các sĩ quan cấp cao dưới 55 tuổi hoặc những người chưa trải qua các cấp bậc thấp hơn.
"Lệnh mới sẽ giúp thanh lọc tâm hồn và là biện pháp phòng ngừa sự trì trệ, lười biếng, kỷ luật lỏng lẻo, lãng phí và căn bệnh quan liêu", tờ Nhật báo Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa - cơ quan ngôn luận của quân đội Trung Quốc, đã bình luận như vậy về chỉ thị của ông Tập Cận Bình trong bài viết được đăng tải ngày hôm qua (23/4).
Động thái mới nhất của ông Tập Cận Bình làm người ta liên tưởng đến bước đi tương tự của cố Chủ tịch Mao Trạch Đông năm 1958, tờ Nhật báo Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa cho biết thêm.
Một số nhà phân tích chính trị cho rằng, hành động của Nhà lãnh đạo Tập Cận Bình là một phần trong chiến dịch công khai của ông này nhằm thể hiện sự cứng rắn, mạnh tay trong việc ngăn chặn tình trạng đặc quyền, đặc lợi, tham nhũng trong giới chức quân sự cấp cao của Trung Quốc. Ông Tập Cận Bình đã đưa ra chỉ thị yêu cầu tướng lĩnh của mình làm lính trong bối cảnh báo chí đưa một loạt thông tin về tình trạng tham nhũng trong quân đội đang gia tăng kể từ sau chiến dịch loại trừ tệ nạn này những năm 1990.
"Ông Tập Cận Bình muốn xây dựng hình ảnh cũng như sức mạnh quyền lực của mình. Ông muốn cho cả nước biết rằng, ông sẽ vượt qua vấn đề tham nhũng", ông Johnny Lau, một cây viết độc lập và là một nhà phân tích chính trị ở Hồng Kông, đã nhận định như vậy.
Ông Tập Cận Bình nằm quyền lãnh đạo Ủy ban Quân sự Trung ương - cơ quan chỉ huy cao nhất của quân đội Trung Quốc. Kể từ khi lên nắm quyền, ông Tập Cận Bình đã đặt mục tiêu chống tham nhũng là ưu tiên hàng đầu của ông này.
Ngoài chỉ thị mới nhất nói trên, hồi tháng 12 năm ngoái, ông Tập Cận Bình cũng đã đưa ra 10 quy định nhằm tăng cường sự tiết kiệm và kỷ luật trong quân đội Trung Quốc. Trong số những quy định này có lệnh cấm những buổi tiếp khách của các sĩ quan cấp cao trong quân đội dùng rượu hay kèm theo các bữa tiệc xa hoa, hoành tráng.
Những buổi lễ tiếp đón cũng sẽ không được dùng đến băng rôn, biểu ngữ, thảm đỏ, trang trí hoa hay đội hình binh lính, các buổi biểu diễn và quà tặng. Giới quan chức trong quân đội Trung Quốc trong những chuyến đi công tác cũng bị cấm ở trong các khách sạn sang trọng và các chuyến công tác, thị sát, chuyến thăm nước ngoài, họp hành, báo cáo đều phải cắt giảm cả về số lượng lẫn độ dài.
Quy định của ông Tập Cận Bình còn yêu cầu các quan chức khi phát biểu tại các cuộc họp tránh nói dài, nói dai với những lời sáo rỗng. Giới chức trong quân đội cũng không được phép tham dự các buổi lễ khỏi công, cắt băng khánh thành, các buổi lễ chào mừng hay hội thảo trừ khi nhận được sự phê chuẩn của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc hay Ủy ban Quân sự Trung ương.
Theo vietbao
Khủng hoảng Syria đang trở nên phức tạp Việc phe nổi dậy kêu gọi một sự can thiệp quân sự của nước ngoài vào Syria sẽ đẩy nước này ngày càng xa những giải pháp chính trị, mà thay vào đó sẽ là một cuộc xung đột vũ trang khó kiểm soát hơn. Đó là đánh giá của ông Hmaidi al-Abdullah, môt chuyên gia phân tích chính trị về tình hình...