Triều Tiên không đàm phán nếu Mỹ-Hàn tiếp tục đe dọa quân sự
Triều Tiên tuyên bố không muốn đối thoại chừng nào Hàn Quốc và Mỹ còn duy trì mối đe dọa quân sự với nước này.
Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap đưa tin CHDCND Triều Tiên cho biết hôm 22-8 rằng họ không muốn đối thoại chừng nào Hàn Quốc và Mỹ còn duy trì mối đe dọa quân sự với nước này. Tuyên bố trên được đưa ra một ngày sau khi hai máy bay chiến đấu tàng hình F-35 đến Hàn Quốc.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Triều Tiên đã đưa ra cảnh báo trên, đồng thời lên án Hàn Quốc vi phạm các thỏa thuận liên Triều trong việc giảm căng thẳng giữa hai miền thông qua việc mua vũ khí công nghệ cao từ Mỹ. Triều Tiên coi việc mua vũ khí của Hàn Quốc là “hành động khiêu khích nghiêm trọng”.
“Chúng tôi vẫn không thay đổi quan điểm của mình trong việc giải quyết tất cả vấn đề một cách hòa bình thông qua đối thoại và đàm phán. Tuy nhiên, chúng tôi không muốn việc đối thoại kèm theo các mối đe dọa quân sự” – Triều Tiên tuyên bố.
“Hành động liên tục bổ sung các vũ khí tiên tiến là một sự khiêu khích nghiêm trọng. Hành động này công khai bác bỏ các tuyên bố chung và thỏa thuận quân sự giữa miền Bắc và miền Nam Hàn Quốc” – tuyên bố nói.
Tuyên bố trên cũng đổ lỗi cho Mỹ và Hàn Quốc đã tăng cường các hành động thù địch chống lại Triều Tiên. Các hành động trên được cho là đã làm suy yếu động lực đàm phán và buộc Bình Nhưỡng phải hành động để tăng cường “răn đe về vật chất”.
Tuyên bố của Triều Tiên được đưa ra một ngày sau khi hai máy bay chiến đấu F-35A tiếp theo đến Hàn Quốc, nâng tổng số máy bay chiến đấu tàng hình trong không quân của nước này lên sáu chiếc.
Bên cạnh đó, đặc phái Mỹ về Triều Tiên Stephen Biegun hôm 21-8 đã tuyên bố tại Seoul rằng Washington sẵn sàng nối lại đàm phán với Bình Nhưỡng.
Video đang HOT
Một máy bay chiến đấu tàng hình F-35A của Mỹ đến căn cứ không quân ở Cheongju, cách Seoul 140 km về phía đông nam ngày 29-3-2019. Ảnh: Yonhap
Triều Tiên đã tăng cường chỉ trích Hàn Quốc và Mỹ vì làm gia tăng căng thẳng bằng việc tổ chức cuộc tập trận quân sự chung giữa hai đồng minh. Bình Nhưỡng đã lên án Seoul về việc tăng cường lực lượng vũ trang, chẳng hạn như việc mua máy bay chiến đấu F-35A. Seoul có kế hoạch triển khai 40 chiếc F-35A từ đây cho đến năm 2021.
Các suy đoán rằng Mỹ và Triều Tiên có thể tiếp tục tiến trình đàm phán phi hạt nhân hóa sớm ngày càng gia tăng. Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đó nói rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tỏ ý sẵn sàng tiếp tục đàm phán sau khi cuộc tập trận quân sự giữa Seoul và Washington kết thúc.
Ông Trump và ông Kim đã đồng ý bắt đầu lại các cuộc đàm phán trong vòng vài tuần khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau ở biên giới liên Triều vào ngày 30-6. Các cuộc đàm phán dự kiến sẽ được tổ chức vào giữa tháng 7 nhưng nó đã không diễn ra do Triều Tiên gần đây thực hiện các vụ phóng tên lửa.
Cũng trong ngày 22-8, đài truyền hình nhà nước Triều Tiên đã chỉ trích Quốc hội Hàn Quốc vì đã thông qua một nghị quyết lên án sự phát triển vũ khí hạt nhân và hành động bắn tênlửa của Triều Tiên.
“Nếu Quốc hội Hàn Quốc cho rằng có thể tránh được trách nhiệm của sự bế tắc trong quan hệ Bắc-Nam và tình hình xấu đi ở bán đảo Triều Tiên thông qua việc thông qua một nghị quyết như vậy thì đối với chúng tôi, đó là một tính toán sai lầm” – bản tin cho biết.
Ủy ban Quốc phòng của Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua nghị quyết hồi đầu tháng này sau khi Triều Tiên thực hiện ba vụ phóng tên lửa tầm ngắn chỉ trong hơn một tuần. Kể từ đó, Triều Tiên đã tiến hành ba vụ phóng tên lửa khác tính đến tuần rồi.
Hàn Quốc đã tái khẳng định cam kết thực hiện các thỏa thuận thượng đỉnh liên Triều mà các lãnh đạo hai miền Triều Tiên đạt được hồi năm ngoái. Bên cạnh đó, Seoul cũng khẳng định giải quyết mọi vấn đề với Triều Tiên thông qua các cuộc đàm phán và thúc giục Bình Nhưỡng quay lại bàn đàm phán ngay lập tức.
“Để thực hiện tuyên bố chung, tôi muốn nói rằng đối thoại và hợp tác sẽ là cách duy nhất. Lập trường của chúng tôi là bất kỳ sự khác biệt nào có thể được điều chỉnh thông qua các cuộc đàm phán” – một quan chức của Bộ Thống nhất Hàn Quốc nói với các PV.
“Chúng tôi một lần nữa kêu gọi Triều Tiên tích cực đáp ứng những nỗ lực của chúng tôi nhằm xây dựng hòa bình trên bán đảo Triều Tiên và thúc đẩy quan hệ liên Triều”.
QUỲNH NHƯ
Theo PLO
Mỹ - Hàn "phớt lờ" Triều Tiên, thông báo sắp tập trận chung
Một quan chức Lầu Năm Góc ngày 31/7 cho biết, cuộc tập trận chung giữa quân đội Mỹ - Hàn vẫn sẽ diễn ra theo đúng kế hoạch.
Thủy quân lục chiến Hàn Quốc trong cuộc tập trận chung với quân đội Mỹ
Quan chức Lầu Năm Góc nói: "Cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn vẫn sẽ diễn ra. Chúng tôi không có thông tin về sự thay đổi kế hoạch tập trận".
Theo kế hoạch, cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn sẽ được tổ chức vào giữa tháng 8 tới, với quy mô nhỏ hơn cuộc tập trận Đại bàng Non và Giải pháp Then chốt trước đây, nhằm tránh gây căng thẳng với Triều Tiên.
Tuyên bố kể trên được đưa ra trong bối cảnh chính quyền Bình Nhưỡng vừa tiến hành thử tên lửa hai lần chỉ trong chưa đầy một tuần nhằm thể hiện sự phản đối với kế hoạch tập trận chung giữa quân đội hai nước Mỹ và Hàn Quốc.
Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên nói rằng, cuộc tập trận đã vi phạm thỏa thuận đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ nhất.
Quan chức Ngoại giao Triều Tiên cũng cảnh báo, điều này có thể gây ảnh hưởng tới các cuộc đàm phán hạt nhân giữa hai nước và Bình Nhưỡng có thể xem xét lại cam kết ngừng thử vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Vũ Lâm
Theo petrotimes/channelnewsasia
Động thái gây sửng sốt của Triều Tiên Triều Tiên bất ngờ thông báo sẽ không nhận viện trợ lương thực từ Hàn Quốc, viện dẫn lí do vì cuộc tập trận chung dự kiến giữa nước láng giềng với Mỹ. Hãng thông tấn Yonhap ngày 24/7 dẫn lời một quan chức giấu tên thuộc Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho hay, Bình Nhưỡng đã đưa ra thông điệp gây sửng...