Triều Tiên khan hiếm lương thực, 10 triệu người bị ảnh hưởng
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) lại đưa Triều Tiên vào danh sách các nước thiếu lương thực, cần cứu trợ từ nước ngoài.
Cơ quan này cũng có dự báo không lạc quan về an ninh lương thực ở Triều Tiên.
Trong báo cáo mới nhất công bố ngày 4/12, FAO đưa Triều Tiên vào danh sách 42 nước cần viện trợ từ bên ngoài về lương thực, theo Korea Times .
Triều Tiên được dự đoán sẽ khan hiếm lương thực và suy thoái kinh tế, và nước này sẽ cần phải nhập 1,58 triệu tấn lương thực.
Sản lượng lương thực năm tới sẽ thấp hơn trung bình 5 năm trở lại đây, do nạn thiếu nước tưới và lượng mưa giảm đầu năm nay, cũng như thiệt hại do lũ lụt vào tháng 8, đầu tháng 9, theo FAO.
Cánh đồng lúa ở làng Gijungdong, Triều Tiên, trong bức ảnh tư liệu chụp gần làng Bàn Môn Điếm, ở khu phi quân sự chia cắt hai miền Triều Tiên, ngày 11/4/2018. Ảnh: Reuters.
Các nước cần viện trợ lương thực từ bên ngoài bao gồm 32 nước châu Phi và 8 nước châu Á, bao gồm Afghanistan, Bangladesh và Myanmar.
Trong một đánh giá về an ninh lương thực ở Triều Tiên từ tháng 3-4, FAO và Chương trình Lương thực Thế giới cho biết có khoảng 10,1 triệu người (40% dân số) cần hỗ trợ lương thực ngay lập tức, do sản lượng thu hoạch thấp nhất 10 năm nay.
Video đang HOT
Ảnh tư liệu về một nông dân Triều Tiên đi trong một ngôi làng bị lũ lụt tàn phá năm 2011. Ảnh: Reuters.
Theo news.zing.vn
Nguy cơ hồ sơ Triều Tiên lặp lại những ngày "lửa và giận dữ" năm 2017
Điều quan trọng mà ông Trump và các cố vấn cần phải thừa nhận là hòa bình và việc giảm thiểu các mối đe dọa từ Triều Tiên là có thể đạt được.
Tổng thống Mỹ Donald Trump từng khoa trương rằng chỉ mình ông có thể đưa Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào bàn đàm phán và thường viện dẫn việc dừng các vụ thử tên lửa tầm xa và đầu đạn hạt nhân như bằng chứng về thành công của ông.
Tuy nhiên, Triều Tiên nói rằng nước này đã bị Tổng thống Trump "phản bội" do thiếu các tiến bộ trong đàm phán - và nếu Mỹ không thay đổi chính sách trước cuối năm nay, thì Triều Tiên sẽ không còn thấy bị hạn chế với những vụ thử tên lửa và hạt nhân nữa.
Trong năm 2019, Triều Tiên đã tiến hành một số vụ thử vũ khí chiến thuật, nhưng chưa khôi phục các vụ thử tên lửa tầm xa hay thử hạt nhân. Ảnh: KCNA/Reuters
Nói cách khác, nếu Tổng thống Trump không nhanh chóng trở lại với tiến trình ngoại giao, thì viễn cảnh năm 2020 có thể giống như những ngày "lửa và giận dữ" của năm 2017 và nguy cơ về một cuộc chiến tranh hủy hiệt sẽ lại một lần nữa dấy lên.
Tuy nhiên, theo quan điểm của Daniel L. Davis một nhà nghiên cứu cấp cao của Viện nghiên cứu Mỹ có tên Ưu tiên Quốc phòng Mỹ vẫn còn thời gian để tránh kịch bản leo thang một cách không cần thiết như vậy.
Triều Tiên đang dần mất kiên nhẫn
Hôm 14/11, truyền thông Nhà nước Triều Tiên tuyên bố Mỹ đã đề xuất vòng đàm phán cấp chuyên viên mới trong tháng 12.
Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper ngày hôm sau nói rằng, Mỹ sẽ "linh động" trong các cuộc tập trận quân sự chung trong tương lai với Hàn Quốc - các cuộc tập trận mà Triều Tiên thường phản đối - nếu điều đó tạo điều kiện cho con đường ngoại giao.
Việc tiến hành linh hoạt các cuộc tập trận chung không chỉ mang tính răn đe, ông Esper nói, mà còn nhằm đảm bảo rằng Mỹ sẽ không đóng bất cứ cánh cửa nào cho phép thúc đẩy các tiến bộ trên mặt trận ngoại giao.
Sau cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử giữa Tổng thống Trump với ông Kim ở Singapore năm 2018, hai bên có lúc tưởng như đang hướng tới một thỏa thuận có thể gia tăng cơ hội hòa bình giữa 2 nước mà về mặt kỹ thuật vẫn đang ở trong tình trạng chiến tranh. Tuy nhiên, cơ hội lớn nhất cho một bước đột phá lớn đã không còn, khi cuộc gặp Thượng đỉnh lần thứ 2 tại Hà Nội đầu năm 2019 không đạt được kết quả nào.
Trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh lần 2 hồi tháng 2/2019, có nhiều hy vọng rằng các nhà lãnh đạo sẽ kết thúc cuộc gặp 2 ngày bằng một thỏa thuận ít nhất mang tính biểu tượng, đặt nền móng cho các cuộc đàm phán quan trọng trong năm 2019.
Tuy nhiên, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ khi đó John Bolton có vẻ như đã thuyết phục được Tổng thống Trump không nhượng bộ lớn với ông Kim.
Ông Kim đã nổi giận vì không có bước tiến nào ở Hà Nội và suốt nhiều tháng sau đó đã không liên lạc với phía Mỹ. Đã có sự cải thiện nhỏ vào cuối tháng 6 khi ông Trump bất ngờ gặp ông Kim ở Khu phi quân sự (DMZ) liên Triều.
"Cuộc gặp này đã có những điều đáng kể", ông Kim nói với phóng viên, "vì nó có nghĩa là chúng tôi muốn chấm dứt quá khứ không dễ chịu và cố gắng tạo ra một tương lai mới". Nhưng mốc gợi mở này, lại không được nối tiếp bằng hành động ngoại giao chính thức nào và tình hình tiếp tục bế tắc.
Ông Kim bắt đầu tỏ ra không hài lòng bằng cách tiến hành một số vụ thử vũ khí chiến thuật, với ý định thúc đẩy ông Trump trở lại đàm phán. Triều Tiên thực sự cần ít nhất là dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt và sẵn sàng tham gia vào con đường ngoại giao từng bước với Washington. Vấn đề chính mà ông Trump và các cố vấn cấp cao của ông phải thừa nhận hòa bình với Triều Tiên là khả thi và việc giảm mối đe dọa từ Triều Tiên có thể đạt được.
Chiến lược nào là phù hợp?
Tuy nhiên, sẽ không khả thi khi trở lại "xu hướng Bolton" trong việc tìm cách phi hạt nhân hóa Triều Tiên hoàn toàn trước khi bất cứ biện pháp trừng phạt nào được dỡ bỏ. Nếu các nhà ngoại giao Mỹ trở lại đàm phám và yêu cầu ông Kim giải giáp kho hạt nhân của mình trước khi bất cứ sức ép nào được gỡ bỏ, thì khi đó, các cuộc đối thoại sẽ lại sụp đổ và nhiều khả năng ông Kim sẽ khôi phục các vụ thử tên lửa tầm xa và thậm chí cả một vụ thử hạt nhân mới.
Trong những năm qua, Triều Tiên vẫn thường phát tín hiệu công khai trước khi làm những điều mà họ đe dọa, và chẳng có lý do gì để tin họ sẽ không làm vậy với những đe dọa hiện nay.
Tuy nhiên, theo ông Davis, tình thế này có thể tránh được với một chiến lược phù hợp từ Washington.
Tin tốt cho người Mỹ là an ninh Mỹ sẽ vẫn được đảm bảo bởi sự răn đe hiện nay của nước này. Ngay cả nếu Triều Tiên trở lại với các vụ thử nghiệm mang tính khiêu khích nhiều hơn, ông Kim sẽ vẫn cảm thấy nếu tiến hành một cuộc tấn công thực sự nào nhằm vào Mỹ, Nhật Bản hay Hàn Quốc thì quân đội Mỹ sẽ đáp trả một cách lấn át và nhiều khả năng làm sụp đổ chính quyền của ông.
Cũng cần phải hiểu rằng ông Kim coi sự tồn tại của chế độ là chìa khóa và coi kho hạt nhân là "thanh gươm" bảo vệ độc nhất đối với sự tồn tại của Triều Tiên. Nói cách khác, yêu cầu Triều Tiên phi hạt nhân hóa hoàn toàn sẽ là dấu chấm hết không lối thoát cho các cuộc đàm phán.
Có một con đường tốt hơn, ít rủi ro hơn, đó chính là việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt nhất định để đổi lấy những hành động cụ thể từ phía Triều Tiên.
Trong kịch bản tốt nhất, sẽ phải mất tới 10 năm thậm chí hơn thế trước khi Triều Tiên cảm thấy đủ "an ninh" để phi hạt nhân hóa hoàn toàn. Nhưng mọi bước đi được thực hiện để giảm căng thẳng đều sẽ gia tăng cơ hội đạt được hòa bình./.
Theo Hoàng Phạm/VOV.VN (biên dịch)
National Interest
Ông Kim nhắc phi công sẵn sàng chiến đấu với kẻ thù vũ trang tận răng Nhà lãnh đạo Triều Tiên đến dự diễn tập không quân và kêu gọi phi công nước này tăng cường luyện tập, luôn tư thế sẵn sàng chiến đấu với "kẻ thù được vũ trang đến tận răng". KCNA ngày 16/11 cho biết nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã đến xem hội thao không quân tại sân bay Wonsan Kalma,...