Triều Tiên gặp rắc rối lớn trong phát triển tên lửa đạn đạo
Tình báo Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên đang gặp trở ngại lớn trong việc phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Người dân xem một vụ phóng thử tên lửa trên màn hình công cộng tại thành phố Bình Nhưỡng, Triều Tiên.
Cơ quan tình báo nước ngoài của Hàn Quốc cho biết rằng chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của Triều Tiên đối mặt với trở ngại lớn, khi Bình Nhưỡng gặp khó khăn trong việc phát triển công nghệ trở lại bầu khí quyển cho tên lửa của họ.
Báo cáo của Cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc (NIS) được đưa ra ngày 16.11, sau cuộc gặp kín với Ủy ban tình báo quốc hội Hàn Quốc. Theo một nguồn tin giấu tên từ quốc hội tiết lộ với hãng Yonhap, NIS cho rằng Triều Tiên sẽ không thể phát triển tên lửa ICBM cho tới khi họ giải quyết được vấn đề này.
Video đang HOT
“NIS nói rằng Triều Tiên gần đây đã tiến hành một vài thử nghiệm động cơ tên lửa, nhưng nó vẫn không ở giai đoạn họ có thể phát triển hoàn thiện tên lửa ICBM”, nguồn tin giấu tên tiết lộ với Yonhap.
Triều Tiên không phóng thêm tên lửa nào từ tháng 9 vừa qua, nhưng vào tháng 7 trước đó Bình Nhưỡng đã tiến hành 2 vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-14. Các vụ thử nghiệm đã thành công và cho thấy rằng tên lửa Hwasong-14 có thể bay tới lãnh thổ Mỹ.
Nhưng để đạt được mục tiêu xa hơn, tên lửa Hwasong-14 cần một phương tiện trở lại khí quyển hiệu quả. Vụ thử nghiệm thứ hai cho thấy tên lửa bay vào không gian theo đúng thiết kế, nhưng phương tiện trở lại khí quyển đã vỡ thành nhiều mảnh khi cố gắng trở lại Trái đất.
NIS cho biết Triều Tiên không chỉ gặp trở ngại trong phát triển phương tiện trở lại khí quyển, mà họ còn cần nhiều thiết bị chuyên biệt và đắt tiền. Nhưng các lệnh cấm vận quốc tế đã làm chậm quá trình phát triển tên lửa ICBM của Bình Nhưỡng.
Theo NIS, việc quân đội Mỹ gây sức ép như triển khai các tàu sân bay và máy bay ném bom chiến lược tới bán đảo Triều Tiên cũng khiến Bình Nhưỡng e ngại tiến hành một vụ thử nghiệm tên lửa khác.
Theo Danviet
Tình báo Hàn Quốc chê ICBM Triều Tiên
Giới chức tình báo Hàn Quốc không tin việc Triều Tiên đã sở hữu công nghệ đưa tên lửa tái xâm nhập khí quyển.
Triều Tiên tuyên bố thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa. Ảnh: Reuters.
"Triều Tiên không có bất cứ phương tiện nào để kiểm tra việc tên lửa có thể tái xâm nhập khí quyển. Tình báo Hàn Quốc tin rằng Triều Tiên vẫn chưa sở hữu công nghệ này", Reuters hôm nay dẫn lời nghị sĩ Yi Wan-young, thành viên Ủy ban tình báo Quốc hội Hàn Quốc.
Một quả tên lửa được coi là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) khi nó đạt tầm bắn từ 6.000 km trở lên. Sau khi bay lên quỹ đạo, tên lửa phải trải qua giai đoạn "tái xâm nhập khí quyển", trong đó đầu đạn tên lửa phải được thiết kế đặc biệt để chịu đựng được điều kiện nhiệt độ và áp suất cực cao trong quá trình cọ xát với không khí ở vận tốc rất lớn.
Theo ông Yi, cơ quan Tình báo quốc gia Hàn Quốc hiện nhận định rằng ICBM mà Triều Tiên tuyên bố thử thành công ngày 4/7, trên thực chất chỉ là phiên bản cải tiến của tên lửa đạn đạo tầm trung KN-17.
Trong khi đó, chuyên gia về tên lửa hàng đầu của Mỹ John Schilling lại đưa ra nhận định trái ngược với các chuyên gia tình báo Hàn Quốc. Schilling cho rằng nếu được phát triển đầy đủ, tên lửa Hwasong-14 của Triều Tiên có thể bay xa 9.700 km, đủ sức tấn công căn cứ hải quân Mỹ ở San Diego.
Triều Tiên ngày 4/7 phóng thử tên lửa Hwasong-14 ra biển Nhật Bản. Tên lửa bay cao 2.802 km, xa 933 km, trong thời gian 39 phút, dài hơn thời gian bay của bất cứ tên lửa nào trước đó của Bình Nhưỡng.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Tàu ngầm quái vật của Nga- Vũ khí đáng sợ chưa từng có Truyền thông Mỹ đã gọi các tàu ngầm Nga lớp Akula là "tàu ngầm-quái vật", một trong những "vũ khí đáng sợ nhất từng có". Tàu ngầm quái vật lớp Akula của Nga. Các tàu ngầm Nga dự án 941 "Akula" là những tàu ngầm lớn nhất trên thế giới. Khả năng tiêu diệt cùng lúc tới 200 mục tiêu khiến chúng trở...