Triều Tiên đưa 250 bệ phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật đến biên giới với Hàn Quốc
Theo truyền thông Triều Tiên, đây là một trong những vũ khí chủ lực trong chiến lược phát triển vũ khí quốc gia nhằm tăng cường sức mạnh quân sự đối phó với các mối đe dọa, bảo vệ chủ quyền đất nước.
Ngày 5/8, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin, tối trước đó, tại thủ đô Bình Nhưỡng, nước này đã tổ chức lễ chuyển giao 250 bệ phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật loại mới sản xuất trong nước cho các đơn vị quân đội tiền tuyến ở biên giới với Hàn Quốc.
Theo KCNA, thực hiện các mục tiêu sản xuất vũ khí trọng yếu đề ra tại Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên lần thứ VIII và để phục vụ nhu cầu cấp bách tăng cường sức mạnh quân sự đối phó với các mối đe dọa, bảo vệ chủ quyền đất nước, trong thời gian ngắn, các đơn vị công nghiệp quốc phòng đã sản xuất hàng loạt vũ khí quân sự tấn công chủ lực.
Tin không cung cấp thông tin chi tiết về hệ thống vũ khí mới được Bình Nhưỡng đưa vào triển khai.
Theo truyền thông Hàn Quốc, những bức ảnh do KCNA công bố cho thấy hệ thống vũ khí được chuyển giao là bệ phóng Hwasong-11.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un gần đây cho biết, liên minh do Mỹ đứng đầu đã chuyển thành khối quân sự dựa trên sức mạnh hạt nhân, coi đó là lí do chính đáng để tăng cường năng lực quân sự của đất nước.
Video đang HOT
Trong bài phát biểu hôm 4/8, ông Kim Jong Un một lần nữa cáo buộc Mỹ đã tạo ra nhiều loại mối đe dọa khác nhau buộc Triều Tiên phải tăng cường sức mạnh quân sự.
Bộ Thống nhất Hàn Quốc đã bác bỏ lí do mà Bình Nhưỡng đưa ra.
“Lí do chính gây ra mối đe dọa đối với hòa bình và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên là việc Bình Nhưỡng phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa ‘bất hợp pháp’, đe dọa trực tiếp đến anh ninh không chỉ của Hàn Quốc.”, người phát ngôn của Bộ Thống nhất Hàn Quốc, Koo Byoung-sam, tuyên bố trong cuộc họp báo thường kì.
Quân đội Hàn Quốc cho biết, các cơ quan tình báo của Hàn Quốc và Mỹ liên tục theo dõi và giám sát hoạt động phát triển vũ khí của Triều Tiên, cho biết, các loại vũ khí mới này có khả năng sẽ được sử dụng để đe dọa Hàn Quốc.
“Chúng tôi đánh giá rằng, chúng sẽ được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn như tấn công hoặc đe dọa miền Nam.”, người phát ngôn của Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc, Đại tá Lee Sung-joon, cho biết, lưu ý, việc triển khai các bệ phóng tên lửa gần khu vực biên giới cho thấy chúng được dùng để cho các cuộc tấn công tầm gần.
Một số hình ảnh về lễ chuyển giao do KCNA công bố ngày 5/8:
Hàn Quốc: Triều Tiên phóng loạt tên lửa ra biển
Quân đội Hàn Quốc thông báo Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa hành trình ra biển Hoàng Hải vào sáng 22/7, đánh dấu vụ phóng thứ hai trong 3 ngày.
Hãng thông tấn Yonhap dẫn thông báo của Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) nói rằng họ phát hiện Triều Tiên đã tiến hành phóng một số tên lửa hành trình ra biển Hoàng Hải vào lúc 4h sáng 22/7 (6h, giờ Hà Nội), nhưng chưa rõ chủng loại.
Hình ảnh một vụ phóng thử tên lửa từ bệ phóng đặt trên toa tàu đường sắt của Triều Tiên. Ảnh:KCNA/Reuters
Quân đội Triều Tiên và lực lượng Mỹ đang phân tích loại tên lửa được sử dụng và các chi tiết khác của vụ phóng, theo Yonhap. "Quân đội Hàn Quốc đã tăng cường giám sát, cảnh giác và duy trì tư thế sẵn sàng", JSC nêu, khẳng định nước này luôn theo dõi sát các hành động của Bình Nhưỡng.
Thông tin về vụ phóng mới nhất được loan báo 3 ngày sau khi Hàn Quốc ngày 19/7 khẳng định Triều Tiên đã phóng hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Quân đội Hàn Quốc cho biết các tên lửa nêu trên đã bay khoảng 550km trước khi rơi xuống biển.
Một tuần trước đó, Triều Tiên xác nhận nước này đã phóng thử tên lửa liên lục địa (ICBM) Hwasong-18 sử dụng nhiên liệu rắn vào sáng 12/7 dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un để kiểm nghiệm khả năng và độ tin cậy của hệ thống vũ khí chiến lược mới.
Hãng thông tấn KCNA của Triều Tiên cho hay, quả tên lửa đã bay hơn 1.000 km trong 4.491 giây, đạt độ cao 6.648,4 km trước khi lao xuống vùng biển phía Đông nước này. KCNA nhấn mạnh vụ phóng thử ICBM Hwasong-18 không ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh của các quốc gia láng giềng.
Vẫn theo KCNA, Triều Tiên coi vụ phóng ngày 12/7 là một phần trong nỗ lực của nước này nhằm tăng cường khả năng tự vệ trước các nguy cơ từ các động thái quân sự của Mỹ và Hàn Quốc
Tổng thống Putin khẳng định Triều Tiên luôn có thể trông cậy vào sự giúp đỡ của Nga Ngày 3/8, AFP đưa tin, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi lời chia buồn tới Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un về hậu quả bi thảm của lũ lụt ở các tỉnh Tây Bắc quốc gia Đông Bắc Á. Tình trạng ngập lụt ở thành phố Sinuiju, Triều Tiên, ngày 28/7. (Nguồn: KCNA/AFP/Getty Images) Nhà lãnh đạo Nga đồng thời khẳng định,...