Triều Tiên đóng cửa đại sứ quán ở Senegal và Guinea
Số đại sứ quán của Triều Tiên ở nước ngoài đã giảm xuống 46, sau khi đóng cửa thêm 2 đại sứ quán ở Senegal và Guinea.
Theo Yonhap, trong ngày 5/12, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã thông báo về việc Triều Tiên đóng cửa đại sứ quán ở Senegal và Guinea. Trong vài tháng trở lại đây, Bình Nhưỡng đã dừng hoạt động hàng loạt cơ quan ngoại giao ở nước ngoài.
“Triều Tiên mới đây đã đóng cửa đại sứ quán ở Senegal và Guinea. Trước đó, họ cũng đóng cửa các đại sứ quán ở Angola, Nepal, Bangladesh, Tây Ban Nha và Uganda. Chúng tôi đã đánh giá các yếu tố như thông báo của nước sở tại, trạng thái quốc kỳ và lịch trình của nhân viên đại sứ quán trước khi xác nhận việc đóng cửa”, thông báo của Hàn Quốc cho biết.
Video đang HOT
Triều Tiên đóng cửa hàng loạt đại sứ quán ở nước ngoài. Ảnh: Yonhap
Cũng theo Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, số lượng đại sứ quán của Triều Tiên ở nước ngoài đã giảm từ 53 xuống còn 46.
Theo Yonhap, Triều Tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Senegal năm 1972, với Guinea năm 1969. Hiện chưa có thông tin về việc cơ quan ngoại giao nào của Bình Nhưỡng sẽ tiếp quản các vấn đề ở hai quốc gia này.
Vào đầu tháng 11, Bộ Ngoại giao Triều Tiên nói rằng việc đóng cửa đại sứ quán ở nước ngoài là bình thường, và đã từng thực hiện nhiều lần trong quá khứ. “Những thay đổi này nhằm thúc đẩy lợi ích của Bình Nhưỡng trong quan hệ đối ngoại”, Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết.
Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc điện đàm về kế hoạch phóng vệ tinh quân sự của Triều Tiên
Ngày 21/11, Đặc phái viên về hạt nhân của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã có cuộc điện đàm 3 bên liên quan đến kế hoạch phóng vệ tinh quân sự của Triều Tiên.
Người dân theo dõi tin truyền hình về vụ phóng vệ tinh quân sự của Triều Tiên tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 24/8/2023. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết Đặc phái viên Hàn Quốc về hòa bình và an ninh trên Bán đảo Triều Tiên, ông Kim Gunn, đã có cuộc điện đàm với Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Jung Pak phụ trách vấn đề Triều Tiên và Vụ trưởng Vụ châu Á và châu Đại dương của Bộ Ngoại giao Nhật Bản Hiroyuki Namazu.
Thông báo nêu rõ các bên đã thảo luận cách thức cùng phối hợp về sự phản ứng chung sau khi Triều Tiên thông báo cho Nhật Bản kế hoạch phóng một vệ tinh không gian trong khoảng thời gian từ ngày 22/11-1/12. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Lim Soo-suk cho biết nước này lấy làm tiếc về kế hoạch trên của Triều Tiên. Ông Lim Soo-suk nhấn mạnh việc sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo để phóng vệ tinh quân sự là hành động vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Trong khi đó, truyền thông Nhật Bản đưa tin cả 3 đặc phái viên đã hối thúc Triều Tiên hoãn kế hoạch phóng vệ tinh lên quỹ đạo sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo. Ba bên cũng nhất trí hợp tác chặt chẽ để đảm bảo an ninh khu vực.
Trước đó, cùng ngày, Hàn Quốc ban bố khuyến cáo đi lại đối với tàu thuyền sau khi Triều Tiên thông báo kế hoạch phóng vệ tinh.
Ban đầu, Triều Tiên lên kế hoạch thực hiện vụ phóng vệ tinh mới vào tháng 10 sau 2 vụ phóng bất thành hồi tháng 8 và tháng 5 năm nay.
ECOWAS từng can thiệp quân sự ở những nước nào, kết quả ra sao? Tối hậu thư của ECOWAS gửi chính quyền quân sự Niger không phải chuyện đùa. Khối này từng can thiệp quân sự vào nhiều quốc gia và đều thu được kết quả. Một binh sĩ thuộc lực lượng ECOMOG (ảnh: ALJ) Cộng đồng Kinh tế Các Quốc gia Tây Phi (ECOWAS) được thành lập vào ngày 28/5/1975 với sứ mệnh là thúc đẩy...