Triều Tiên dọa tấn công Mỹ-Hàn “không báo trước”
Triều Tiên ngày 26.3 phát đi cảnh báo, đe dọa có thể tấn công không báo trước, chống lại “sự chuẩn bị xâm lược” của phương Tây.
Một đợt phóng tên lửa của Triều Tiên.
Sputnik dẫn nguồn tin từ hãng thông tấn Triều Tiên (KCNA) cho biết, quân đội nước này sẵn sàng chống lại bất kì nỗ lực tấn công nào của kẻ thù nhằm vào lãnh đạo Triều Tiên.
Bình Nhưỡng khẳng định nước này có thể tấn công bất ngờ, trong bối cảnh lực lượng Mỹ và “con rối” Hàn Quốc tham gia vào hoạt động đặc biệt, “tấn công” quân đội Triều Tiên.
Triều Tiên thời gian gần đây thường xuyên nhắc đến đợt tấn công của phương Tây và các đồng minh trong khu vực nhằm vào nước này. Để đáp trả, Bình Nhưỡng đã phóng tên lửa đạn đạo cũng như nhiều lần thử hạt nhân trong quá khứ, vi phạm Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Đáp lại đe doạ của Triều Tiên, đại diện Bộ chỉ huy liên quân Hàn Quốc cảnh báo, Bình Nhưỡng sẽ hứng chịu hậu quả cho sự khiêu khích này và khẳng định quân đội Hàn sẵn sàng trả đũa nếu cần thiết.
Binh sĩ Mỹ tham gia tập trận ở Hàn Quốc.
Đặc nhiệm Mỹ, bao gồm Đội 6 SEAL cùng lực lượng biệt kích, đang tham gia cuộc tập trận chung thường niên Đại bàng Non tại Hàn Quốc. Đại bàng Non bắt đầu ngày 1.3, dự kiến kéo dài đến hết tháng 4. Cuộc tập trận Giải pháp Then chốt cũng diễn ra đồng thời, bắt đầu ngày 13.3.
Cuộc tập trận thường niên nhằm tăng cường sự sẵn sàng của liên minh để bảo vệ Hàn Quốc trong trường hợp xung đột vũ trang. Hàn Quốc khẳng định Đại bàng Non chỉ là tập trận phòng vệ nhằm giúp liên minh Mỹ-Hàn sẵn sàng bảo vệ Seoul trong trường hợp có xung đột.
Video đang HOT
Ngày 24.3, các quan chức quốc phòng Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên dường như đã hoàn tất việc chuẩn bị cho một cuộc thử nghiệm hạt nhân thứ 6 và đang chờ quyết định cuối cùng của lãnh đạo Kim Jong-un.
Theo Danviet
Hậu quả thảm khốc nếu Mỹ tấn công phủ đầu Triều Tiên
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson không loại trừ khả năng tấn công phủ đầu ngăn Triều Tiên tiếp tục phát triển hạt nhân, nhưng giải pháp này có thể dẫn đến cuộc chiến tranh Triều Tiên lần hai, với những hậu quả thảm khốc.
Nguy cơ chiến tranh hạt nhân nổ ra nếu Mỹ tấn công phủ đầu Bình Nhưỡng.
Giáo sư Robert L. Gallucci, cựu quan chức cấp cao Mỹ từng đóng vai trò đàm phán trong cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên năm 1994, mới đây đã đưa ra cảnh báo trên tờ La Times, về những hậu quả nếu Mỹ tấn công phủ đầu Triều Tiên.
Hậu quả thảm khốc
cảnh báo của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson về "20 năm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên thất bại" và "Mỹ sẵn sàng cân nhắc việc tấn công phủ đầu", cho thấy chính quyền Trump đang giải quyết vấn đề Triều Tiên theo một hướng khác.
Theo Giáo sư Gallucci, có hai cách hiểu lời phát biểu của ông Tillerson. Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể muốn tấn công quân sự để ngăn Bình Nhưỡng tiếp tục phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa. Điều này giống như việc Mỹ khởi động cho cuộc xâm lược Iraq năm 2003.
Ngoại trưởng Mỹ Tillerson cũng có thể đơn giản chỉ đề cập đến khả năng Mỹ tấn công phủ đầu Triều Tiên nếu cơ quan tình báo kết luận rằng, Bình Nhưỡng sắp phóng tên lửa đến Los Angeles, Seoul, Tokyo hay các thành phố khác trên thế giới.
Máy bay ném bom chiến lược B-1B của Mỹ tập trận cùng chiến đấu cơ Hàn Quốc.
Nhưng dù kịch bản có như thế nào, việc Mỹ tấn công Triều Tiên cũng sẽ dẫn đến hành động đáp trả của Bình Nhưỡng. Người dân Hàn Quốc, lực lượng Mỹ trên báo đảo Triều Tiên sẽ là nạn nhân đầu tiên.
Giáo sư Gallucci nhận định, có rất nhiều mục tiêu nằm trong tầm ngắm của tên lửa và lực lượng pháo binh Triều Tiên. Thậm chí, chiến tranh Triều Tiên lần hai hoàn toàn có thể nổ ra.
Chuyên gia Harry Kazianis của tờ National Interest cũng đồng tình khi cho rằng, không giống như Tổng thống Iraq Saddam Hussein trước đây, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chắc chắn sẽ không khoanh tay đứng nhìn Mỹ và đồng minh tập hợp lực lượng, vũ khí.
Bình Nhưỡng chắc chắn sẽ tiến hành một cuộc tấn công phủ đầu mạnh mẽ vì biết rằng đây là cơ hội duy nhất.
Triều Tiên có thể sử dụng những vũ khí hủy diệt hàng loạt mà Mỹ từng cáo buộc nước này đang sở hữu. Các báo cáo gần đây của phương Tây đều cho rằng năng lực vũ khí hóa học của Triều Tiên rất mạnh.
Loạt 4 tên lửa đạn đạo tầm trung Triều Tiên phóng thử hồi đầu tháng này.
Một khi chiến tranh nổ ra trên bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc chắc chắn sẽ can thiệp để bảo vệ đồng minh. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột quy mô lớn giữa nhiều cường quốc trong khu vực, kéo theo những hậu quả khó lường.
Bên cạnh đó, những tên lửa đạn đạo tầm xa mới nhất của Triều Tiên đang tạo ra mối đe dọa ngày càng rõ ràng hơn đối với các thành phố lớn ở Mỹ.
Theo Giáo sư Gallucci, người Mỹ đã một lần từng sống nỗi sợ hãi về việc Washington không thể tự bảo vệ mình trước các vũ khí chiến lược của Liên Xô, và ngày nay, viễn cảnh đáng sợ này đang quay lại.
Mỹ giải quyết vấn đề Triều Tiên bằng cách nào?
Theo Giáo sư Gallucci, Ngoại trưởng Mỹ Tillerson nên làm rõ việc Triều Tiên đang tạo ra mối đe dọa mới nào khiến cho các chính sách răn đe của Mỹ mất tác dụng.
Nhưng theo ông Gallucci, đó không phải là chất lượng hay số lượng vũ khí hạt nhân Triều Tiên. Ở thời điểm cao trào của Chiến tranh Lạnh, Liên Xô có tới 30.000 vũ khí hạt nhân sẵn sàng khai hỏa trong bệ phóng ngầm, tàu ngầm hay máy bay ném bom chiến lược.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho rằng, chính sách của Mỹ với Triều Tiên 20 năm qua đã không đem lại tác dụng.
Hiện tại, Triều Tiên chỉ sở hữu không đến 20 vũ khí hạt nhân. Điều quan trọng là người dân Mỹ nên được biết rõ vì sao Washington lại muốn gây nên chiến tranh Triều Tiên lần hai.
Một số quan chức Mỹ có thể cho rằng, giải pháp thay thế cho hành động quân sự có thể là việc áp đặt trừng phạt cứng rắn hơn, gây sức ép mạnh hơn để buộc Trung Quốc kiềm chế Triều Tiên. Theo Giáo sư Gallucci, những cách tiếp cận như vậy rất khó có thể ngăn Triều Tiên tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo.
Giáo sư Gallucci phân tích, cách tốt nhất ngoài việc gây chiến là tìm kiếm giải quyết trực tiếp vấn đề, hướng đến việc bình thường hóa quan hệ hai nước. 20 năm trước, Mỹ đã đạt thỏa thuận đóng băng chương trình sản xuất plutonium của Bình Nhưỡng. Dù thỏa thuận này chỉ kéo dài trong một thập kỷ nhưng ông Gallucci hy vọng, cuộc đàm phán mới sẽ đem đến những kết quả tích cực hơn.
Cuối cùng, Giáo sư Mỹ kết luận, Hoa Kỳ chưa bao giờ có đủ năng lực đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm xa. Thay vào đó, Washington luôn dùng quân bài răn đe, tấn công hạt nhân phủ đầu.
Nếu như chính quyền mới của Mỹ cảm thấy chính sách này không còn hiệu quả, thì nên thận trọng với các bước đi tiếp theo, bởi một cuộc chiến tranh khởi nguồn từ bán đảo Triều Tiên là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Theo Danviet
Tên lửa "tỏa nhiệt" khắp Đông Bắc Á Khu vực Đông Bắc Á dồn dập biến động đẩy căng thẳng lên cao chưa từng có. Triều Tiên thử tên lửa, Mỹ - Hàn triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), chính trường Hàn Quốc bất ổn, quan hệ giữa Hàn Quốc với Trung Quốc và Nhật Bản leo thang do những tranh cãi về...