Triều Tiên đề nghị Mỹ đối thoại trực tiếp
Triều Tiên hôm 13.1đưa ra đề nghị trực tiếp đàm phán trực tiếp với Mỹ về đề nghị tạm ngừng các vụ thử hạt nhân của họ, có thể mở đường cho những thay đổi ý nghĩa trên bán đảo Triều Tiên.
Trong ảnh là nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong một chuyến thị sát.
Trong một thông điệp gửi tới Mỹ cuối tuần trước, Bình Nhưỡng đã đưa ra đề nghị ngừng thử hạt nhân nếu Mỹ tạm thời hủy bỏ tập trận chung với Hàn Quốc. Ngay sau đó, Bộ Ngoại giao Mỹ thẳng thừng từ chối đề nghị trên và cáo buộc, đề nghị của Triều Tiên “đặt ra mối đe dọa tiềm tàng”. Washington nhấn mạnh, họ vẫn sàng sàng đối thoại với Bình Nhưỡng mà không có điều kiện tiên quyết.
Phó Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc, An Myong Hun trong một cuộc họp báo hôm qua 13.1 tuyên bố, lời đề nghị trên vẫn có hiệu lực.
“Chính phủ Triều Tiên sẵn sàng giải bày ý định của mình đằng sau đề nghị đối thoại trực tiếp với Mỹ. Chúng tôi đã sẵn sàng cho việc này, nếu Mỹ muốn giải thích thêm về đề nghị này”, ông An Myong Hun nhấn mạnh.
Video đang HOT
Đồng thời, Phó Đại sứ Triều Tiên nhấn mạnh, các cuộc đàm phán trực tiếp song phương có thể đưa đến nhiều thỏa thuận hứa hẹn: “Nếu đề nghị này được hiện thực hóa trong năm nay, rất nhiều điều có thể xảy ra. Tôi không thể nói trước điều gì xảy ra, song nhiều điều sẽ có thể xảy ra trong năm nay”.
Theo Phó Đại sứ Triều Tiên, đề xuất đối thoại với Mỹ “là lời đề nghị rất ý nghĩa và quan trọng”, sẽ tạo ra bầu không khí thuận lợi cho đối thoại và hợp tác trên bán đảo Triều Tiên. Mỹ và Triều Tiên hiện vẫn chưa thiết lập quan hệ quan hệ ngoại giao sau cuộc chiến tranh Triều Tiên giai đoạn 1950-1953.
Mỹ hiện có gần 30.000 quân đồn trú thường xuyên tại Hàn Quốc và thường tiến hành một loạt các cuộc tập trận chung với đồng minh châu Á quan trọng của họ là Hàn Quốc hàng năm.
Seoul và Washington khẳng định, các cuộc tập trận chỉ mang tính chất phòng thủ, song Bình Nhưỡng lên án đây là hành động khiêu khích nhằm chuẩn bị cho các xâm lược Triều Tiên.
Triều Tiên đã tiến hành ba vụ thử hạt nhân – trong đó vụ thứ 3 diễn ra vào tháng 2.2013. Gần đây, họ liên tục đe dọa tiến hành vụ thử hạt nhân thứ tư sau khi Liên Hợp quốc ra nghị quyết lên án Bình Nhưỡng về vấn đề nhân quyền.
Hôm qua, cùng ngày Triều Tiên đưa ra đề nghị đối thoại trực tiếp, các quan chức Mỹ lên tiếng cảnh báo rằng, họ đang xem xét các biện pháp trừng phạt mới chống lại Triều Tiên để trả đũa cho các cuộc tấn công mạng nhắm vào hãng phim Sony Pictures, mà Washington đổ lỗi cho Bình Nhưỡng.
Hồi tháng trước, Mỹ vừa áp đặt thêm một loạt các biện pháp trừng phạt Triều Tiên với cùng cáo buộc trên.
Theo Phương Đăng (Dân Việt)
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên 'chỉ xin đối thoại' với Viện Kiểm sát
Ngày 9.12, tiếp tục phần tranh luận tại phiên xét xử phúc thẩm bị cáo Nguyễn Đức Kiên và các đồng phạm, các luật sư đã tập trung xoay quanh những hành vi "có vi phạm pháp luật hay không khi luật đã có hiệu lực nhưng chưa có văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành".
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên - Ảnh: Hà An
Bào chữa cho bị cáo Lý Xuân Hải, luật sư Nguyễn Đình Hưng cho rằng khi thường trực HĐQT ACB họp ban hành chủ trương (tháng 3.2010), lúc đó luật Các tổ chức tín dụng chưa có hiệu lực (bắt đầu có hiệu lực ngày 1.1.2011). Trong phần tự bào chữa, bị cáo Lý Xuân Hải cũng nói việc quy kết ủy thác gửi tiền sang Vietinbank, quy định của luật và việc thi hành "đang có nhiều điểm chưa thống nhất, hành vi, hậu quả trong vụ việc chưa được làm rõ". Theo bị cáo, việc ủy thác gửi tiền là hoạt động nghiệp vụ, căn cứ theo điều lệ ngân hàng ACB là được phép.
"Về hậu quả, việc Huỳnh Thị Huyền Như hay Vietinbank chiếm đoạt đang được làm rõ nhưng đến nay Ngân hàng ACB đã thu hồi được chưa?" - trả lời câu hỏi của vị thẩm phán, bị cáo Lý Xuân Hải nói chưa thu hồi được nhưng cho rằng đây không phải là thiệt hại trực tiếp mà qua những mối quan hệ lòng vòng. "Nếu nói thiếu trách nhiệm thì tôi nhận nhưng buộc tội tôi cố ý làm trái thì oan quá", bị cáo Hải khai và trình bày tiếp: "Việc đầu tư cổ phiếu, tôi nhận một nửa hành vi, vì tôi có tham gia chủ trương ban đầu nhưng giai đoạn sau thì tôi không được biết, tại phiên tòa các bị cáo khác cũng cho rằng tôi không biết".
Đến lượt mình, bị cáo Nguyễn Đức Kiên tiếp tục khẳng định các tội danh "áp" với bị cáo là oan sai, nhưng "bị cáo không muốn tranh luận với đại diện Viện KSND tối cao mà chỉ xin đối thoại để làm rõ vấn đề". "Tôi có thể cung cấp cho tòa tên của cả 100 doanh nghiệp cùng làm với tôi, cũng kinh doanh không có phép như tôi nhưng không bị khởi tố. Tại sao tôi lại không được đối xử công bằng như họ", bị cáo nói.
Do phần tự bào chữa của bị cáo Kiên rất dài nên HĐXX đề nghị bị cáo chuẩn bị sức khỏe tốt và để dành thời gian trình bày ngày hôm sau. Nhưng bị cáo nói: "Tôi đã luyện tập để cố gắng đứng vững tại tòa nói liền 5 ngày".
Hôm nay (10.12), tòa tiếp tục làm việc.
Thái Sơn - Anh Vũ
Theo Thanhnien
Giáo hoàng sẵn sàng đối thoại với Nhà nước Hồi giáo Giáo hoàng Francis cho biết sẵn sàng đối thoại với nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) nếu điều đó đem đến hòa bình cho Syria và Iraq. Giáo hoàng Francis. Ảnh: Reuters "Tôi không bao giờ nói 'tất cả đã mất', không bao giờ. Dù có thể không có một cuộc đối thoại, nhưng ta không bao giờ được đóng cánh...