Triều Tiên đe dọa tiêu diệt Thủ tướng Hàn Quốc
Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đã đăng tải bình luận chỉ trích tuyên bố trên của Thủ tướng Chung và đồng thời cảnh báo ông sẽ là “mục tiêu đầu tiên bị tiêu diệt”.
Yonhap ngày 16/3 đưa tin cho biết, Triều Tiên ngày đã lên tiếng lên án chuyến thăm gần đây của Thủ tướng Hàn Quốc tới một hòn đảo biên giới, nơi ông tuyên bố sẽ trả đũa mạnh mẽ nếu bị tấn công trong bối cảnh gia tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Thủ tướng Chung Hong-won thăm đảo Yeonpyeong hôm 14/3.
Thủ tướng Chung Hong-won hôm 14/3 đã tới thăm đảo Yeonpyeong, nơi từng bị Triều Tiên nã đạn pháo năm 2010, để úy lạo tinh thần binh sĩ làm nhiệm vụ, người dân sống trên đảo và cho biết sẽ đáp trả “mạnh gấp 10 lần” các hành động khiêu khích của Triều Tiên.
Đáp lại, ngày 16/3, Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đã đăng tải bình luận chỉ trích tuyên bố trên của Thủ tướng Chung và đồng thời cảnh báo ông sẽ là “mục tiêu đầu tiên bị tiêu diệt”.
Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên gần đây đã gia tăng căng thẳng khi Bình Nhưỡng liên tục đưa ra các tuyên bố cứng rắn chống lại lệnh trừng phạt của LHQ liên quan tới vụ thử nghiệm tên lửa tháng 12 năm ngoái và nổ hạt nhân tháng 2/2013.
Phản ứng với cuộc tập trận chung đang diễn ra của quân đội Mỹ và Hàn Quốc, Bình Nhưỡng đã cắt một đường dây nóng giữa hai nước và đe dọa chấm dứt Hiệp định đình chiến.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cũng liên tục thị sát các đơn vị quân sự chủ lực trên các đảo tiền tuyến gần biên giới biển với Hàn Quốc và lệnh cho binh sĩ sẵn sàng chiến đấu.
Video đang HOT
Theo soha
Triều, Hàn sẵn sàng xung trận
Những động thái gần đây của cả Triều Tiên lẫn Hàn Quốc đều cho thấy chiến tranh, dù ở cấp độ nào, cũng không phải là một kịch bản không thể xảy ra.
Những cột khói trên đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc sau khi hứng khoảng 200 quả đạn pháo của Triền Tiên hồi tháng 11/2010. Ảnh: Yonhap/AP
Câu hỏi được đặt ra chỉ là khi nào Triều Tiên sẽ phát động một cuộc tiến công đột xuất, chết người chống lại Hàn Quốc. Và có lẽ tình hình còn phức tạp hơn khi lần này Seoul thề rằng sẽ đáp trả bằng một đòn thậm chí còn mạnh mẽ hơn.
Cảm thấy bị sỉ nhục vì các cuộc tấn công trước đây, Hàn Quốc hôm 11/3 thề sẽ đánh trả mạnh mẽ đối với cuộc tiến công của Triều Tiên, mở ra khả năng một cuộc đụng độ nhỏ có thể biến thành một cuộc chiến tranh rộng lớn.
Dù không được chú ý nhiều như những lời đe dọa sẽ tấn công hạt nhân với Washington để đáp trả các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc, một câu trong tuyên bố của Bộ chỉ huy tối cao quân đội Triều Tiên ngày 5/3 nêu rõ: "Triều Tiên sẽ tiến hành một cuộc tấn công công lý vào bất cứ mục tiêu nào, vào bất cứ thời điểm nào mình muốn và không có giới hạn".
Những từ ngữ đó có mối liên hệ lạnh lùng với quá khứ gần đây khi Bình Nhưỡng, tức giận vì cảm thấy bị coi thường, sau đó chịu đựng một thời gian trước khi tiến hành trả thù đối với Hàn Quốc. Triều Tiên thề là sẽ trả đũa sau các vụ đụng độ hải quân với Hàn Quốc trong những năm 1999 và 2009, và sau đó được cho là đánh chìm một tàu chiến rồi nã pháo lên một hòn đảo của Hàn Quốc làm cho 50 binh sĩ và dân thường nước này thiệt mạng năm 2010.
Những cuộc tiến công cách đây 3 năm "là những điều nhắc nhở sinh động về khả năng và ý đồ của chế độ này". Bruce Klingner, cựu quan chức tình báo Mỹ hiện đang làm việc tại Quỹ Heritage ở Washington gần đây đã viết như vậy trên trang mạng của tổ chức này.
Những căng thẳng mới đây gần như là một hình ảnh phản chiếu của những gì đã xảy ra trong năm 2009, khi các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc được áp đặt đối với các vụ thử hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, và Bình Nhưỡng đã phản ứng một cách giận dữ. Trong tháng 11 năm đó, Seoul tuyên bố đã chiến thắng trong một trận hải chiến với Triều Tiên, và Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ trả thù.
Tháng 3 năm 2010, tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc bị chìm trên biển Hoàng Hải khiến 46 thủy thủ thiệt mạng. Hàn Quốc cáo buộc rằng Triều Tiên đã bắn ngư lôi vào chiếc tàu nhưng Bình Nhưỡng luôn bác bỏ điều này.
Vụ đánh chìm tàu Cheonan có lẽ là một sự trả đũa đối với thất bại của hải quân bốn tháng trước đó, ông Koh Yu-hwan, một chuyên gia về Triều Tiên tại đại học Dongguk của Seoul nhận xét.
Tháng 12/2010, Triều Tiên đã cảnh báo Hàn Quốc cần phải hủy bỏ việc tập trận bắn đạn thật thường niên trên đảo Yeonpyeong, chỉ cách lãnh thổ Triều Tiên 11,2 km và nằm trong biển Hoàng Hải mà Triều Tiên nói là phần lãnh thổ của họ.
Hàn Quốc vẫn tiếp tục cuộc tập trận, và còn bắn đạn thật vào khu vực biển ngoài khơi Triều Tiên. Đáp lại hành động này, Triều Tiên đã nã pháo xuống hòn đảo, giết chết hai dân thường và hai lính thủy đánh bộ của Hàn Quốc.
Seoul đã đáp trả bằng các loạt pháo kích của mình. Nhưng chính phủ lúc đó của Tổng thống Lee Mung-bak bị chỉ trích mạnh về cái bị coi là phản ứng chậm và yếu ớt. Ông Lee, một người bảo thủ đã làm Triều Tiên tức giận bằng cách chấm dứt "chính sách ánh dương" có nội dung chuyển các khoản viện trợ khổng lồ kèm theo một số điều kiện của chính phủ tự do trước đó, hứa hẹn sẽ trả đũa ồ ạt nếu bị Triều Tiên tấn công lần nữa.
Chính phủ của tổng thống mới Park Geun-hye, cũng vẫn là một chính phủ bảo thủ, đã đưa ra những bình luận tương tự, mặc dù bà từng nói rằng sẽ cố gắng xây dựng lòng tin với Triều Tiên và tìm cách nối lại đối thoại hai miền cũng như vận chuyển viện trợ.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 12/3 nhắc lại rằng họ sẽ đáp trả một cách mạnh mẽ đối với bất kỳ một cuộc tấn công nào từ phía bắc. Người phát ngôn của bộ này, ông Kim Min-seok nói rằng không có dấu hiệu nào chứng tỏ Triều Tiên sẽ sớm tấn công, nhưng ông cảnh báo rằng nếu Bình Nhưỡng tấn công, miền bắc sẽ phải chịu "thiệt hại hơn nhiều" so với những gì gây ra cho Hàn Quốc.
Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un hôm 11/3 đến thăm một đơn vị pháo binh cạnh khu vực biển tranh chấp với Hàn Quốc, và ông đã kêu gọi những người lính hãy "cảnh giác cao độ" vì chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào, theo truyền thông chính thức nhà nước Triều Tiên.
Nếu chiến tranh nổ ra, Mỹ sẽ nắm vai trò kiểm soát quân đội Hàn Quốc, do hai nước là đồng minh từ nhiều thập kỷ qua, kể từ khi Mỹ can thiệp vào cuộc chiến tranh Triều Tiên trong giai đoạn giữa thế kỷ trước. Tuy nhiên Hàn Quốc đã khẳng định rằng họ có quyền chủ quyền, và sự cần thiết về chính trị buộc họ phải mạnh mẽ đáp trả các cuộc tấn công của Triều Tiên trong tương lai.
Các nhà phân tích cho rằng dấu hiệu về thời điểm Triều Tiên có thể tấn công có lẽ nằm trong khoảng thời gian của những lời đe dọa mới đây. Triều Tiên rất tức giận đối với cuộc tập trận hàng năm của Mỹ-Hàn đang diễn ra và kéo dài đến tận cuối tháng 4.
Bình Nhưỡng ít có khả năng tiến hành một cuộc tiến công trong lúc hỏa lực của Mỹ tập trung cao độ ở đây. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng Triều Tiên có thể tiến công Hàn Quốc sau khi cuộc tập trận kết thúc.
Chon Hyun-joon, một nhà phân tích tại Viện nghiên cứu thống nhất quốc gia do chính phủ tài trợ ở Seoul nói: "Họ im lặng khi căng thẳng lên cao và các loại vũ khí hiện đại được đưa đến Hàn Quốc để tập trận".
Lịch sử chỉ ra rằng điểm nóng có khả năng nhất là vùng biển Hoàng Hải, nơi mà Triều Tiên thường phàn nàn về ranh giới biển từ những năm 1950. Tư lệnh Liên Hợp Quốc do Mỹ dẫn đầu đã vẽ ra đường phân giới phía bắc sau khi thất bại trong đàm phán về một đường biên giới hậu cuộc chiến tranh Triều Tiên. Bình Nhưỡng cho rằng đường phân giới này có lợi cho Hàn Quốc.
Các trận chiến đẫm máu trên biển trong các năm 1999, 2002 và 2009, và các vụ nã pháo của Triều Tiên xuống đảo Yeonpyeong năm 2010 đã diễn ra chỉ trong vài tuần sau các cuộc tập trận hàng năm giữa Mỹ và Hàn Quốc. Trong những trường hợp đó và trong cuộc tập trận đang diễn ra hiện nay, truyền thông nhà nước Triều Tiên đã phản ứng với trò chơi chiến tranh bằng những lời phê phán gay gắt, gọi các cuộc tập trận là sự chuẩn bị cho một cuộc xâm lược miền bắc.
Triều Tiên đôi khi phải mất hàng tháng trời mới đưa ra được những lời đe dọa hoặc cảnh cáo đôi khi bí hiểm, nhưng họ cũng hành động rất nhanh.
Theo Victor Cha, nguyên là cố vấn châu Á cho tổng thống G.W. Bush và Ellen Kim, chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế ở Washington, kể từ năm 1992, Triều Tiên luôn có ý định gây khiêu khích trong vòng vài tuần lễ mỗi khi Hàn Quốc tổ chức lễ nhậm chức cho tổng thống. Tổng thống mới của Hàn Quốc vừa tổ chức lễ nhậm chức vào ngày 25/2.
"Hãy chờ một cuộc khiêu khích của Triều Tiên trong vài tuần tới", Cha và Kim đã khẳng định như vậy ngày 13/3.
Theo VNE
Triều Tiên tập trận pháo binh nhằm vào đảo HQ Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vừa chỉ huy cuộc tập trận pháo binh nhằm vào đảo của Hàn Quốc trên biển Hoàng Hải, báo chí Triều Tiên cho biết hôm nay (14/3). Hãng thông tấn nhà nước KCNA thông báo ông Kim Jong-un giám sát các cuộc tập trận pháo binh để kiểm tra khả năng vận hành trên chiến trường...