Triều Tiên có thể sắp nối lại thử hạt nhân
Tình báo Mỹ nhận định Triều Tiên có thể nối lại thử hạt nhân và tên lửa xuyên lục địa trong năm nay để chia rẽ Washington và đồng minh.
“Triều Tiên có thể thực hiện các hành động gây hấn và có nguy cơ gây bất ổn nhằm tái định hình môi trường an ninh, cũng như tìm cách gây bất đồng giữa Mỹ và các đồng minh. Những nỗ lực này có thể bao gồm nối lại thử vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ( ICBM)”, giám đốc tình báo quốc gia Mỹ Avril Haines nói trong cuộc điều trần trước Ủy ban Tình báo Thượng viện hôm 14/4.
Phát biểu được đưa ra chỉ một ngày sau khi tình báo Mỹ công bố báo cáo về những mối đe dọa toàn cầu, trong đó cho rằng lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể xem xét nối lại thử vũ khí chiến lược nhằm giành lợi thế đàm phán trước Washington.
Mẫu ICBM mới được Triều Tiên công bố trong cuộc duyệt binh ngày 10/10/2020. Ảnh: KCNA .
Video đang HOT
“Chúng tôi cho rằng Kim Jong-un coi vũ khí hạt nhân là biện pháp răn đe cao nhất nhằm chống lại sự can thiệp từ nước ngoài. Lãnh đạo Triều Tiên tin rằng cộng đồng quốc tế sẽ phải dần chấp nhận thực tế Bình Nhưỡng là cường quốc hạt nhân”, báo cáo có đoạn viết.
Tướng David VanHerck, chỉ huy Bộ tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ (NORAD) và Bộ tư lệnh Phương Bắc Mỹ, tháng trước nhấn mạnh Triều Tiên có thể sớm nối lại những vụ thử tên lửa tầm xa để kiểm tra mẫu ICBM được hé lộ trong cuộc duyệt binh hồi tháng 10/2020.
“ICBM mới có kích thước lớn hơn và tính năng vượt trội so với phiên bản từng phóng năm 2017, tăng thêm mối đe dọa nhằm vào lãnh thổ Mỹ. Chính quyền Triều Tiên cho thấy họ không còn bị ràng buộc bởi lệnh ngừng thử hạt nhân và ICBM tự áp đặt hồi năm 2018, vậy nên Kim Jong-un có thể sẽ bắt đầu thử nghiệm một mẫu ICBM cải tiến trong tương lai gần”, tướng VanHerck nói.
Triều Tiên từ lâu đã sử dụng các vụ thử hạt nhân, tên lửa để leo thang căng thẳng và thúc đẩy những mục tiêu do nước này đề ra. Hai vụ thử tên lửa hồi cuối tháng 3 cho thấy Bình Nhưỡng dường như đã kết thúc giai đoạn chờ đợi kể từ khi Biden lên nắm quyền.
Động thái này khiến Tổng thống Mỹ Joe Biden thừa nhận rằng Triều Tiên đã trở thành vấn đề chính sách đối ngoại hàng đầu mà ông đang phải đối mặt, trái ngược với thái độ trước đó khi ông chủ Nhà Trắng hoàn toàn không nhắc đến Bình Nhưỡng trong phát biểu đầu tiên về chính sách đối ngoại hồi tháng 2.
Chuyên gia: Nga là nước duy nhất có thể tấn công hạt nhân quy mô lớn vào Mỹ
Theo chuyên gia, Nga là quốc gia duy nhất trên thế giới có thể thực hiện đòn tấn công hạt nhân lớn nhằm vào Mỹ, do đó chính quyền Biden cần tập trung kiềm chế Nga.
Các tài liệu vừa công bố tại Mỹ đã đề cập đến vấn đề xem xét các lựa chọn tối ưu để cải thiện kho vũ khí hạt nhân của nước này. Theo các tài liệu này, chính quyền mới của Mỹ đang tìm cách cải thiện kho vũ khí hạt nhân, đồng thời đưa ra 2 lựa chọn. Đó là loại bỏ hoàn toàn các tên lửa xuyên lục địa (ICBM) Minuteman hoặc thay thế chúng bằng các ICBM mới trong thời gian sớm nhất.
Hai nhà báo Garrett Hink và Pranay Waddi của tờ War On The Rocks đã đưa ra các bình luận về kho vũ khí của Mỹ. Chuyên gia cho rằng, đây là một cách tiếp cận khá cấp tiến. Song cần lưu ý rằng, chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ phải đưa ra lựa chọn thay thế, nhằm kéo dài tuổi thọ của các ICBM Minuteman.
Nga là quốc gia duy nhất có khả năng tấn công hạt nhân quy mô lớn nhằm vào Mỹ.
Các chuyên gia này nhấn mạnh rằng, ngày nay, " mối đe dọa về một cuộc tấn công hạt nhân trên quy mô lớn là cực kỳ nhỏ ". và " Nga là quốc gia duy nhất trên thế giới có thể thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân lớn nhằm vào Hoa Kỳ ".
Hink và Pranai đồng thời cho biết, không thể loại bỏ khả năng tấn công từ Trung Quốc và Triều Tiên. Nhưng " nỗ lực sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả các quốc gia này sẽ dẫn đến thực tế là các ICBM của Mỹ sẽ bay qua lãnh thổ của Nga ".
Tác giả Hink và Pranai chỉ rõ, trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân của Mỹ chống lại Trung Quốc hoặc Triều Tiên, Nga chắc chắn sẽ bị lôi kéo vào.
" Các đòn tấn công của các ICBM hạt nhân di chuyển qua lãnh thổ Nga có thể gây ra đòn trả đũa hạt nhân từ Nga. Do đó hầu như sẽ loại trừ khả năng xảy ra một cuộc tấn công nhằm vào Trung Quốc và Triều Tiên từ Mỹ ", chuyên gia viết.
Theo các chuyên gia này, chính quyền Biden nên tập trung vào vấn đề kiềm chế Nga trước nguy cơ về các cuộc tấn công hạt nhân ở quy mô lớn. Các ICBM của quân đội Mỹ vẫn phù hợp cho nhiệm vụ này, song cần được nâng cấp bằng cách mở rộng phạm vi tác chiến.
Tên lửa có thể giúp tàu ngầm Triều Tiên đe dọa đảo Guam Tên lửa Pukguksong-5 mới của Triều Tiên có tầm bắn khoảng 3.000 km, cho phép tàu ngầm nước này tập kích đảo Guam từ vùng biển gần bờ. Triều Tiên đêm 14/1 tổ chức duyệt binh tại thủ đô Bình Nhưỡng với sự tham gia của hàng loạt khí tài quân sự, trong đó nước này lần đầu ra mắt tên lửa đạn...