Triều Tiên có thể đẩy mạnh thử tên lửa trước thềm bầu cử Mỹ
Ngày 19/12, Triều Tiên tuyên bố vụ phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới nhất là nhằm kiểm tra mức sẵn sàng của lực lượng hạt nhân trước sự đối đầu ngày càng gia tăng của Mỹ.
Triều Tiên xác nhận phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-18 ngày 18/12/2023. Ảnh: KCNA/TTXVN
Qua tuyên bố trên, các nhà phân tích an ninh dự đoán Bình Nhưỡng sẽ triển khai nhiều vụ thử vũ khí quân sự hơn nữa trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào năm tới.
Truyền thông nhà nước Triều Tiên cho biết nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã trực tiếp theo dõi vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-18 hôm 18/12 tại một địa điểm ở phía Đông thủ đô Bình Nhưỡng.
Theo truyền thông địa phương, tên lửa trên đã đạt độ cao 6.518 km, bay 1.002 km và đánh chính xác mục tiêu đã định trên một vùng biển vắng vẻ.
Theo Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), ông Kim Jong-un tuyên bố vụ phóng tên lửa Hwasong-18 mới nhất đã gửi một tín hiệu rõ ràng tới các thế lực thù địch.
Vụ phóng trên diễn ra sau khi Washington và các đồng minh Tokyo và Seoul thông báo kích hoạt hệ thống chia sẻ dữ liệu tên lửa thời gian thực, nhằm tăng cường hợp tác an ninh ba bên ứng phó với chương trình phát triển tên lửa của Triều Tiên.
Động thái đó đã khiến nhà lãnh đạo Triều Tiên phản ứng đáp trả bằng các hành động quân sự mạnh mẽ. Ông Kim Jong-un được cho là đang thể hiện quyết tâm chứng minh rằng sức mạnh hạt nhân đang lên của Triều Tiên có thể chống chọi được áp lực trừng phạt quốc tế.
Bộ Quốc phòng Triều Tiên cáo buộc dự án chia sẻ dữ liệu tên lửa theo thời gian thực của Mỹ là một sự đối đầu công khai với Bình Nhưỡng. KCNA cho biết: “Nỗ lực sử dụng lực lượng vũ trang chống Triều Tiên sẽ phải đối mặt với sự đáp trả phủ đầu”.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái) thị sát vụ phóng tên lửa Hwasong-18, ngày 18/12/2023. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Vụ phóng ICBM của Triều Tiên cũng xảy ra ngay sau khi tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Missouri của Mỹ cập cảng một căn cứ hải quân quan trọng ở Busan, cách Seoul 320km, hôm 17/12.
Đây là vụ thử ICBM thứ năm của Triều Tiên trong năm nay. Trước đó đã có hai vụ bắn thử ICBM Hwasong-18 vào tháng 4 và tháng 7, cũng như các vụ phóng ICBM Hwasong-15 và Hwasong-17 lần lượt vào tháng 2 và tháng 3.
Giáo sư Yang Moo-jin tại Đại học Nghiên cứu Triều Tiên ở Seoul nhận định với chuyên trang This Week in Asia rằng vụ thử ICBM đó nhằm mục đích thể hiện các chương trình phát triển quân sự trên bán đảo Triều Tiên thuộc về Triều Tiên, chứ không phải Mỹ và Hàn Quốc. Ông Yang dự báo rằng Triều Tiên sẽ tăng cường phô trương sức mạnh nhằm vào Mỹ trong năm tới thông qua một loạt hành động quân sự, trong bối cảnh cuộc bầu cử ở Mỹ diễn ra với yếu tố địa chính trị có thể đóng một vai trò nổi bật.
Tại Mỹ, cựu Tổng thống Donald Trump đang thể hiện bản thân là một đối thủ cạnh tranh tiềm năng nhất của Tổng thống đương nhiệm Joe Biden. Ông Trump đã gặp gỡ nhà lãnh đạo Triều Tiên nhiều lần khi còn đương chức, trong đó có cả hai hội nghị thượng đỉnh ở Singapore và Việt Nam.
Giáo sư Yang Moo-jin cho hay các hành động mà Triều Tiên có thể thực hiện bao gồm phóng thêm vệ tinh do thám quân sự, tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng vươn tới Mỹ và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm.
Tuy nhiên, điều đáng kể nhất là Triều Tiên sẽ muốn phóng thử ICBM ở góc nghiêng ít hơn so với trước đây. Bởi lẽ, Bình Nhưỡng sẽ cần đánh giá liệu tên lửa của họ có khả năng sống sót sau khi quay trở lại bầu khí quyển mà không bốc cháy hay không.
Ông Yang tin rằng Triều Tiên sẽ tiếp tục đặt cược vào năm tới để giành được ưu thế trong các cuộc đàm phán có khả năng được nối lại sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Triều Tiên trước đây từng tuyên bố sẽ không bao giờ nhân nhượng trong vấn đề vũ khí hạt nhân.
Ông Frank Aum, chuyên gia cấp cao về Đông Bắc Á tại Viện Hòa bình Mỹ, cảnh báo: “Cô lập, gây áp lực và răn đe là những công cụ không phù hợp để kiềm chế Triều Tiên”. Viết trên tạp chí Foreign Affairs, ông Frank Aum tin rằng phi hạt nhân hóa Triều Tiên có thể là một mục tiêu bất khả thi, nhưng nếu xảy ra thì cũng không nên bằng cách ép buộc.
Chuyên gia Aum cho rằng Mỹ nên thực hiện các bước hữu nghị hơn để tăng cường sự tham gia và xây dựng niềm tin nhằm giảm thiểu rủi ro xảy ra chiến tranh hạt nhân.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-18 của Triều Tiên được chuyển tới địa điểm phóng, ngày 18/12/2023. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Thực tế, các chính sách hiện nay của Mỹ và Hàn Quốc đối với Triều Tiên dường như nhằm mục đích buộc nước này quay trở lại bàn đàm phán bằng các biện pháp trừng phạt và áp lực quân sự.
Ông Lim Eul-chul, chuyên gia về Triều Tiên tại Viện Nghiên cứu Viễn Đông thuộc Đại học Kyungnam, suy đoán Washington lo ngại rằng bất kỳ cử chỉ hòa giải nào đối với Bình Nhưỡng sẽ làm suy yếu liên minh với Hàn Quốc và Nhật Bản.
Và do đó, trong những tháng tới, Triều Tiên có thể đáp trả mạnh mẽ bằng các hành động quân sự nhằm phản ứng với các cuộc tập trận quân sự của Mỹ và Hàn Quốc, làm gia tăng căng thẳng quân sự. Đáng chú ý, vấn đề là hiện tại không có công cụ nào có thể ngăn chặn vòng luẩn quẩn căng thẳng leo thang này.
Lo ngại tình hình an ninh bán đảo Triều Tiên
Hàn Quốc và Nhật Bản ra cảnh báo sau khi CHDCND Triều Tiên đưa chính sách tăng cường lực lượng hạt nhân vào hiến pháp.
Hãng thông tấn KCNA hôm qua đưa tin CHDCND Triều Tiên đã đưa chính sách tăng cường lực lượng hạt nhân vào hiến pháp sửa đổi. Quyết định này được đưa ra tại kỳ họp thứ 9 của Hội đồng Nhân dân tối cao khóa 14 (SPA, tức Quốc hội Triều Tiên), diễn ra từ ngày 26 - 27.9.
Ông Kim Jong-un (giữa, ở hàng trước) tại kỳ họp. Ảnh AFP
"Sự kiện lịch sử"
Phát biểu tại kỳ họp của SPA, nhà lãnh đạo Kim Jong-un nhấn mạnh Triều Tiên quyết định bổ sung điều 58 chương 4 của hiến pháp để đảm bảo quyền tồn tại và phát triển của đất nước, răn đe chiến tranh và bảo vệ hòa bình khu vực cũng như toàn cầu bằng cách phát triển nhanh chóng vũ khí hạt nhân lên tầm cao hơn. "Đây là sự kiện lịch sử mang lại đòn bẩy chính trị mạnh mẽ nhằm tăng cường đáng kể khả năng phòng thủ quốc gia", ông Kim phát biểu.
Cũng tại kỳ họp trên, nhà lãnh đạo Kim nói rằng việc thành lập cái ông gọi là "liên minh quân sự tam giác" giữa Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản "cuối cùng đã dẫn đến sự xuất hiện của "NATO phiên bản châu Á". Ông Kim còn cho rằng Mỹ cũng "tối đa hóa các mối đe dọa chiến tranh hạt nhân" bằng cách nối lại các cuộc tập trận chung chiến tranh hạt nhân quy mô lớn và đưa việc triển khai các khí tài hạt nhân chiến lược của mình đến gần bán đảo Triều Tiên trên cơ sở lâu dài.
Từ đó, nhà lãnh đạo nhấn mạnh cần nhanh chóng tăng cường kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên và đa dạng hóa khả năng tấn công hạt nhân, cũng như triển khai khả năng này cho các quân chủng.
Cảnh báo rắn từ láng giềng
Bộ Thống nhất Hàn Quốc hôm qua cho rằng hiến pháp sửa đổi của Triều Tiên cho thấy "ý chí vững chắc" của Bình Nhưỡng trong việc không từ bỏ chương trình hạt nhân. "Chúng tôi tái nhấn mạnh Triều Tiên sẽ đối mặt với sự kết thúc chế độ nếu sử dụng vũ khí hạt nhân", Bộ Thống nhất Hàn Quốc cảnh báo, theo Reuters.
Binh sĩ Mỹ bị Triều Tiên trục xuất đã đến Texas
Binh sĩ Travis King (23 tuổi) đã được máy bay đưa đến một căn cứ quân sự ở bang Texas (Mỹ) vào sáng 28.9 sau khi bị trục xuất khỏi Triều Tiên, theo CNN. Chính phủ Mỹ cho biết khi trở về, King trước tiên sẽ trải qua đánh giá, sau đó là quá trình tái hòa nhập để có thể đoàn tụ với gia đình, theo Reuters.
Trước đó, KCNA ngày 27.9 cho hay Triều Tiên quyết định trục xuất King sau khi binh sĩ này khai rằng anh ta vào Triều Tiên bất hợp pháp vì vỡ mộng về xã hội Mỹ bất bình đẳng. King lẽ ra phải có mặt trên chuyến bay về Mỹ vào ngày 17.7 sau gần 2 tháng bị giam giữ ở căn cứ tại Hàn Quốc do vi phạm điều lệ trong quân ngũ. Tuy nhiên, anh ta lại rời sân bay và tham gia một đoàn du lịch tham quan Bàn Môn Điếm trước khi tách đoàn bỏ trốn sang Triều Tiên. Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh việc thả King "chỉ diễn ra một lần" và không phải là dấu hiệu của sự "đột phá" trong mối quan hệ Mỹ - Triều, theo AFP.
Hàn Quốc duyệt binh "dương oai" sau 10 năm gián đoạn, cảnh báo Triều Tiên
Ngoài ra, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno cùng ngày cảnh báo: "Việc phát triển hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên đặt ra mối đe dọa đối với hòa bình và an toàn của đất nước chúng tôi cũng như cộng đồng quốc tế và không bao giờ có thể được dung thứ". Ông Matsuno nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ hợp tác với Mỹ, Hàn Quốc và phần còn lại của cộng đồng quốc tế nhằm thực hiện đầy đủ các nghị quyết liên quan của HĐBA LHQ và phi hạt nhân hóa hoàn toàn Triều Tiên".
Triều Tiên xác nhận phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-18 Triều Tiên xác nhận nước này đã phóng thử tên lửa liên lục địa (ICBM) Hwasong-18 sử dụng nhiên liệu rắn vào sáng 12/7, khẳng định quả đạn đã chứng minh được độ tin cậy. Hình ảnh vụ phóng tên lửa của Triều Tiên do KCNA đăng tải. Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 13/7 xác nhận nước này sáng...