Triều Tiên chuyển thông điệp muốn có quan hệ tốt với Mỹ
Chính quyền Triều Tiên đã cơ bản cắt đứt liên lạc với Mỹ trong năm 2020, nhưng lại tiếp cận một ủy ban của Nghị viện châu Âu vài ngày trước khi diễn ra bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 – bài điều tra độc quyền của tờ Wall Street Journal ngày 31/12 cho biết.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội, tháng 2/2019.
Một nguồn tin ngoại giao có điều kiện tiếp xúc với một nghị sĩ thuộc Nghị viện châu Âu (EP) trong tháng 12 đã xác nhận thông tin này. Đây là tiếp xúc gần như là duy nhất của Bình Nhưỡng với bên ngoài trong vài tháng trở lại đây.
Chính quyền nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã cơ bản cắt đứt liên hệ với Mỹ trong năm 2020. Triều Tiên đã đóng cửa biên giới để chống COVID-19. Hầu hết sứ quán các nước ở Bình Nhưỡng đều đã đóng cửa. Còn đại diện Triều Tiên có động thái chỉ trích các nỗ lực đàm phán hòa bình mà Mỹ và Hàn Quốc theo đuổi.
Nhưng vài ngày trước khi diễn ra bầu cử tổng thống Mỹ, Triều Tiên đã tiếp cận một ủy ban của EP chuyên về xử lý quan hệ trên bán đảo Triều Tiên, đề nghị xúc tiến một cuộc gặp trực tuyến. Người đứng đầu phái đoàn EP, ông Lukas Mandl, đã đồng ý tổ chức cuộc đàm thoại truyền hình video với sự tham dự của Đại sứ Triều Tiên tại Đức – nguồn tin ẩn danh thạo tin cho biết.
Video đang HOT
Giới chức sứ quán Triều Tiên tại Berlin đề xuất ngày tiến hành gặp gỡ là vào đầu tháng 12. Trong khoảng thời gian đàm thoại kéo dài khoảng một tiếng, đại sứ Triều Tiên tái khẳng định mục tiêu muốn thiết lập quan hệ vững chắc với Mỹ một khi Washington từ bỏ chính sách thù địch chống Bình Nhưỡng. Quan điểm này đã được đại diện EP đánh giá cao, nó cho thấy chính quyền nhà lãnh đạo Kim Jong-un không có tư tưởng tiêu cực khi tổng thống đắc cử Joe Biden chuẩn bị nhậm chức.
Trong trao đổi, hai bên cũng bày tỏ hy vọng sẽ gửi phái đoàn thăm viếng lẫn nhau, vào khoảng thời gian mùa thu năm 2021. EP không có vai trò lớn trong các quyết định chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), nhưng những nghị sĩ của châu Âu lại có các mối quan hệ chính trị rộng khắp trong khối.
Vài năm trở lại đây, các đồng minh của Mỹ ở châu Âu đóng vai trò là một kênh trung gian giúp thúc đẩy tiếp xúc giữa Washington và Bình Nhưỡng, trong điều kiện hai bên gặp bế tắc trong các cuộc đàm phán hạt nhân.
Ông Mandl, chủ tịch phái đoàn nghị viện châu Âu đặc trách tình hình bán đảo Triều Tiên, đã lên tiếng xác nhận có cuộc trao đổi với đại sứ Triều Tiên. Trong khi đó Đại sứ quán Triều Tiên tại Đức không phản hồi trước đề nghị cho biết phản ứng trước thông tin mà tờ Wall Street Journal nêu.
Đảng Lao động Triều Tiên dự kiến sẽ tiến hành đại hội đảng trong một vài ngày tới, một sự kiện mà nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại đó có thể sẽ chuyển một hình thức thông điệp tới chính quyền tổng thống đắc cử Joe Biden về quan hệ Mỹ-Triều, ngay trước thời điểm nước Mỹ cũng chào đón chính quyền mới.
Triển vọng đàm phán, đối thoại hòa bình Mỹ-Triều dưới thời Joe Biden là chưa rõ ràng. Đội ngũ cố vấn của ông Biden cho rằng có không gian cho đàm phán song phương. Ông Antony Blinken, người được ông Biden đề cử vị trí Ngoại trưởng, cũng lên tiếng ủng hộ giải pháp đối thoại với Triều Tiên, nhưng là đóng băng hạt nhân trước rồi sau đó mới đến dỡ bỏ lệnh cấm vận.
Bán đảo Triều Tiên 2021: ICBM " chào mừng" tân Tổng thống Mỹ?
Có dự đoán cho rằng có nhiều khả năng Triều Tiên sẽ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) trong những ngày đầu cầm quyền của ông Joe Biden.
Viện nghiên cứu chính sách ASAN của Hàn Quốc nhận định, việc Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden hình thành đội ngũ chính sách đối ngoại cho thấy chính quyền mới có thể thay đổi cách tiếp cận so với Tổng thống Donald Trump. Không giống Tổng thống Trump thích các thỏa thuận lớn, ông Biden có khuynh hướng bắt đầu từ những thỏa thuận nhỏ hơn.
Có dự đoán cho rằng có nhiều khả năng Triều Tiên sẽ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) trong những ngày đầu cầm quyền của ông Joe Biden. Ảnh: AP
Trong cuộc tranh luận với Tổng thống Trump trước cuộc bầu cử, ông Biden cũng đề cập khả năng gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nhưng với điều kiện.
"Bán đảo Triều Tiên nên là một khu vực phi hạt nhân. Tôi chấp nhận cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un với điều kiện Triều Tiên phải chấp thuận giảm năng lực hạt nhân của mình", ông Biden nói.
Điều kiện đặt ra được đánh giá là rất khó chấp nhận từ phía Triều Tiên, có thể buộc nước này phải cân nhắc phóng ICBM nhằm phá vỡ thế bế tắc. Viện nghiên cứu Asan đưa ra hai kịch bản. Thứ nhất, Triều Tiên có thể thử tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm hay tên lửa đạn đạo tầm ngắn trước để đánh giá động thái của Mỹ, trước khi đưa ra quyết định có phóng ICBM hay không. Một viễn cảnh khác đó là Triều Tiên có thể phóng ICBM ngay từ đầu để "răn đe và khẳng định thế chủ động". Báo cáo cho rằng, khả năng đầu tiên dễ xảy ra hơn và phụ thuộc vào mức độ khẩn cấp mà Triều Tiên đang phải giải quyết các khủng hoảng hiện nay.
Hiện cả Triều Tiên và Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden chưa có nhiều bình luận đề cập đến mối quan hệ giữa hai bên. Tuy nhiên với 8 năm làm phó Tổng thống, các chuyên gia dự đoán cách tiếp cận của ông Biden sẽ có nhiều điểm tương đồng như dưới thời chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Barak Obama. Bán đảo Triều Tiên sẽ tiếp tục rơi vào vòng xoáy kiểm soát, răn đe, trừng phạt và cô lập.
Tuy vậy, giới quan sát cũng nhận định, bán đảo Triều Tiên đã có nhiều thay đổi với những diễn biến khó lường. Thứ nhất, Triều Tiên hiện là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đúng nghĩa, bao gồm cả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Điều này sẽ khiến các cuộc "mặc cả" trên bàn đàm phán trở nên khó khăn hơn trước, có thể đẩy tình hình diễn biến xấu đi nhanh chóng.
Tuy nhiên điều này cũng mở ra một khả năng tươi sáng hơn. Vũ khí hạt nhân sẽ là một lá chắn mạnh mẽ đến mức Triều Tiên không cần phải thực hiện các hành động "răn đe hay thị uy" như thử tên lửa để "chào đón" tân Tổng thống Mỹ. Đây là bước ngoặt có thể giúp ông Biden mở cánh cửa đối thoại với Triều Tiên dễ dàng hơn.
Giới quan sát nhận định, sẽ là khôn ngoan khi Triều Tiên xem xét hướng đi thay thế này. Nó an toàn và hiệu quả hơn bất cứ biện pháp nào mà Triều Tiên áp dụng kể từ những năm 1980. Tuy nhiên điều này cũng phụ thuộc nhiều vào các chính sách của chính quyền Tổng thống đắc cử Joe Biden đưa ra. Vì vậy, những tháng đầu năm 2021 sẽ xác định quỹ đạo hành động của Triều Tiên không chỉ trong năm 2021 mà còn có thể cả 4 năm tới trên bán đảo Triều Tiên./.
EU và Trung Quốc ký kết thỏa thuận đầu tư toàn diện Hôm 30/12, các quan chức hàng đầu của Liên minh châu Âu và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ký kết một thỏa thuận đầu tư toàn diện song phương. Tại hội nghị tổ chức theo hình thức trực tuyến vào hôm 30/12, với sự tham dự của Chủ tich Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch Ủy ban châu...