Triều Tiên chuẩn bị phóng vệ tinh
Ngày 27/5, truyền thông khu vực dẫn nguồn tin từ Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết Triều Tiên đã thông báo cho phía Nhật Bản về kế hoạch của Bình Nhưỡng về việc phóng một tên lửa mang vệ tinh trong thời hạn 8 ngày, từ hôm nay cho đến nửa đêm 3/6.
Triều Tiên phóng thành công tên lửa đẩy mới Chollima-1, đưa vệ tinh trinh sát Malligyong-1 vào quỹ đạo từ Bãi phóng vệ tinh Sohae ở quận Cholsan, tỉnh Bắc Phyongan. Ảnh tư liệu: Yonhap/TTXVN
JCG nhấn mạnh kế hoạch trên bắt đầu được triển khai vào đêm 27/5. Thông báo của JCG xác định 3 vùng nguy hiểm trên biển được cho là khu vực nơi mảnh vỡ tên lửa sẽ rơi. Trong đó, 2 vùng ở phía Tây bán đảo Triều Tiên, vùng còn lại ở phía Đông của đảo Luzon của Philippines. Tuy nhiên, phía Bình Nhưỡng chưa chính thức xác nhận kế hoạch nêu trên.
Video đang HOT
Trước đó, Triều Tiên ngày 1/4 tuyên bố sẽ thúc đẩy phát triển lĩnh vực không gian và tái khẳng định kế hoạch phóng nhiều vệ tinh do thám trong năm nay, sau khi đưa vệ tinh đầu tiên thuộc loại này vào quỹ đạo hồi tháng 11/2023.
Triều Tiên đã phóng tên lửa Malligyong-1 vào năm ngoái sau hai lần thử thất bại vào tháng 5 và tháng 8 cùng năm. Bình Nhưỡng được cho là có kế hoạch đưa thêm 3 vệ tinh do thám vào quỹ đạo trong năm 2024.
Triều Tiên thử nghiệm vũ khí "thế hệ mới" hậu tập trận chung Mỹ-Hàn
Triều Tiên hôm 20/3 tuyên bố thử nghiệm thành công đối với động cơ sử dụng nhiên liệu rắn của tên lửa siêu vượt âm thế hệ mới dưới sự giám sát của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Theo Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA), nhà lãnh đạo nước này Kim Jong-un đã giám sát cuộc thử nghiệm được thực hiện hôm 19/3 bởi Cục quản lý tên lửa Triều Tiên tại bãi phóng vệ tinh Sohae.
KCNA cho biết, tại cuộc thử nghiệm, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đánh giá chiến lược quân sự của hệ thống vũ khí này cao ngang tầm với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM).
Những hình ảnh được KCNA chia sẻ cho thấy nhà lãnh đạo nước này đứng quan sát cuộc thử nghiệm từ xa cùng với các quan chức lãnh đạo khác và bày tỏ sự hài lòng trước kết quả thử nghiệm.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un giám sát cuộc thử nghiệm. Ảnh: KCNA
Cũng theo KCNA, cuộc thử nghiệm này nằm trong lịch trình phát triển hệ thống vũ khí mới. Cụ thể, một thời gian biểu về việc hoàn tất công tác phát triển hệ thống vũ khí tên lửa siêu vượt âm tầm trung thế hệ mới đã được xác định thông qua thành công của thử nghiệm quan trọng này.
Trước đó hôm 18/3, Triều Tiên cũng đã tiến hành tập trận bắn đạn thật sử dụng bệ phóng tên lửa đa nòng siêu lớn, cũng dưới sự giám sát của ông Kim Jong-un.
Hình ảnh cuộc thử nghiệm do Triều Tiên công bố. Ảnh: KCNA
"Cuộc tập trận nhằm chứng minh sức mạnh và khả năng tác chiến thực sự của hệ thống vũ khí thông qua thực hành tình huống cơ động đột xuất và phóng hỏa lực bất ngờ về phía đối phương, cũng như nâng cao nhuệ khí chiến đấu của lính pháo binh", KCNA nêu.
Reuters hôm 18/3 cũng dẫn lời quân đội Hàn Quốc và lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết Triều Tiên đã phóng tên lửa về phía Đông bán đảo Triều Tiên sáng cùng ngày. Tên lửa rơi ngoài vùng đặc quyền kinh tế Nhật Bản.
Các cuộc thử nghiệm và tập trận dồn dập của Triều Tiên cũng diễn ra ngay sau cuộc tập trận chung thường niên Lá chắn Tự do của quân đội Mỹ và Hàn Quốc, vốn kéo dài từ 4-14/3.
Theo quân đội Hàn Quốc, hai bên thực hiện khoảng 48 hoạt động thực địa, gấp hơn hai lần so với năm ngoái và không có địa điểm nào gần biên giới với Triều Tiên
Nhật Bản phóng vệ tinh do thám Nhật Bản ngày 12/1 đã phóng một tên lửa mang theo vệ tinh thu thập thông tin tình báo của chính phủ nhằm theo dõi các hoạt động tại các địa điểm quân sự ở Triều Tiên và cải thiện khả năng ứng phó với thiên tai. Tên lửa H2A được phóng ngày 12/1 của Nhật Bản. Ảnh AP/Kyodo News. Tên lửa H2A...