Giới chuyên gia nhận định về việc Triều Tiên phóng vệ tinh dồn dập
Các nhà phân tích cho rằng Triều Tiên dường như đã đạt được tiến bộ trong chương trình không gian, cho dù phóng tên lửa thất bại vào ngày 24/8 vừa rồi.
Hình ảnh do truyền thông Hàn Quốc phát trên truyền hình ở Seoul về vụ phóng thử một tên lửa mang theo vệ tinh do thám của Triều Tiên ngày 24/8. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 24/8, Triều Tiên cho biết nỗ lực phóng vệ tinh do thám thứ hai đã kết thúc thất bại. Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin Bình Nhưỡng đã phóng vệ tinh do thám Malligyong-1, được gắn trên tên lửa đẩy kiểu mới Chollima-1, nhưng xảy ra lỗi trong giai đoạn phóng thứ 3.
Vụ phóng này diễn ra chưa đầy ba tháng sau chuyến bay đầu tiên của tên lửa đẩy kiểu mới Chollima-1. Cơ quan Phát triển Hàng không Vũ trụ quốc gia (NADA) của Triều Tiên đã phóng vệ tinh trinh sát quân sự Malligyong-1 gắn trên Chollima-1 sáng 31/5 theo kế hoạch đã định, nhưng vụ phóng này đã thất bại.
Sau hai lần thất bại, giới chức Triều Tiên đã đặt mục tiêu đưa vệ tinh vào quỹ đạo trong tháng 10 tới.
Nhà nghiên cứu tên lửa Jeffrey Lewis tại Trung tâm Nghiên cứu Không phổ biến vũ khí hạt nhân James Martin, trong một bài đăng trên mạng xã hội X, đã phân tích: “Việc đặt lịch cho tháng 10 là khá táo bạo”. Theo ông, trước đây Triều Tiên chưa từng có lịch trình cụ thể như vậy.
Giáo sư Chang Young-keun tại Đại học Hàng không Vũ trụ Hàn Quốc đánh giá rằng việc Triều Tiên công bố lần phóng thứ ba vào tháng 10, gần như ngay lập tức, có thể mang hàm ý rằng không có vấn đề gì về hiệu quả hoạt động của tên lửa trong các giai đoạn một, giai đoạn hai và giai đoạn ba. Họ đã xác nhận vấn đề xảy ra ở thiết bị nổ khẩn cấp thông qua việc tiếp nhận dữ liệu từ xa.
Theo hãng thông tấn Reuters (Anh), Triều Tiên từng thể hiện mong muốn sở hữu một hệ thống vệ tinh do thám để giám sát quân đội Mỹ và Hàn Quốc. Và các nhà phân tích cho rằng tên lửa đẩy Chollima-1 có tiềm năng. Tuy nhiên, một số nhà quan sát đánh giá khoảng cách ngắn giữa các lần phóng cho thấy Bình Nhưỡng đang có mục tiêu chính trị.
Video đang HOT
Ông Yang Uk tại Viện Nghiên cứu Chính sách Asan ở Seoul lập luận: “Lịch trình có nhịp độ nhanh bất thường này cho thấy toàn bộ dự án tập trung vào việc nêu bật những thành tựu của Chủ tịch Kim Jong-un”.
Vụ phóng Chollima-1 hôm 31/5 diễn ra chỉ vài ngày sau khi Hàn Quốc lần đầu tiên đưa vệ tinh vào quỹ đạo bằng tên lửa đẩy sản xuất trong nước Nuri, và các quan chức ở Seoul vào thời điểm đó cho rằng Triều Tiên đã đẩy nhanh tiến độ để theo kịp.
Theo Reuters, Hàn Quốc đã lên kế hoạch gần một năm cho mỗi lần phóng tên lửa đẩy Nuri. Trong khi đó, Triều Tiên lên kế hoạch phóng Chollima-1 ba lần trong vòng chưa đầy sáu tháng.
Giáo sư Yang Moo-jin tại Đại học Nghiên cứu Triều Tiên ở Seoul lại có quan điểm rằng tháng 10 có thể là cơ hội cuối cùng để Chủ tịch Kim Jong-un đưa vệ tinh lên quỹ đạo trong năm nay. Ông nêu rõ: “Việc phóng sẽ khó khăn hơn vào mùa Đông do tốc độ và hướng gió, nên tháng 10 sẽ là lựa chọn cuối cùng để đạt được tiến bộ rõ rệt”.
Triều Tiên lên tiếng về nghị quyết của IMO liên quan đến vụ phóng tên lửa
Triều Tiên sẽ không thông báo cho Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) về các vụ phóng tên lửa sắp tới của họ.
Một vụ phóng tên lửa của Triều Tiền hồi tháng 1/2022. Ảnh: KCNA
Ngày 6/4, CHDCND Triều Tiên cảnh báo sẽ không thông báo trước cho Hàng hải Quốc tế (IMO) về các vụ phóng tên lửa của mình sau khi Liên hợp quốc thông qua nghị quyết lên án các vụ việc này.
Trong một bài bình luận do hãng thông tấn nhà nước đăng tải, chuyên gia phân tích Kim Myong Chol của Triều Tiên nhấn mạnh: "Khi IMO phản hồi thông báo trước của CHDCND Triều Tiên về vụ phóng vệ tinh bằng cách thông qua một "nghị quyết" chống, chúng tôi sẽ coi đây là một động thái chính thức thể hiện quan điểm rằng những thông báo trước của Triều Tiên không còn cần thiết nữa. Trong tương lai, IMO nên biết và tự mình triển khai các biện pháp phù hợp trong thời gian phóng vệ tinh của Triều Tiên, cũng như tính toán điểm rơi của các vật thể và sẵn sàng chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả các hậu quả ".
Trước đó, Ủy ban An toàn Hàng hải của IMO đã thông qua nghị quyết lên án các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự an toàn của hàng hải quốc tế và kêu gọi tuân thủ các quy tắc, bao gồm thông báo trước về bất kỳ vụ thử tên lửa nào.
Đây là nghị quyết đầu tiên của IMO lên án các vụ phóng của Bình Nhưỡng. Trong các phân loại tài liệu chính thức của IMO, các nghị quyết được coi là khuyến nghị mạnh mẽ nhất đối với các quốc gia thành viên. IMO trước đó đã ban hành các thông tư bày tỏ lo ngại về việc Bình Nhưỡng tiếp tục phóng tên lửa không báo trước vào các năm 1998, 2006 và 2016.
Chuyên gia phân tích người Triều Tiên lập luận rằng IMO đã "đưa ra nghị quyết như vậy" lần đầu tiên trong lịch sử, điều này chứng minh rằng tổ chức này "đã bị chính trị hóa hoàn toàn, từ bỏ sứ mệnh ban đầu là thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an ninh hàng hải".
Ông Kim Myong Chol nói thêm rằng việc cải thiện khả năng quân sự của Triều Tiên là quyền chủ quyền của đất nước, điều cần thiết để "bảo vệ an ninh quốc gia và người dân khỏi các hành động thù địch quân sự liều lĩnh hơn bao giờ hết của Mỹ và các lực lượng đồng minh và để bảo vệ hòa bình và ổn định khu vực".
"Đây là quyền hợp pháp của một quốc gia có chủ quyền được quy định rõ ràng trong Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế có liên quan", ông Chol nhấn mạnh.
Chuyên gia này nói thêm rằng Bình Nhưỡng tiến hành các cuộc tập trận bắn thử tên lửa theo "cách an toàn nhất" trong khi tính đến an ninh của các quốc gia khác và "cho đến nay không có thiệt hại nào". Triều Tiên cũng đã ban hành một cảnh báo hàng hải cho Cơ quan An ninh Hàng hải Nhật Bản và thông báo cho IMO về thời gian phóng và vị trí mà tên lửa có thể rơi xuống, mặc dù không bắt buộc phải làm như vậy.
Hôm 31/5, quân đội Hàn Quốc thông báo Triều Tiên đã phóng vật thể bay mà Bình Nhưỡng gọi là "phương tiện phóng không gian" về phía Nam, sau khi nước này đã thông báo kế hoạch trên hồi đầu tuần. Tuy nhiên vụ phóng này đã không đạt được mục tiêu theo sự thừa nhận từ Bình Nhưỡng.
"Tên lửa đẩy vệ tinh mới, Chollima-1, đã rơi xuống Biển Tây do mất lực đẩy vì động cơ khởi động bất thường ở tầng 2 sau khi tầng 1 tách ra trong chuyến bay bình thường", Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết.
Mặc dù vậy, vụ phóng tên lửa đẩy vệ tinh này đã khiến cho Hàn Quốc và Nhật Bản phải phát đi cảnh báo
Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc cho biết vụ phóng xảy ra vào khoảng 6h29 ngày 31/5. Hai phút sau, còi báo động không kích vang lên ở Seoul và một phút sau đó, một tin nhắn văn bản được gửi đi kêu gọi người dân "chuẩn bị sơ tán và cho phép trẻ em và người già di tản trước".
Sau đó, một tin nhắn khác lúc 6h41 nói rằng các cảnh báo đã được gửi đi do lỗi.
Hôm 29/5, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã cảnh báo họ sẽ phá hủy bất kỳ tên lửa nào của Triều Tiên đi vào lãnh thổ của nước này sau khi Bình Nhưỡng thông báo cho Tokyo về kế hoạch phóng một "vệ tinh" trong khoảng thời gian từ ngày 31/5 đến ngày 11/6.
Mặc dù vụ phóng tên lửa thất bại, nhưng đã gây ra cảnh báo khẩn cấp ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết một nhà ngoại giao cấp cao của nước này đã gọi vụ phóng vệ tinh của Triều Tiên là một sự việc nghiêm trọng mà Bình Nhưỡng đã lợi dụng công nghệ để vi phạm các quy tắc toàn cầu và làm xói mòn trật tự quốc tế.
Về phần mình, bà Kim Yo-jong, Phó Trưởng ban Tuyên truyền và Thông tin của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, cho biết nếu vụ phóng của Bình Nhưỡng bị chỉ trích, thì Mỹ và tất cả các quốc gia "đã từng phóng hàng nghìn vệ tinh" cũng cần phải bị lên án.
Bà Kim Yo-jong khẳng định Bình Nhưỡng sẽ sớm phóng lại vệ tinh trinh sát quân sự vào quỹ đạo không gian một cách chính xác, sau vụ phóng thất bại vừa qua.
Giới chuyên gia 'giải mã' thiết kế mới của tên lửa Triều Tiên Chollima-1 Các nhà phân tích ngày 1/6 cho biết tên lửa đẩy phóng vệ tinh mới của Triều Tiên dường như là một thiết kế mới và rất có thể sử dụng động cơ được phát triển cho tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của nước này. Vụ phóng tên lửa đẩy kiểu mới "Chollima-1" mang theo vệ tinh trinh sát quân...