Triều Tiên chưa thể phát động chiến tranh hạt nhân với Mỹ?
Hãng tin Kyodo đưa tin, trong phiên điều trần tại Quốc hội Mỹ hôm 12-3, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ (DNI) James Clapper nói rằng, Triều Tiên luôn sẵn sàng mở các cuộc tấn công quân sự vào các nước láng giềng mà không cần cảnh báo trước.
Trong báo cáo hàng năm về các mối đe dọa an ninh toàn cầu, được đệ trình lên Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ, ông Clapper nêu rõ: “Quân đội Triều Tiên đang sẵn sàng tiến hành các cuộc tấn công có giới hạn mà không cảnh báo trước hoặc có báo động hạn chế. Một ví dụ điển hình của dạng này là vụ đánh chìm tàu chiến của Hàn Quốc vào năm 2010 và vụ nã pháo vào một đảo Hàn Quốc ở Giới tuyến phía Bắc”.
Ông Clapper cũng cho biết: “Mặc dù có thể khẳng định Triều Tiên chỉ dùng vũ khí hạt nhân chống lại Mỹ và các lực lượng đồng minh trong trường hợp chính quyền của ông Kim Jong-un bị đe dọa, song vẫn chưa rõ quan điểm chính xác của Triều Tiên về mối đe dọa đó”.
Tên lửa tầm xa cùng với vụ thử hạt nhân mới đây của
Triều Tiên làm dấy lên những lo ngại của Mỹ
Quan chức tình báo Mỹ lưu ý rằng vụ phóng tên lửa hồi tháng 12-2012 và vụ thử hạt nhân lần thứ ba ngày 12-2 vừa qua của Triều Tiên biểu thị quyết tâm của Bình Nhưỡng trong việc “phát triển công nghệ tên lửa tầm xa, đây có thể là mối đe dọa trực tiếp đối với Mỹ và các nỗ lực của họ nhằm sản xuất và xuất khẩu tên lửa đạn đạo đang làm dấy lên những quan ngại về an ninh trong khu vực và trên toàn cầu”.
Ngoài ra, James Clapper cũng thừa nhận rằng tư duy chiến lược của Triều Tiên vẫn còn là một bí ẩn trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang gia tăng và cho rằng hơn một thập kỷ sau vụ tấn công khủng bố ngày 11-9-2001, Mỹ đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm tiềm tàng mới, bao gồm cả vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Ông Clapper thừa nhận khả năng rất nhỏ của việc Triều Tiên sẽ sử dụng tên lửa hạt nhân tấn công nước Mỹ, nhưng cho biết với một quốc gia khó đoán trước như Triều Tiên thì sẽ không được phép loại trừ khả năng xảy ra các động thái “vượt ngưỡng” này.
Trong báo cáo của mình, ông Clapper cũng đề cập tới một số mối đe dọa khác đối với Mỹ như nguy cơ bị các cuộc tấn công mạng làm tê liệt cơ sở hạ tầng quan trọng của đất nước, bất ổn tại khu vực Bắc Phi – Trung Đông, vấn đề hạt nhân Iran, biến đổi khí hậu.
Trong khi đó, cũng trong ngày 12-3, một cơ quan giám sát cho hay, rất khó có khả năng lần ra các dấu vết phóng xạ, “bằng chứng” của vụ thử, đặt ra nhiều nghi vấn quan trọng liên quan đến sự kiện này.
Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân
Video đang HOT
Việc thiếu bằng chứng khoa học dẫn đến khả năng khó xác định loại vật liệu phân hạch được sử dụng trong vụ thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên mà các máy giám sát địa chấn đã phát hiện được.
Tổ chức Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO) có một mạng lưới toàn cầu các trạm giám sát, được thiết kế để phát hiện dấu vết của các phóng xạ bị rò rỉ ra từ các vụ thử hạt nhân, cũng khẳng định chưa tìm thấy bất cứ “bằng chứng” nào như vậy.
Nhận định của các chuyên gia về khả năng Triều Tiên tấn công hạt nhân Mỹ
Về những vấn đề liên quan đến báo cáo của Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ, nhiều chuyên gia thế giới cũng đã đưa ra một số nhận định, trong đó hầu hết đều đánh giá Triều Tiên chưa đủ khả năng thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để lắp vào tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể vươn tới Mỹ.
Để thực hiện được điều đó, theo Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, Triều Tiên sẽ cần một số phương tiện chiến tranh hiện đại, bao gồm: tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM); đầu đạn hạt nhân kích cỡ nhỏ để tích hợp vào tên lửa; công nghệ phóng, điều khiển và bắn trúng mục tiêu.
Trong khi đó, ông Markus Schiller, chuyên gia về tên lửa của Đức cho rằng: “Nếu nhìn kỹ vào những tên lửa mà Triều Tiên trưng bày sẽ thấy có rất nhiều chi tiết ghi thông số sai trầm trọng. Điều đó cho thấy Triều Tiên đang vấp phải một số vấn đề kỹ thuật lớn trong chương trình phát triển tên lửa của họ. Những tên lửa này có khá nhiều chi tiết khác biệt, dẫn đến những sự bất hợp lý trong tổng thể về cấu trúc và thiết kế. Sẽ không bao giờ có thể nhìn thấy một quả tên lửa nào như thế trong thực tế cả.”
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng không chỉ ra chi tiết những vấn đề bất hợp lý trong thiết kế tên lửa Triều Tiên.
Hãng tin Bloomberg, dẫn các nguồn tin tình báo của quân đội Mỹ, cho rằng, Triều Tiên sẽ phải mất nhiều năm nữa mới có thể đạt tới khả năng đe dọa được Mỹ bằng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.
Ông Song Young-Keun, một vị tướng về hưu của quân đội Hàn Quốc nhận định rằng, xét về mặt tổng thể thì Triều Tiên vẫn chưa có khả năng chế tạo được một đầu đạn hạt nhân thu nhỏ gắn vào tên lửa liên lục địa.
Một chuyên gia phân tích khác cho rằng, Triều Tiên chắc chắn có khả năng tấn công các nước láng giềng trong khu vực như Hàn Quốc và Nhật Bản, hoặc có thể vươn tới đảo Guam của Mỹ. Nhưng chính quyền Kim Jong-un tuyên bố đã sẵn sàng khởi động cuộc chiến vũ khí hạt nhân với Mỹ là điều không thể và tất cả mọi người đều biết điều đó.
Trong khi đó, Người phát ngôn của Nhà Trắng, Jay Carney, tuyên bố: “Tôi có thể nói với mọi người rằng Mỹ hoàn toàn thừa khả năng chống lại bất kỳ cuộc tấn công nào bằng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên”. Thậm chí, các tướng lĩnh của Mỹ còn không tin Triều Tiên đã phát triển thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Ông Burwell Bell, cựu Tư lệnh Liên quân Mỹ – Hàn Quốc, ước tính rằng, Triều Tiên sẽ mất 5 đến 7 năm để hoàn thiện tên lửa đạn đạo liên lục địa. Vào thời điểm đó, Bình Nhưỡng mới có thể chạm tới nước Mỹ nhưng những thành phố khác như San Francisco và Seattle sẽ không cần phải hoảng sợ vì tên lửa nước này chưa đủ sức chạm tới. Thậm chí, các chuyên gia Mỹ còn tuyên bố có khả năng hạ tên lửa Triều Tiên trong giai đoạn đầu ngay sau khi phóng.
Theo ANTD
Triều Tiên bước vào "Câu lạc bộ" 9 cường quốc hạt nhân
Nối tiếp thành công của tên lửa đẩy kiêm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Unha-3 cuối tháng 12 vừa qua, thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3 thành công đã đưa Triều Tiên bước vào nhóm 9 cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân.
Ngày 12/02, trên đài truyền hình quốc gia Hàn Quốc phát thông tin về một trận động đất cấp 5 xảy ra ở khu vực phía bắc của Triều Tiên, đồng thời chính phủ Hàn Quốc cũng phát đi một thông điệp: Vào lúc 11 giờ 57 phút (9 giờ 57 phút giờ Việt Nam), tự Triều Tiên đã gây ra một trận "Động đất nhân tạo".
Với thành công của tên lửa liên lục địa Unha-3 tháng 12-2012,
Triều Tiên đã có thể tấn công hạt nhân vượt qua Los Angeles của Mỹ
Truyền hình Hàn Quốc còn công bố các bức ảnh vệ tinh của công ty Digital Globe chụp cảnh bãi thử hạt nhân Punggye-ri tại vĩ độ 38 - khu vực Kilju ở đông bắc của Triều Tiên và xác nhận Triều Tiên đã thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3 thành công, lượng nổ ước chừng khoảng 6000 - 10000 tấn TNT, tạo nên một trận động đất khoảng 4,9 độ Richte.
Cùng ngày, các quan chức công nghiệp quốc phòng Triều Tiên cũng đã xác nhận, họ đã tiến hành thành công thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3 với bom nguyên tử cỡ nhỏ, hạng nhẹ nhưng sức công phá cực lớn. Thử nghiệm đã diễn ra với "trình độ cao, an toàn và hoàn hảo" và không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Hiện nay, Triều Tiên có rất nhiều cơ sở phục vụ và thử nghiệm hạt nhân như: cơ sở hạt nhân Yongbyon có lò phản ứng Taechon và nhà máy làm giàu uranium ở Pakchon ở ngay bên cạnh lò phản ứng Teachon; lò phản ứng Sinpo ở phía đông bắc của Triều Tiên; cơ sở nhiên liệu Sunchon ở rất gần thủ đô Bình Nhưỡng; cơ sở khai thác Uranium ở Pyongsan tỉnh Bắc Hwanghae bao gồm hai mỏ Uranium là Kumdongsan và Kumchon.
Bản đồ phân bố các cơ sở sản xuất và thử nghiệm hạt nhân Triều Tiên
Trong số này thì Yongbyon là cơ sở hạt nhân đóng vai trò quan trọng nhất, tại đây đã diễn ra các hoạt động sản xuất và chế biến nhiên liệu hạt nhân, được phương Tây gọi là "cái nôi hạt nhân" của Triều Tiên. Ngoài ra, địa điểm thử nghiệm hạt nhân Kilju ở đông bắc của Triều Tiên, nơi được cho là địa điểm tiến hành hai cuộc thử nghiệm hạt nhân vào các năm 2006 và 2009 cũng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng.
Các công trình thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên thường được bố trí trong các khe núi, ở độ sâu khoảng 2km dưới lòng đất, hiện các công trình ngầm phục vụ thử nghiệm hạt nhân đang không ngừng gia tăng về cả lượng và chất để phục vụ cho các thử nghiệm.
So sánh đương lượng nổ của 3 lần thử nghiệm
Sự kiện Triều Tiên thử nghiệm vũ khí hạt nhân lần thứ 3 thành công không còn lại một "lá bài chính trị" của Bình Nhưỡng nữa, nó đã chính thức đưa Triều Tiên trở thành nước thứ 9 sau Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Israel, Ấn Độ, Pakistan bước vào "Câu lạc bộ" 9 nước sở hữu vũ khí hạt nhân, bản đồ phân bố vũ khí hạt nhân trên thế giới lại một lần nữa phải điều chỉnh lại.
Cuối năm ngoái, vào ngày 12-12, tại Trung tâm vũ trụ Sohae, Triều Tiên đã phóng thành công tên lửa đẩy, đồng thời là tên lửa liên lục địa Unha-3 mang thành công vệ tinh Kwangmyongsong-3 bay lên quỹ đạo đã định. Với thành công của tên lửa Unha-3 có tầm bắn từ 6000-7000km, Triều Tiên đã chính thức trở thành nước thứ 8 làm chủ được công nghệ phát triển tên lửa liên lục địa sau Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan nhưng thành công của họ được đánh giá cao hơn Pakistan rất nhiều. Tên lửa Unha-3 đã được xếp ngang hàng tên lửa Đông Phong-4 (DF-4) của Trung Quốc, có phạm vi tấn công đến hoặc thậm chí vượt qua Los Angeles của Mỹ.
Thành công của lần thử nghiệm hạt nhân thứ 3
đã đưa Triều Tiên thành nước thứ 9 sở hữu vũ khí hạt nhân
Vối thành công của vụ thử hạt nhân lần thứ 3, tuy con đường phát triển thành một cường quốc tên lửa hạt nhân thế giới của Bình Nhưỡng còn nhiều chông gai, nhưng hiện Triều Tiên đã trở thành một đối trọng mà Mỹ và phương Tây, ngay cả đồng minh thân thiết nhất là Trung Quốc cũng phải cân nhắc nặng nhẹ trên bàn cờ chính trị quốc tế.
Theo ANTD
Trung Quốc choáng váng trước giàn vũ khí cực khủng của Ấn Độ Trong buổi lễ duyệt binh, lần đầu tiên Ấn Độ đã mang ra duyệt binh loại tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân Agni-5, có khả năng bắn tới bất cứ địa điểm nào trên đất nước Trung Quốc. Ngày 26/01, trong buổi duyệt binh mừng ngày Quốc lễ Cộng Hòa, ngày kỷ niệm 63 năm ra đời...