Triều Tiên chủ động đề nghị điều binh sĩ hỗ trợ Nga đối phó Ukraine?
Giới tình báo Mỹ cho rằng Triều Tiên chủ động đề nghị đưa binh sĩ hỗ trợ Nga, trái với đánh giá trước đó cho rằng Moscow đề nghị vì đang thiếu binh sĩ trong xung đột với Ukraine.
Việc điều động binh sĩ CHDCND Triều Tiên hỗ trợ Nga trong xung đột với Ukraine là đề nghị của Bình Nhưỡng chứ không phải Moscow, theo tờ The New York Times hôm 23.12 dẫn các nguồn tin tình báo Mỹ.
Khi các binh sĩ Triều Tiên bắt đầu đến Nga vào mùa thu vừa qua, một số quan chức phương Tây cho rằng đó là dấu hiệu Điện Kremlin nhờ giúp đỡ vì rất cần thêm binh sĩ.
Triều Tiên chủ động đề nghị điều binh sĩ hỗ trợ Nga đối phó Ukraine?
Tuy nhiên, giới chức Mỹ cho hay các cơ quan tình báo của nước này giờ đây đoán rằng việc điều động binh sĩ là ý tưởng của Triều Tiên, dù Tổng thống Nga Vladimir Putin nhanh chóng tiếp nhận.
Ukraine và phương Tây cho rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã điều ít nhất 10.000 binh sĩ đến Nga.
Ông Putin (phải) và ông Kim gặp nhau tại vùng Amur của Nga vào tháng 9.2023. ẢNH: REUTERS
Các binh sĩ này chủ yếu phối hợp với các đơn vị Nga tiến hành phản công chống lại một nhóm binh sĩ Ukraine đang kiểm soát một số khu vực thuộc tỉnh Kursk của Nga kể từ mùa hè.
Các quan chức Mỹ không tin rằng ông Kim đã nhận lại được bất cứ điều gì ngay lập tức. Thay vào đó, họ cho rằng nhà lãnh đạo có thể hy vọng Nga sẽ đền đáp trong tương lai bằng cách hỗ trợ trong các cuộc đấu tranh ngoại giao, hỗ trợ nếu khủng hoảng nổ ra và cung cấp công nghệ.
Một quan chức Ukraine theo dõi hoạt động của quân đội Triều Tiên cho biết lực lượng này đang tăng cường sự hiện diện ở tiền tuyến và hợp tác với các đơn vị Nga.
Theo AFP ngày 24.12, Hàn Quốc cho rằng hơn 1.000 binh sĩ Triều Tiên đã thiệt mạng hoặc bị thương khi hỗ trợ Nga, trong khi phía Ukraine cho rằng con số này là hơn 3.000.
Nga không xác nhận và cũng không phủ nhận sự hiện diện của binh sĩ Triều Tiên tại nước này. Triều Tiên ban đầu bác bỏ việc đưa quân sang Nga, nhưng một quan chức tại Bình Nhưỡng sau đó nói việc này nếu có thì cũng là hành động hợp pháp.
ISW: Nga trả tiền cho 100.000 quân Triều Tiên, giúp trì hoãn đợt điều động thứ hai
Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh, việc Triều Tiên bơm nhân lực vào Điện Kremlin cho phép nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin tránh được một trở ngại chính trị khác ở trong nước.
Binh sĩ Triều Tiên giúp Nga tránh được đợt huy động binh sĩ thứ hai. Ảnh: AFP/
Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW), tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington mới đây cho biết việc bổ sung thêm quân mới mang lại cho Tổng thống Nga Vladimir Putin một con đường, ít nhất là tạm thời, tránh được đợt điều động binh sĩ lần thứ hai.
Lần huy động đầu tiên của Nga với khoảng 300.000 quân dự bị được công bố vào tháng 11/2022, một động thái làm dấy lên dư luận về cuộc chiến khi gia đình của những người lính dự bị lo lắng rằng họ sẽ được đưa vào chiến đấu và thương vong của những người lính dự bị ngày càng tăng.
"ISW đã nhiều lần quan sát thấy những nỗ lực của chính quyền Nga nhằm trì hoãn việc triệu tập quân dự bị không tự nguyện vốn không được ủng hộ", các nhà phân tích của ISW viết.
Tổng thống Putin và các tướng lĩnh của ông kể từ đó đã nhiều lần ra tín hiệu rằng họ cần phải huy động thêm binh sĩ nhưng đã trì hoãn. Tuy nhiên, số tiền thưởng tăng mạnh ở một số khu vực cho thấy Điện Kremlin có thể đang gặp khó khăn trong việc thu hút đủ số lượng binh sĩ đăng ký.
Nhưng rồi việc Triều Tiên triển khai binh sĩ đến Nga giờ đây đã mang lại cho Moscow một vùng đệm vững chắc về quân số. Tuy nhiên, ISW cho rằng nếu Nga tiếp tục chịu thương vong cao thì ngay cả việc luân chuyển quân của Bình Nhưỡng cũng sẽ không đủ để duy trì cuộc chiến.
"Việc triển khai khoảng 100.000 nhân viên Triều Tiên sẽ chỉ thay thế những tổn thất của Nga trong vòng chưa đầy 3 tháng", viện nghiên cứu này nhận định.
"Việc triển khai hạn chế như vậy cũng sẽ không giải quyết được tình trạng thiếu hụt hàng triệu công nhân của Nga do khủng hoảng nhân khẩu học và chiến tranh cũng như những thiếu sót từ trung đến dài hạn trong hoạt động của các cơ sở công nghiệp quốc phòng Nga", ISW nói thêm.
Ukraine và các quan chức phương Tây tuần trước cho biết Bình Nhưỡng đã gửi 11.000 quân tới Kursk khi Nga nỗ lực đòi lại vùng lãnh thổ bị Kiev chiếm giữ vào mùa Hè năm nay.
Các nguồn tin giấu tên quen thuộc với đánh giá của một số quốc gia thuộc nhóm G20 nói với Bloomberg rằng Triều Tiên có thể đang lên kế hoạch gửi tổng cộng 100.000 quân tới Nga trong thời gian dài hơn.
Dmytro Ponomarenko, đại sứ Ukraine tại Hàn Quốc, cũng nói với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ rằng Bình Nhưỡng có thể sẽ duy trì sự hiện diện của khoảng 15.000 quân trong cuộc chiến, luân phiên binh sĩ từ 2-3 tháng một lần. Tổng cộng, việc luân phiên có thể đẩy số lượng binh sĩ Triều Tiên ra chiến đấu lên tới 100.000 trong vòng một năm, ông nói.
Quân đội Triều Tiên ở Nga được cho là lực lượng đặc biệt, mà tình báo Hàn Quốc ước tính có tổng cộng khoảng 200.000 thành viên.
Seoul cũng cho biết Nga đang trả khoảng 2.000 USD/tháng cho mỗi binh sĩ Triều Tiên. Nhưng các nhà nghiên cứu về Triều Tiên nói rằng rất có thể phần lớn, nếu không nói là tất cả, số tiền đó sẽ được đổ về nước.
Quan hệ đối tác của Nga với Triều Tiên có những tác động khác đối với Bình Nhưỡng. Cơ quan tình báo Hàn Quốc cho biết Triều Tiên dự kiến sẽ nhận được khoảng 700.000 tấn gạo và hỗ trợ về công nghệ vũ trụ, cho phép nước này tiếp tục lách các biện pháp trừng phạt quốc tế.
Nga chuẩn bị đánh lớn để giành lại Kursk Nga đã triển khai hàng chục nghìn binh sĩ, gồm cả lính Triều Tiên, để chuẩn bị phản công Ukraine ở vùng biên giới Kursk trong vòng vài ngày tới, nguồn tin của New York Times cho hay. Nga đang dần đẩy lùi quân đội Ukraine khỏi vùng Kursk (Ảnh: TASS). New York Times ngày 10/11 dẫn lời các quan chức giấu tên...