Ngọn núi lửa cao nhất Triều Tiên và cũng ẩn chứa nhiều nguy hiểm tiềm tàng đã trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học phương Tây nhằm đánh giá mức độ an toàn trong bối cảnh Triều Tiên liên tục thử hạt nhân dưới lòng đất.
Núi Paektu cao 2.744m là ngọn núi lửa cao nhất ở Triều Tiên.
Núi lửa Paektu linh thiêng nằm giữa biên giới Trung Quốc và Triều Tiên dù rất được tôn sùng nhưng cũng ẩn chứa nhiều hiểm họa. Điều này khiến Bình Nhưỡng luôn phấp phỏng lo sợ. Gần đây, Triều Tiên đã chấp thuận cho các nhà khoa học phương Tây hợp tác nghiên cứu về ngọn núi lửa này. Công trình nghiên cứu được đăng tải mới đây trên tạp chí khoa học Science Advances.
“Đây là ngọn núi lửa có quá khứ hào hùng nhưng gần đây có dấu hiệu nó đang hoạt động trở lại và chúng tôi không biết nhiều về ngọn núi này”, James Hammond, giáo sư đại học London, đồng tác giả công trình nghiên cứu chia sẻ. “Ngọn núi lửa này hiện nay vẫn ngủ im, tuy nhiên không thể nằm im mãi. Chúng ta phải để mắt đến nó”.
Núi Paektu là một núi lửa vẫn còn hoạt động, cách khu vực thử hạt nhân của Triều Tiên 116km . Các chuyên gia địa chất khẳng định khoảng cách này là quá gần nếu một rung chấn cỡ vừa do thử hạt nhân xảy ra.
Núi lửa Paektu được người Trung Quốc gọi là núi Trường Bạch có một lịch sử khá khốc liệt. Năm 946 trước Công nguyên, ngọn núi lửa này từng phun trào và khói bụi lan tới Nhật Bản. Đây là một trong những vụ núi lửa “tỉnh giấc” lớn nhất lịch sử ghi nhận được.
“Hiện nay chưa có quan điểm nhất quán vì sao ngọn núi lửa lại nằm ở đây”, Hammond nói. “Paektu không nằm trên một ranh giới mảng kiến tạo địa chất, nơi thường xuất hiện các ngọn núi lửa”.
Ngày nay, 1,5 triệu người sinh sống ở bán kính 80km quanh ngọn núi Paektu. Nhiều người Triều Tiên tin rằng đây là nơi ra đời của cố lãnh đạo Kim Jong-il. Từ năm 2002 đến 2005, hàng loạt vụ động đất ghi nhận được ở chân núi lửa khiến người dân lo sợ một ngày không xa Paektu sẽ phun trào dung nham.
Từ năm 2011, các nhà khoa học từ Triều Tiên, Mỹ, Anh và Trung Quốc lên một kế hoạch nghiên cứu chưa từng có trong lịch sử để đánh giá tác động của ngọn núi lửa này. “Đây là lần đầu tiên núi Paektu được nghiên cứu cẩn thận đến vậy. Nó cung cấp cho chúng tôi bức tranh toàn cảnh về những gì diễn ra bên dưới ngọn núi”, Hammond nói.
Theo kết quả nghiên cứu dựa trên dữ liệu thu thập từ 6 máy đo địa chấn đặt dọc bờ đông núi Paektu, một phần diện tích khá lớn vỏ núi lửa đang bị tan chảy, tạo nên hỗn hợp lỏng gồm đá, khí ga và các tinh thể. Dù nghiên cứu khẳng định núi lửa vẫn hoạt động tuy nhiên lượng mắc-ma mà nó chứa đựng vẫn chưa thể đo đạc.
“Tôi nghĩ rằng nguy cơ phun trào là rất lớn”, Stephen Grand, nhà địa chấn học ở Đại học Texas trả lời trên National Geographic. “Cấu trúc bên dưới vỏ núi lửa cho phép dự đoán tương lai dù không chắc chắn 100%. Cần phải theo dõi sát tình hình hiện nay và trong tương lai để có biện pháp phòng tránh”.
Theo Danviet
Tin mới nhất
Syria lần đầu tiên bổ nhiệm phụ nữ lãnh đạo Ngân hàng Trung ương
05:24:45 01/01/2025
Những cống hiến của bà không chỉ khẳng định năng lực cá nhân mà còn là minh chứng cho sự tiến bộ về mặt xã hội trong việc công nhận vai trò của phụ nữ.
Trung Quốc phản hồi đề nghị của WHO về dữ liệu COVID-19
05:18:56 01/01/2025
Tại một cuộc họp báo thường kỳ, bà Mao Ninh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết Trung Quốc cũng là quốc gia duy nhất tổ chức đón tiếp các chuyên gia và chia sẻ tiến độ truy xuất nguồn gốc với WHO trong nhiều lần.
Nga hiện đại hóa xe tăng với công nghệ chống UAV tiên tiến
05:17:12 01/01/2025
Nhà sản xuất xe tăng Uralvagonzavod cho biết các cải tiến này nhằm nâng cao khả năng chiến đấu trong bối cảnh chiến trường ngày càng phức tạp.
Thế giới sẵn sàng cho bữa tiệc sắc màu chào đón Năm mới 2025
05:14:56 01/01/2025
Tại Hàn Quốc, không khí đón Năm mới có phần trầm lắng hơn. Các lễ hội đã bị hủy bỏ hoặc thu hẹp quy mô do nước này đang trong thời gian quốc tang tưởng niệm 179 nạn nhân vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không Jeju Air ngày 29/12.
Bên trong tàu phá băng tiên tiến chạy bằng năng lượng hạt nhân của Nga
05:12:40 01/01/2025
Yakutia có thể đạt tốc độ lên tới 22 hải lý trên mặt nước và duy trì tốc độ từ 1,5 đến 2 hải lý khi di chuyển trên lớp băng dày 2,8 mét. Khi đối mặt với lớp băng dày 3 mét, tàu vẫn có khả năng hoạt động, dù tốc độ sẽ chậm hơn.
Israel cảnh báo Houthi chịu chung số phận với Hamas, Hezbollah
05:10:00 01/01/2025
Tại cuộc họp, Đại sứ Israel đã phát đi thông báo được ông gọi là cảnh báo cuối cùng đối với các hoạt động tấn công bằng tên lửa của lực lượng Houthi tại Yemen. Ông nhấn mạnh Israel sẽ không dung thứ cho các cuộc tấn công tiếp theo của H...
Quyền Tổng thống Choi Sang-mok cam kết ổn định tình hình đất nước
04:49:37 01/01/2025
Cũng theo ông Choi, Chính phủ Hàn Quốc sẽ nỗ lực hết sức để đảm bảo ổn định trên mọi lĩnh vực, từ quốc phòng, ngoại giao đến kinh tế và xã hội để người dân cảm thấy yên tâm .
Giới chuyên gia đề xuất thay đổi quy định về khu vực an toàn đường băng
04:49:03 01/01/2025
Tuy nhiên, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc cho rằng việc lắp đặt thiết bị định vị tại sân bay Muan hoàn toàn tuân thủ các quy định hiện hành.
Lao xe tại khu chợ truyền thống ở thủ đô Seoul, nhiều người bị thương
04:48:39 01/01/2025
Vụ việc xảy ra vào khoảng 16h18 tại chợ Mokdong Kkaebi, Tây Nam thủ đô Seoul. Cảnh sát cho biết hiện chưa có báo cáo về trường hợp tử vong.
Lỗ hổng trong hệ thống ứng phó với chim vào thời điểm máy bay Jeju Air gặp nạn
04:47:49 01/01/2025
Các đội BAT thường sử dụng súng cầm tay và các biện pháp đe dọa khác để xua đuổi chim ra khỏi khu vực sân bay, đồng thời liên lạc trực tiếp với tháp kiểm soát khi phát hiện đàn chim.
Sóng dữ bất thường quần thảo Peru đến tận những ngày đầu năm mới
04:46:17 01/01/2025
Sóng bất thường này đã ập vào bờ biển of Lobitos, Mancora, and Cabo Blanco từ trưa ngày 27/12. Sóng lạ đánh lật thuyền, khiến nhiều người phải sơ tán khỏi các bãi biển và gây thiệt hại cho nhà cửa tại tỉnh Tumbes.
Syria thúc đẩy quan hệ với Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh
04:25:46 01/01/2025
Về phần mình, quan chức đứng đầu ngành ngoại giao trong chính quyền lâm thời tại Syria Asaad Hassan al-Shibani kêu gọi Kuwait mở lại Đại sứ quán tại Damascus và sớm nối lại quan hệ ngoại giao song phương.