Triều Tiên chia công dân thành 51 hạng?
Một báo cáo về nhân quyền Triều Tiên của Mỹ cho rằng chính quyền quốc gia này đã chia các công dân của mình thành 51 tầng lớp khác nhau và dùng hệ thống phân loại đó làm công cụ phân biệt đối xử về mặt xã hội và chính trị đối với các công dân này kể từ khi họ ra đời.
Theo báo cáo, người dân Triều Tiên bị chính quyền chia thành 51 hạng khác nhau.
Theo bản báo cáo dài 131 trang của Ủy ban nhân quyền Triều Tiên, toàn bộ người Triều Tiên sẽ được phân loại theo các tiêu chí như “trung thành”, “dao động” hay “thù địch” ngay từ lúc họ sinh ra dựa theo cảm nhận về lòng trung thành của họ đối với chính quyền.
Tên của báo cáo là: “Bị đánh dấu cho cả cuộc đời” (Songbun) đặt cho hệ thống phân loại xã hội của Triều Tiên. Báo cáo này nhận định rằng chính hệ thống này là nguyên nhân chính của tình trạng lạm dụng nhân quyền ở Triều Tiên.
Nghiên cứ này do Robert Collins, một cựu quan chức Lầu Năm Góc làm tác giả và được thực hiện dựa trên các cuộc phỏng vấn với 75 người Triều Tiên đào ngũ.
Theo báo cáo này, ước tính 28% người Triều Tiên được xác định là trung thành, 45% được xác định là dao động và 27% được coi là thù địch.
Trong số 51 hạng có tầng lớp nông dân nghèo và “các gia đình yêu nước” được coi là thành phần trung thành. Còn những người được xác định là thành phần thù địch gồm những người ủng hộ Mỹ, các công chức và những người theo đạo Hồi.
“Chính sách Songbun đã đặt mỗi công dân Triều Tiên vào một trong 51 loại địa vị và giúp chính quyền họ Kim có thể ưu tiên hoặc không ưu tiên tất cả phúc lợi xã hội, nghề nghiệp, các chương trình nhà cửa và lương thực tùy theo địa vị định sẵn cho người đó”, báo cáo này nhận xét.
“Hệ thống Songbun đã dẫn đến một xã hội phân tầng mạnh và là công cụ cai trị xã hội, theo đó mỗi người Triều Tiên thực sự bị “đánh dấu cho cả cuộc đời” kể từ lúc họ sinh ra đời”. Bản báo cáo kêu gọi chính quyền Bình Nhưỡng phải nhận thấy hệ thống Songbun là sự vi phạm nghiêm trọng nhất quyền cơ bản của con người.
Báo cáo này cũng cho rằng Triều Tiên nên loại bỏ hệ thống này, một hệ thống gợi nhớ đến chế độ Apácthai (Apartheid), chế độ phân biệt chủng tộc khét tiếng ở Nam Phi.
Video đang HOT
Theo Infonet
Mỹ "ăn miếng trả miếng" Trung Quốc trên Biển Đông
Hiếm khi nào người ta lại chứng kiến hai siêu cường hàng đầu thế giới Trung-Mỹ đối đầu nhau cùng lúc trên nhiều mặt trận như trong thời gian vừa qua. Những cuộc đối đầu liên tiếp trên Biển Đông, trong lĩnh vực quân sự, kinh tế, nhân quyền... đã khiến quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh chao đảo.
Tàu chiến Mỹ tham gia tập trận với Philippines ở Biển Đông.
Trung-Mỹ "gầm ghè nhau" trên Biển Đông
Căng thẳng Biển Đông hiện nay xuất phát từ cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Philippines vì tranh chấp lãnh hải ở bãi cạn Scarborough. Tuy nhiên, đằng sau mâu thuẫn này là cuộc đối đầu lớn hơn của hai cường quốc Trung-Mỹ.
Biển Đông vốn là khu vực giàu dầu mỏ, khí đốt và là nơi có nhiều tuyến đường hàng hải chiến lược quan trọng. Vì tầm quan trọng của Biển Đông, Trung Quốc có tham vọng độc chiếm khu vực biển này.Nếu độc chiếm được Biển Đông, sức mạnh của Trung Quốc sẽ gia tăng rất nhiều. Đây là điều mà Mỹ không bao giờ chấp nhận.
Siêu cường số 1 thế giới tuyên bố, dù không có tranh chấp nào ở Biển Đông nhưng Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc đảm bảo những cuộc xung đột ở khu vực được giải quyết thông qua con đường hòa bình. Washington cũng cho biết, họ muốn đảm bảo sự tự do hàng hải ở Biển Đông trong bối cảnh những cuộc tranh chấp lãnh hải ở đây đang bùng lên dữ dội. Vì thế, trong suốt thời gian qua, bằng cả hành động trực tiếp và gián tiếp, Washington đã can thiệp ngày một sâu hơn vào tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines.
Việc Trung Quốc can thiệp vào tình hình Biển Đông nằm trong chiến lược quay trở lại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương vừa được nước này công bố hồi cuối năm ngoái. Trước đây, trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông, Mỹ hầu như không lên tiếng hoặc nếu có lên tiếng cũng là thể hiện lập trường trung lập. Tuy nhiên, trong những ngày vừa rồi, lầu đầu tiên, người ta thấy một vị tướng của Mỹ công khai tuyên bố sẽ bảo vệ Philippine trong tranh chấp Biển Đông.
Cùng với tuyên bố hùng hồn trên, Mỹ và Philippines đã "chọn" đúng thời điểm căng thẳng leo thang để tiến hành một cuộc tập trận hải quân chung rầm rộ, quy mô với nhiều bài diễn tập khiến Bắc Kinh "giật mình" như diễn tập tái chiếm lại đảo, tái chiếm lại dàn khoan.
Mỹ cho biết, nước này sẽ giúp Philippines tăng cường năng lực tuần tra hàng hải và củng cố sức mạnh của Hải quân Philippines. Để thực hiện điều đó, Mỹ hứa sẽ chuyển giao chiếc tàu chiến thứ hai cho Hải quân Philippines trong năm nay đồng thời tăng gần gấp 3 viện trợ quân sự cho nước đồng minh. Chưa hết, Mỹ còn khẳng định sẽ thực hiện đúng những cam kết đưa ra trong hiệp ước phòng thủ chung đã ký với Philippines. Theo đó, Washington sẽ bảo vệ Manila trước bất kỳ cuộc tấn công nào, trong đó có cả cuộc tấn công ở Biển Đông.
Tất cả những hành động của Mỹ trong thời gian qua đã khiến Trung Quốc bất an, "đứng ngồi không yên" và không thể không nổi giận. Nước này đã nhiều lần cảnh báo và ngầm ý đe doạ Washington không nên can thiệp vào cuộc tranh chấp của họ với Manila.
Luật sư mù "đe dọa" quan hệ Trung-Mỹ
Ngoài vấn đề Biển Đông, tháng 5 cũng chứng kiến một sự kiện khác làm lung lay quan hệ Trung-Mỹ. Đó là vụ luật sư mù Trần Quang Thành của Trung Quốc trốn vào Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh và được các quan chức Mỹ che chở.
Vụ việc liên quan đến một cá nhân người Trung Quốc này tưởng đơn giản nhưng sự thực lại rất phức tạp. Nó suýt gây ảnh hưởng lớn đến quan hệ vốn đang đầy sóng gió giữa cường quốc số 1 và số 2 thế giới.
Hôm 22/4, luật sư mù Trần Quang Thành đang bị quản thúc tại gia ở Sơn Đông, Trung Quốc, đã làm cách nào đó bỏ trốn được ra ngoài và vào trú tại Đại sứ quán Mỹ. Đối với Washington, luật sư này là một nhà hoạt động nhưng đối với Bắc Kinh, ông ta lại là một phần tử chống đối chính quyền. Vì thế, đây là một vụ việc nhạy cảm trong quan hệ hai nước.
Chính phủ Trung Quốc đã có phản ứng rất quyết liệt với Mỹ về vụ luật sư Trần Quang Thành. Hồi đầu tháng 5, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, họ "cực kỳ không hài lòng" về cách thức xử lý vụ luật sư mù của phía Mỹ, gọi đó là hành động can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của nước này.
Bắc Kinh yêu cầu giới chức lãnh đạo ở Washington phải tiến hành điều tra và bắt những người vi phạm nghi thức quốc tế phải chịu trách nhiệm về sự việc và cam kết không được tái diễn hành động đó. Ngoài ra, Trung Quốc còn đòi Mỹ phải có lời xin lỗi.
Rất may, Bắc Kinh và Washington cuối cùng đã giải quyết ổn thỏa mọi việc liên quan đến luật sư Trần Quang Thành, không để nó làm ảnh hưởng đến quan hệ song phương giữa hai nước. Tuy vậy, rõ ràng, giữa hai nước chưa thể xóa bỏ sự "bất mãn" về nhau trong vụ việc này.
Trung Quốc nổi giận đùng đùng vì Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan
Việc Mỹ bán vũ khí cho Vùng lãnh thổ (VLT) Đài Loan từ lâu đã là một trong những cái dằm gây khó chịu nhất trong mối quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới. Lần nào, Mỹ cung cấp vũ khí cho VLT Đài Loan thì lần đó họ đều vấp phải những phản ứng hết sức mạnh mẽ từ phía Trung Quốc.
Giữa lúc căng thẳng Trung-Mỹ đang gia tăng vì vấn đề Biển Đông và luật sư mù, Hạ viện Mỹ hôm 18/5 bất ngờ bỏ phiếu thông qua kế hoạch bán 66 phi cơ chiếu đấu hiện đại F-16 cho Đài Loan nhằm giúp vùng lãnh thổ này thu hẹp khoảng cách quân sự với Trung Quốc. Sự việc này đã đẩy mối quan hệ Trung-Mỹ đã "nóng" lại càng thêm "nóng".
Phía Trung Quốc đã ngay lập tức có phản ứng trước việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan. Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hồng Lỗi chỉ trích quyết định của Hạ viện Mỹ là "hành động can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Trung Quốc đồng thời vi phạm nghiêm trọng chính sách một Trung Quốc".
Hiện chưa thấy Trung Quốc đưa ra đòn trả đũa nào trước quyết định bán vũ khí cho VLT Đài Loan của Mỹ. Tuy nhiên, trong năm 2010, Trung Quốc từng tạm ngưng các quan hệ quân sự với Mỹ và đe dọa dùng đòn trừng phạt kinh tế để đáp trả việc Quốc hội Mỹ thông qua hợp đồng bán vũ khí trị giá 6,4 tỉ USD cho Đài Loan.
Mỹ chọc giận Trung Quốc bằng báo cáo quân sự và nhân quyền
Liên tiếp trong những ngày giữa và cuối tháng 5, Mỹ đã tung ra hai bản báo cáo về tình hình quân sự và nhân quyền của Trung Quốc. Cả hai bản báo cáo này đều vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ phía Bắc Kinh.
Hôm 18/5, Lầu Năm Góc đã đưa ra một bản báo cáo về tình hình phát triển quân sự của Trung Quốc. Theo đó, Mỹ cáo buộc Trung Quốc đang khai thác các công nghệ thương mại của phương Tây, thực hiện chiến dịch tình báo trên mạng và mua thêm nhiều tên lửa chống hạm, để củng cố sức mạnh quân sự của mình.
Bản báo cáo cho biết: "Bắc Kinh đang thông qua hình thức cả hợp pháp và bất hợp pháp để mua lại công nghệ quân sự phương Tây, đặc biệt là của Mỹ. Mục đích cuối cùng là để tăng cường sức mạnh quân sự cho Trung Quốc". Lầu Năm Góc cũng lên án Trung Quốc nhiều lần xâm phạm không gian mạng của thế giới để khai thác công nghệ quốc phòng của các nước.
Phản ứng trước bản báo cáo trên, Bắc Kinh tố cáo Mỹ "bóp méo sự thật" về những bước phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Bắc Kinh gọi bản báo cáo của Lầu Năm Góc là "vô trách nhiệm" đồng thời cảnh báo về viễn cảnh một cuộc chiến nổ ra giữa Trung Quốc và Mỹ liên quan đến vấn đề Biển Đông.
Sau bản báo cáo quân sự, Mỹ tiếp tục làm Trung Quốc tức giận bằng bản cáo cáo nhân quyền với đầy những lời lẽ chỉ trích. Bản báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng, tình hình nhân quyền ở Trung Quốc "đang xấu đi, đặc biệt trong vấn đề tự do ngôn luận, tự do hội họp, tụ tập".
Trung Quốc lập tức phản pháo, miêu tả bản báo cáo nhân quyền của Mỹ là "phiến diện, mang định kiến và vô căn cứ". Bắc Kinh kêu gọi Mỹ ngừng ngay việc dùng vấn đề nhân quyền làm công cụ can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Bắc Kinh còn khuyên Washington "tự soi lại mình và chấm dứt những ý nghĩ và việc làm sai trái" xung quanh vấn đề này.
Chắc chắn, Trung Quốc sẽ sớm đáp trả Washington bằng việc đưa ra một bản báo cáo về tình hình nhân quyền ở Mỹ. Năm nào, Trung Quốc cũng trả đũa Mỹ bằng cách này.
Quan hệ giữa hai siêu cường Mỹ - Trung Quốc là cặp quan hệ quan trọng nhất thế giới. Tuy nhiên, mối quan hệ này không phát triển được như mong đợi vì giữa hai nước luôn tồn tại mối nghi kỵ, thiếu tin tưởng lẫn nhau.
Theo VNMEdia
Trung-Mỹ "gầm ghè nhau" trên Biển Đông Hiếm khi nào người ta lại chứng kiến hai siêu cường hàng đầu thế giới Trung-Mỹ đối đầu nhau cùng lúc trên nhiều mặt trận như trong thời gian vừa qua. Những cuộc đối đầu liên tiếp trên Biển Đông, trong lĩnh vực quân sự, kinh tế, nhân quyền... đã khiến quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh chao đảo. Tàu chiến Mỹ...