Triều Tiên chỉ trích Trump ‘ích kỷ’ vì rút khỏi hiệp định khí hậu
Bình Nhưỡng chỉ trích ông Trump chỉ biết đến sự phát triển của Mỹ, bất chấp gây nguy hiểm cho Trái Đất.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters
“Hành động ích kỷ của Mỹ không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng cho nỗ lực toàn cầu nhằm bảo vệ môi trường, nó còn gây nguy hiểm cho các khu vực khác”, thông tấn xã Triều Tiên KCNA hôm qua dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này.
Bình Nhưỡng chỉ trích động thái của Washington cho thấy “sự ích kỷ cao độ và rỗng tuếch về đạo đức, chỉ biết đến sự phát triển của mình, thậm chí đánh đổi bằng cả Trái đất”.
Bài viết của KCNA cũng liên kết chính sách về khí hậu của Washington với các hành động “không thể chấp nhận và liều lĩnh” chống lại chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Video đang HOT
Quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc rút khỏi Hiệp định khí hậu Paris cũng gặp phải sự chỉ trích của các cường quốc từ châu Âu đến Nam Mỹ.
Triều Tiên là nước đã ký hiệp định Paris và từng tuyên chiến với nạn phá rừng.
Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu được gần 200 nước thông qua tại Pháp hồi tháng 12/2015. Các quốc gia nhất trí cắt giảm lượng khí CO2 và khí thải khác từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, nhằm kiềm chế mức tăng nhiệt độ trên toàn cầu. Theo Hiệp định này, Mỹ cam kết rằng cho đến năm 2025, họ sẽ cắt giảm lượng khí thải 26 – 28% so với mức năm 2005.
Tổng thống Trump cho rằng Hiệp định Paris, được ký dưới thời Barack Obama, mang lại cho các nước khác lợi thế trước ngành công nghiệp Mỹ, phá hủy việc làm ở Mỹ.
Văn Việt
Theo VNE
Obama nói Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris là 'từ chối tương lai'
Cựu tổng thống Barack Obama chỉ trích người kế nhiệm Donald Trump vì rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, gọi đây là hành động "từ chối tương lai".
Cựu tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Donald Trump ngày 1/6 tuyên bố rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu với lý do thỏa thuận này "làm xói mòn kinh tế, suy yếu chủ quyền Mỹ, có rủi ro pháp lý không thể chấp nhận và đặt Washington vào thế bất lợi". Cựu tổng thống Barack Obama lên án quyết định của người kế nhiệm.
"Những quốc gia ở lại Hiệp định Paris sẽ là bên thu được lợi ích trong việc làm và các ngành công nghiệp", AFP dẫn lời ông Obama cho biết trong một thông báo.
Obama nói "ngay cả khi thiếu đi sự lãnh đạo của Mỹ, chính quyền Trump gia nhập nhóm nhỏ quốc gia từ chối tương lai", ông tin "các bang, thành phố và doanh nghiệp ở Mỹ sẽ đứng lên và hành động nhiều hơn để dẫn đường, giúp bảo vệ hành tinh duy nhất cho các thế hệ tương lai".
Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu được gần 200 nước thông qua tại Pháp hồi tháng 12/2015. Các quốc gia nhất trí cắt giảm lượng khí CO2 và khí thải khác từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, nhằm kiềm chế mức tăng nhiệt độ trên toàn cầu. Theo Hiệp định này, Mỹ cam kết rằng cho đến năm 2025, họ sẽ cắt giảm lượng khí thải 26 - 28% so với mức năm 2005.
"Tham vọng của Mỹ khuyến khích hàng chục quốc gia khác nâng tầm nhìn cao hơn", theo ông Obama. "Điều khiến tham vọng đó trở nên có thể chính là sự sáng tạo tư nhân và đầu tư công vào những ngành công nghiệp đang phát triển, như năng lượng gió và Mặt Trời".
Ông Trump khi tranh cử tuyên bố sẽ rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris. Ông để ngỏ khả năng tái đàm phán Hiệp định "với những điều khoản công bằng với Mỹ, doanh nghiệp, công nhân, người dân và người nộp thuế của Mỹ".
Như Tâm
Theo VNE
Đại biện lâm thời Mỹ ở Trung Quốc từ chức Đại biện lâm thời Mỹ tại Trung Quốc từ chức, có thể do bất bình với việc Tổng thống Trump rút khỏi Hiệp định Paris về biển đổi khí hậu. Ông David Rank. Ảnh: US Embassy in Beijing. "David Rank thôi việc tại cơ quan", AFP dẫn lời Anna Richey-Allen, người phát ngôn Phòng Đông Á, Bộ Ngoại giao Mỹ, nói ngày 5/6....