Triều Tiên cảnh cáo Hàn Quốc vì thách thức Bình Nhưỡng
Triều Tiên hôm 25/1 cảnh báo chính phủ Hàn Quốc không nên bóp méo hay chỉ trích nỗ lực đối thoại của Bình Nhưỡng. Động thái này khiến khả năng của cuộc đàm phán liên Triều, từng được kỳ vọng có thể diễn ra trong tháng này, trở nên rất mong manh.
Bí thư Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên Kim Yang-gon (thứ 2, bên trái) bắt tay Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Ryoo Kihl-jae tại Seoul tháng 10/2014 (Ảnh: Getty Images)
Theo kênh truyền hình Arirang, Ủy ban Phòng thủ quốc gia Triều Tiên hôm qua 25/1tuyên bố Hàn Quốc có thể sẽ phải đối mặt với nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu nước này tiếp tục thách thức nỗ lực đối thoại của Bình Nhưỡng.
Bình Nhưỡng cũng chỉ trích việc Seoul cho phép các nhà hoạt động dân sự phát tán truyền đơn chống Triều Tiên qua biên giới và tiếp tục kế hoạch tập trận chung thường niên với Mỹ, dự kiến diễn ra vào mùa xuân năm nay.
Bình Nhưỡng cũng cho rằng đề xuất của Seoul về đối thoại giữa hai bên và tổ chức đoàn tụ cho các gia đình ly tán do chiến tranh chỉ là lời nói suông.
Tuy nhiên, cho đến hôm 24/1, báo Rodong Shinmun của Triều Tiên đã nhấn mạnh đến đối thoại và đàm phán liên Triều.
Video đang HOT
Đầu tuần trước, Triều Tiên đã tuyên bố rằng, năm nay là năm kỷ niệm 70 năm bán đảo Triều Tiên giành độc lập từ tay Nhật Bản, do đó cả hai nước cần tận dụng cơ hội này để thúc đẩy mối quan hệ liên Triều.
Nhắc đến thái độ “vừa đấm vừa xoa” của Bình Nhưỡng, các chuyên gia cho rằng nước này đang hy vọng tạo áp lực khiến Seoul thay đổi chính sách đối với nước này. Họ cũng nhận định tình trạng đối đầu sẽ còn tiếp tục cho đến khi các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn diễn ra vào tháng 3/2015.
Phản ứng với lời chỉ trích từ phía Triều Tiên, cùng ngày 25/1, Bộ thống nhất Hàn Quốc đã gọi đe dọa mới nhất của Triều Tiên là rất đáng thất vọng và kêu gọi Bình Nhưỡng chấp nhận đề xuất nối lại đàm phán liên Triều cách đây gần 1 tháng của Seoul.
Theo báo Yonhap hôm 25/1, các quan chức chính phủ Hàn Quốc đã hy vọng vào một cuộc đàm phán liên Triều trong tháng này. Nhưng với lời đe dọa mới nhất từ phía Triều Tiên, họ cho rằng hiện tại khả năng đàm phán là rất mong manh. Nếu các cuộc đàm phán không diễn ra trong tháng này, khả năng 2 bên tổ chức đoàn tụ cho các gia đình ly tán là gần như không còn.
Nghi Phương
Theo Dantri/Arirang
Sự hồi sinh của quan hệ Mỹ - Ấn
Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ đến Ấn Độ đánh dấu sự hồi sinh của mối quan hệ song phương vốn "xoay như chong chóng" này.
Ngày 25/1, Tổng thống Mỹ Barack Obama đến New Delhi bắt đầu chuyến thăm chính thức Ấn Độ trong 3 ngày. Sự kiện này diễn ra chỉ 4 tháng sau cuộc gặp của lãnh đạo 2 nước tại Washington, Mỹ, đã cho thấy tham vọng nhanh chóng thắt chặt các mối liên hệ của hai cường quốc.
Chuyến thăm cũng mở ra nhiều kỳ vọng cho cả 2 bên bởi nó đánh dấu sự hồi sinh của mối quan hệ song phương vốn "xoay như chong chóng" này.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi gặp nhau tại sân bay New Delhi (ảnh: AFP)
Ấn Độ đã tăng cường an ninh đặc biệt cho chuyến thăm này của Tổng thống Mỹ Barack Obama với việc triển khai các tay súng bắn tỉa túc trực trên hơn 70 tòa nhà cao tầng xung quanh thủ đô New Delhi. Cảnh sát Ấn Độ tăng cường tuần tra các khu vực nhạy cảm và đầu mối giao thông, đồng thời phong tỏa một vùng rộng lớn xung quanh Phủ Tổng thống trước thềm lễ diễu hành có sự tham gia của Tổng thống Obama và Thủ tướng Môđi. Bên cạnh đó, các cơ quan an ninh Ấn Độ cũng đã thiết lập một vùng cấm bay có bán kính lên đến 400km thay vì 300km như thông thường.
Nếu như năm ngoái ông Modi còn là một người không được chào đón ở Washington thì giờ đây, người ta có thể chứng kiến những cái bắt tay thân tình và cái ôm nồng ấm mà Tổng thống Mỹ Barack Obama dành cho Thủ tướng Ấn Độ Modi ngay khi đáp xuống sân bay quân sự Palam ở New Delhi sáng 25/1.
Nếu như 2 năm trước, cũng dưới thời Tổng thống Obama nhưng quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ được cho là khá lạnh nhạt vì một số tranh cãi ngoại giao, thì giờ đây, 2 nước sẽ nghiêm túc đánh giá lại tầm quan trọng của mối quan hệ song phương chiến lược nhằm đạt được thỏa thuận về hợp tác về năng lượng tái tạo, chống biến đổi khí hậu, thuế quan, hợp tác quốc phòng, chia sẻ thông tin tình báo và hạt nhân dân sự.
Trong chuyến thăm New Delhi lần này, ông Obama sẽ vinh dự là Tổng thống Mỹ đầu tiên tham dự cuộc diễu hành Ngày Cộng hòa Ấn Độ, một hoạt động phô diễn sức mạnh quân sự của quốc gia Nam Á này. Tổng thống Obama cũng dự kiến tham gia một chương trình trên đài phát thanh cùng với Thủ tướng Ấn Độ Modi. Tất cả những điều này minh chứng cho sự hồi sinh của quan hệ Mỹ - Ấn.
Chuyên gia Viện nghiên cứu và phân tích quốc phòng Ấn Độ (IDSA) Sanjeev Shrivastav nhận định: "Đây không chỉ là một chuyến thăm mang ý nghĩa tượng trưng. Nó nói lên rất nhiều điều. Nó cho thấy quan hệ hợp tác Mỹ - Ấn đang ngày càng sâu sắc. Họ đang xây dựng lòng tin đối với nhau, đối với khả năng, giá trị, thách thức và cơ hội của nhau".
Lĩnh vực thu hút sự quan tâm nhiều nhất trong chương trình nghị sự Mỹ - Ấn có lẽ là hợp tác quốc phòng. Hai nước ký thỏa thuận khung về quốc phòng cách đây 10 năm và rất có thể nhân chuyến thăm New Delhi lần này của ông Obama, 2 bên sẽ ký một thỏa thuận mới trong 10 năm tới.
Truyền thông Ấn Độ cho biết, thỏa thuận mới có thể sẽ cho phép 2 nước tăng cường hợp tác công nghệ quốc phòng cũng như vũ trụ. Chuyên gia Viện nghiên cứu và phân tích quốc phòng Ấn Độ Avinash Godbole cho biết: "Ấn Độ đang tìm cách tăng cường sản xuất quốc phòng trong nước. Vì thế Sáng kiến Thương mại và Công nghệ Quốc phòng (DTTI) và các tiến trình khác mà Ấn Độ đang triển khai sẽ tập trung theo hướng này. Ấn Độ muốn xây dựng một hệ thống quốc phòng bằng chính sản phẩm do họ làm ra. Vì thế hai bên rất có thể sẽ đạt được thỏa thuận về vấn đề này".
Mỹ đang ngày càng đề cao Ấn Độ trên khía cạnh quân sự và thương mại bởi quy mô, địa thế, tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như tiềm năng của quốc gia Nam Á này với tư cách một đối trọng trong khu vực. Kim ngạch thương mại Mỹ - Ấn đang ở mức 100 tỷ USD và cả hai kỳ vọng sẽ tăng gấp 5 lần con số này trong vòng 10 năm tới.
Chuyên gia về Ấn Độ Stephen Cohen cho rằng, Mỹ và Ấn có rất nhiều điểm chung, thể hiện ở các mặt như cùng chia sẻ mối hoài nghi đối với Trung Quốc, quan tâm sâu sắc tới vấn đề Pakistan và cam kết chống khủng bố. Vì thế, rất dễ hiểu khi 2 nước mong muốn đi đến thống nhất trong nhiều vấn đề và hình thành một tầm nhìn chiến lược chung./.
Theo Diệu Hương/VOV- Trung tâm Tin Tổng hợp
Ukraine: Phe ly khai từ chối đàm phán, tiếp tục tấn công mạnh Các lực lượng ly khai thân Nga tại miền Đông Ukraine ngày 23/1 đã bác bỏ một thuận ngừng bắn được ký trước đó, và triển khai những đợt tấn công mới mạnh mẽ vào các vị trí của binh sỹ chính phủ, sau khi chiếm được sân bay Donetsk. Một bệnh viện tại Donetsk bị đạn pháo làm tan hoang (Ảnh: Tass)...