Triều Tiên bất ngờ thay đổi địa điểm phóng tên lửa tầm ngắn
Ngày 1-9, Triều Tiên đã phóng một quả tên lửa tầm ngắn xuống vùng biển phía đông nước này, từ một khu vực gần biên giới với Trung Quốc, khác với những khu vực mà nước này thường phóng trước đó.
Theo Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS), quả tên lửa được phóng lúc 10h30 phút sáng cùng ngày từ một căn cứ ở tỉnh Chagang, cách biên giới Trung Quốc – Triều Tiên khoảng 60km. Tên lửa tầm ngắn này đã bay được khoảng 220 km trước khi rơi xuống vùng biển phía đông của bán đảo Triều Tiên.
“Đây là lần đầu tiên Bình Nhưỡng phóng một tên lửa tầm ngầm ngắn từ tỉnh này, chỉ cách biên giới với Trung Quốc 60 km”, một quan chức Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc nói và cho biết thêm rằng Triều Tiên được cho là có một căn cứ ngầm cho tên lửa Scud tại khu vực này.
Ông này cũng cho rằng, lần này, Triều Tiên lại không công bố vùng cấm bay và vùng cấm tàu thuyền qua lại trước khi phóng, có thể gây nguy hiểm cho tàu bè và máy bay dân sự có thể đi qua đường bay của tên lửa.
Môt vu phong thư tên lưa cua Triêu Tiên
Trong khi các chuyên gia quân sự đang phân tích loại tên lửa mà Triều Tiên đã phóng và mục đích đằng sau vụ phóng thử, quan chức của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc cho rằng đó có thể là một tên lửa Scud hoặc một loại tên lửa chiến thuật mới.
Theo các nguồn tin quân sự, 5 tên lửa tầm ngắn mà Triều Tiên phóng thử hồi tháng 8 từ tỉnh Wonsan của nước này là các tên lửa chiến thuật mới, khác với các loại tên lửa KN-02 hay tên lửa đa nòng 300mm hiện có.
Video đang HOT
Theo số liệu thống kê, vụ phóng này là lần thứ 18 trong năm nay, Triều Tiên phóng tên lửa hoặc rocket, với cơ số phóng lên tới 108 quả.
Vụ phóng thử này chỉ diễn ra vài ngày sau khi Hàn Quốc và Mỹ kết thúc cuộc diễn tập quân sự thường niên chung mang tên “Người bảo vệ tự do Ulchi” (Ulchi Freedom Guardian), mà Triều Tiên cho là một sự luyện tập cho một cuộc xâm lược.
Theo An Ninh Thủ Đô
Hải quân Mỹ công bố "Kế hoạch thực hiện Tham mưu trưởng" mới
Kế hoạch mới từ năm 2015-2019 tiếp tục kiên trì 3 nguyên tắc: ưu tiên tác chiến, hiện diện tuyến đầu, chuẩn bị ổn thỏa.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio Hải quân Mỹ
"Kế hoạch thực hiện Tham mưu trưởng hải quân 2015-2019 là kế hoạch mới chỉ đạo tác chiến hạm đội và xây dựng hải quân của Mỹ, trong kế hoạch này, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ tiếp tục kiên trì 3 nguyên tắc của ông: ưu tiên tác chiến, hiện diện tuyến đầu, chuẩn bị ổn thỏa, vừa duy trì trạng thái chuẩn bị bố trí ổn thỏa vừa tiến bước vững chắc trên con đường hiện đại hóa hạm đội.
Trong kế hoạch này, Đô đốc Jonathan Greenert thừa nhận môi trường tài chính buộc hải quân đưa ra quyết định khó khăn, hải quân sẽ hết sức duy trì trật tự tài chính, nhưng muốn áp dụng phương thức có trách nhiệm.
Mặc dù năm tài khỏa 2016 có khả năng xảy ra giảm thâm hụt tự động, hải quân vẫn muốn ưu tiên duy trì hiện diện tuyến đầu ở những địa điểm và thời điểm quan tâm, đồng thời phải chuẩn bị xử lý các mối đe dọa và tình hình khẩn cấp có thể xảy ra.
Răn đe chiến lược vẫn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, cụ thể là duy trì một khả năng răn đe trên biển tin cậy, hiện đại, có khả năng sống sót, bao gồm 14 tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Ohio (tàu ngầm hạt nhân chiến lược) và tên lửa đạn đạo Trident D5, cộng với phát triển tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới thay thế lớp Ohio (thực hiện chạy thử lần đầu tiên vào năm 2031).
Trước năm 2019 bàn giao 9 tàu ngầm tấn công lớp Virginia và gần 80 máy bay tuần tra trên biển P-8A Poseidon sẽ có lợi cho duy trì ưu thế của Mỹ về trang bị dưới nước.
Tàu khu trục USS Zumwalt DDG-1000 mới nhất của Mỹ
Hạm đội năm 2015 sẽ trang bị tàu khu trục tên lửa lớp Zumwalt (tổng cộng 3 chiếc), năm 2016 trang bị tàu sân bay lớp Ford đầu tiên.
Năm 2015 hạm đội sẽ tăng thêm 4 tàu tuần duyên mới (LCS), 2 xuồng cao tốc liên hợp, 1 tàu đổ bộ cơ động (đây là chiếc tàu phiên bản cải tiến đầu tiên trong số 3 tàu đổ bộ cơ động, dựa trên nền tảng tàu vận tải đổ bộ).
Vài tàu tuần dương tên lửa lớp Ticonderoga và tàu đổ bộ cỡ lớn sẽ bắt đầu cải tạo hiện đại hóa để kéo dài tuổi thọ sử dụng.
Đô đốc Jonathan Greenert luôn kiên định ủng hộ phát triển khả năng tác chiến điện tử và khả năng tác chiến mạng. Ông ủng hộ mua nhiều máy bay tấn công điện tử EA-18G Growler hơn và thuê gần 1.000 nhân viên tác chiến mạng.
Ông cũng ủng hộ điều chỉnh hệ thống mạng hải quân để thích ứng với môi trường thông tin liên hợp của Bộ Quốc phòng, điều này chủ yếu thông qua mấy biện pháp dưới đây để thực hiện: lắp dịch vụ hệ thống và mạng trên biển nhất thể hóa cho tàu chiến và trung tâm tác chiến hải quân; trên đất liền xây dựng mạng lưới thế hệ tiếp theo và xây dựng một cơ quan quản lý an ninh mạng hải quân.
Đô đốc Jonathan Greenert sẽ tiếp tục tăng cường hiện diện tuyến đầu cho Hải quân Mỹ, mục đích là đưa tàu chiến triển khai từ 97 chiếc năm 2014 tăng lên 120 chiếc vào năm 2021.
Khu vực Thái Bình Dương sẽ từ 50 chiếc năm 2014 tăng lên 65 chiếc năm 2019, ở đây bao gồm năm 2015 tăng 1 tàu ngầm tấn công ở Guam.
Tàu sân bay động cơ hạt nhân thế hệ mới USS Gerald R Ford Mỹ
Khu vực Trung Đông sẽ từ gần 30 chiếc năm 2014 tăng lên gần 40 chiếc năm 2019, bao gồm 4 tàu tuần duyên và dùng tàu đổ bộ cơ động USNS Lewis B. Puller thay thế cho "căn cứ tập kết trên biển tuyến đầu Ponce" (tàu vận tải đổ bộ).
Đến cuối năm 2015, 4 tàu khu trục tên lửa có khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo sẽ được triển khai ở châu Âu để hỗ trợ cho phòng thủ của châu Âu.
Bắt đầu từ năm 2016, tàu tuần tra bờ biển sẽ tuần tra ở Nam Mỹ. Bắt đầu từ năm 2015, hải quân mỗi năm sẽ triển khai 1 tàu bệnh viện.
Theo Giáo Dục
Trực thăng rơi, tham mưu trưởng Guatemala thiệt mạng Trước đó, tham mưu trưởng Rudy Ortiz được đánh giá là ứng cử viên sáng giá cho vị trí Bộ trưởng Quốc phòng Guatemala. Theo AFP, ngày 20/8, Chính phủ Guatemala cho biết tham mưu trưởng quân đội Guatemala Rudy Ortiz cùng 4 sĩ quan quân đội khác đã tử nạn khi chiếc trực thăng của họ rơi tại một vùng núi nơi...