Triệu phú khoe giúp bố bớt 24 tuổi sinh học sau 6 tháng
Triệu phú Bryan Johnson tuyên bố đã giúp người cha của mình bớt đi 24 tuổi bằng cách truyền “siêu máu”.
“Siêu máu của tôi đã giúp bố giảm 24 tuổi”, vị triệu phú người Mỹ chia sẻ trong một bài đăng trên X ngày 15/11.
Bryan Johnson, 46 tuổi, nổi tiếng với các phương pháp điều trị chống lão hóa gây tranh cãi. Johnson cho biết, cha ông đã được tiêm một lít huyết tương – chất dịch trong máu. Nhờ đó, người cha 70 tuổi của vị triệu phú hiện có tuổi sinh học là 46.
Triệu phú Bryan Johnson truyền máu của mình cho bố. Ảnh: X
Johnson đã truyền huyết tương của mình cho cha khoảng 6 tháng trước. Tuy nhiên, cùng ngày, ông nhận huyết tương từ cậu con trai 17 tuổi nhưng không ghi nhận được lợi ích gì.
Trong bài đăng, Johnson giải thích, mức độ lão hóa của cha mình được đánh giá dựa trên dấu ấn sinh học xác định bằng các xét nghiệm nhưng không tiết lộ chi tiết hơn.
Dù vậy, theo bác sĩ Oliver Zolman, dù dấu ấn sinh học là công cụ hữu ích để đánh giá những gì đang diễn ra trong cơ thể nhưng không phải là thước đo chính xác về sự lão hóa. Bác sĩ Zolman là người đứng đầu nhóm bác sĩ, chuyên gia hơn 30 người trong dự án trường thọ trị giá 2 triệu USD của Johnson.
Bản thân vị triệu phú cũng lưu ý không thể đánh giá liệu mũi tiêm đã dẫn đến sự thay đổi về tốc độ lão hóa hay điều gì khác đang xảy ra.
Johnson, người tự coi mình là một “vận động viên trẻ hóa chuyên nghiệp”, đã thử hàng chục biện pháp can thiệp vào bản thân để xem có thể làm chậm quá trình lão hóa hay không. Đó là chế độ ăn kiêng được kiểm soát cẩn thận, quá trình tập luyện nghiêm ngặt cho đến tiêm mỡ và điều trị bằng laser.
Video đang HOT
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết một số phòng khám ở Mỹ cung cấp dịch vụ tiêm huyết tương từ những người hiến tặng trẻ tuổi để điều trị chống lão hóa.
Trong một số trường hợp như chữa lành vết thương, việc sử dụng huyết tương có thể có ý nghĩa. Theo Đại học John Hopkins, hướng nghiên cứu đó đang phát triển nhanh chóng, nhưng hiện chưa có bằng chứng chắc chắn nào cho thấy huyết tương có thể làm giảm sự lão hóa.
Thận trọng với bệnh sốt mò ở trẻ
Bệnh sốt mò ở trẻ diễn tiến rất nặng và nguy kịch với các biến chứng có thể tử vong là rối loạn tri giác, viêm phổi suy hô hấp, tán huyết...
Bệnh nhi được giúp thở do tổn thương phổi, truyền máu, dùng kháng sinh. Ảnh: BVCC
Bệnh sốt mò ở trẻ diễn tiến rất nặng và nguy kịch với các biến chứng có thể tử vong là rối loạn tri giác, viêm phổi suy hô hấp, tán huyết và đông máu nội mạch lan toả.
Trẻ nguy kịch do sốt mò
Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) tiếp nhận bé gái N.K.C (37 tháng tuổi), nhập viện ngày 27/10 vì thiếu máu nặng. Bé ở huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Gia đình làm nông, có nhiều ruộng lúa quanh nhà. Trẻ hoàn toàn khoẻ mạnh trước đây.
Bệnh sử cho thấy, bé 4 ngày đầu sốt nhẹ, chán ăn, ngày 5 và 6 sốt cao hơn, nôn ói, da xanh xao và đi tiểu sậm màu. Bé nhập viện trong tình trạng thiếu máu nặng (dung tích hồng cầu 16%), gan to 4 cm dưới hạ sườn phải và lách to độ 4.
Các xét nghiệm tại cấp cứu cho thấy nhiễm khuẩn nặng, tổn thương phổi và tràn dịch màng phổi phải. Diễn tiến bé sốt cao kéo dài, tổn thương gan và thận nặng (men gan> 1000 UI/L), phản ứng viêm còn rất cao, đông máu nội mạch lan toả, tiểu cầu giảm.
Đồng thời, tổn thương phổi với hội chứng nguy kịch hô hấp cấp do viêm lan toả 2 phổi, tuỷ đồ có hình ảnh thực bào máu.
Bệnh nhi được giúp thở do tổn thương phổi, truyền máu, dùng kháng sinh Vancomycin và Carbapenem do tình trạng viêm phổi nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan nặng. Sau 2 ngày, kháng sinh trên không đáp ứng, bé vẫn sốt cao kéo dài liên tục.
Qua hỏi bệnh và thăm khám kỹ, ghi nhận sang thương da ở ngực phù hợp với sốt mò. Kết quả phân lập tác nhân trong máu bằng PCR cũng ghi nhận Orientia tsutsugamushi phù hợp với tình trạng của trẻ.
Bé được dùng Levofloxacin. Hiện, sau 3 ngày điều trị bằng Levofloxacin, trẻ hết sốt, các chỉ số chức năng cơ quan cải thiện dần, được rút nội khí quản, và xuất viện sau 10 ngày điều trị.
Đây là ca bệnh sốt mò đầu tiên tại Bệnh viện Nhi đồng 1 và là ca đầu tiên ở trẻ em được chẩn đoán tại miền Nam. Diễn tiến rất nặng và nguy kịch với các biến chứng có thể tử vong là rối loạn tri giác, viêm phổi suy hô hấp, tán huyết và đông máu nội mạch lan toả, cũng như là hội chứng thực bào máu rất hiếm gặp trong bệnh sốt mò. Việc phát hiện tác nhân gây bệnh kịp thời đã giúp chẩn đoán và cứu sống trẻ.
Đặc điểm của bệnh
Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), mò và ấu trùng ưa sống ở nơi đất xốp, ẩm mát trong các khe hang, ven bờ sông suối, nơi râm mát có bụi rậm và cây thấp có quả hạt để chờ thú nhỏ - gặm nhấm lui tới. Người dân có thể bị đốt trong các điều kiện như: Sinh hoạt lao động trong ổ dịch; phát rẫy làm nương; bộ đội đi dã ngoại; ngồi, nằm nghỉ, trên bãi cỏ, để mũ nón buộc võng vào gốc cây... Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Song, chủ yếu, bệnh phân bố ở lứa tuổi lao động, tuỳ tính chất nghề nghiệp, lâm nghiệp, nông nghiệp, bộ đội. Bệnh gặp chủ yếu ở vùng nông thôn rừng núi (80,5%), hiếm ở thành thị.
Theo PGS.TS.BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên - Trưởng khoa Hồi sức nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM), sốt mò (hay còn gọi là sốt do ấu trùng mò hay sốt bờ bụi) là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi Orientia tsutsugamushi.
Đây là một loại vi khuẩn thuộc họ Rickettsia và lây sang người thông qua ấu trùng mò thuộc họ Trombicula (tên Leptotrombidium). Các ấu trùng mò này thường có ký chủ trung gian là những loài động vật gặm nhấm, chủ yếu là chuột, chim hoặc gia súc, gia cầm.
Bệnh biểu hiện với sốt cao kéo dài, có vết loét da do ấu trùng mò đốt, phát ban dạng sẩn. Đặc điểm của vết loét thường là 1 vết hình tròn hoặc bầu dục, đường kính khoảng 5 - 10 mm, không đau, không ngứa, viền đỏ và nổi gờ trên mặt da.
Lúc đầu, vết loét màu vàng xám, sau đó đóng vảy màu nâu hoặc đen. Vị trí hay gặp ở các nếp gấp của cơ thể như: Tay, cổ, gáy, thân mình, đùi, bẹn, rốn... Khoảng tuần thứ 2 kể từ khi mò đốt, sang thương sẽ bong vảy để lại vết loét đáy sạch khô, màu đỏ tươi có viền cứng.
"Từ vết loét, Orientia tsutsugamushi xâm nhập vào hệ bạch huyết gây viêm hạch tại chỗ rồi sưng, viêm và đau hạch toàn thân. Đồng thời, chúng xâm nhập vào máu, gây viêm nội mạc vi mạch máu toàn thân tổn thương viêm nhiễm các cơ quan. Bệnh diễn tiến từ nhẹ đến nặng, có thể gây biến chứng và tử vong", chuyên gia giải thích.
Một số biến chứng có thể gặp như: Thần kinh: rối loạn tri giác, viêm màng não, viêm não, tổn thương thần kinh sọ não, viêm thần kinh ngoại biên. Về biến chứng tim mạch, bệnh nhân có thể viêm tắt mạch máu, viêm cơ tim, truỵ tim mạch.
Đồng thời, có thể bị suy thận, viêm phổi, suy hô hấp. Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây gan, lách, hạch to. Biến chứng hiếm hơn là đông máu nội mạch lan toả và hội chứng thực bào máu.
Bệnh diễn tiến nặng nhẹ tuỳ vào các yếu tố. Ví dụ, chủng O. tsutsugamushi gây bệnh, bệnh nhân trên 50 tuổi sẽ có tỷ lệ tử vong từ 45 - 60% nếu không điều trị. Tỷ lệ tử vong tại Nhật Bản là 31,6%; Đài Loan 10%.
Nguyên nhân tử vong thường do truỵ tim mạch, viêm cơ tim, xuất huyết, viêm phổi, biến chứng viêm não - màng não. Ở Ấn Độ, 1/3 bệnh nhân nhập viện bị sốt mò nặng, suy đa cơ quan, với tỷ lệ tử vong trung bình 24%.
Bệnh được chẩn đoán dựa vào bệnh sử, sang thương da và loại trừ các bệnh gây sốt kéo dài. Để chẩn đoán xác định tác nhân hiện nay dựa vào xét nghiệm PCR. Bệnh được điều trị bằng kháng sinh Doxycycline, azithromycin hay quinolon. Thuốc hiệu quả nhất nếu được dùng ngay sau khi các triệu chứng bắt đầu.
'Giọt vàng' tiểu cầu trao sự sống cho người bệnh ung thư, sốt xuất huyết 'Máu hay tiểu cầu là nguồn sống rất đặc biệt, nó không to tát như hiến tạng nhưng nó cũng là tế bào sống mà mình hiến tặng. Không có máy móc hiện đại nào điều chế ra được máu, chỉ có bản thân con người mới sản xuất được chế phẩm kỳ diệu ấy'. Anh Nguyễn Văn Trường có mặt tại Viện...