Triệu người đang mắc sai lầm trong uống trà, cà phê
Thức dậy uống ly cà phê cho một ngày tỉnh táo, bữa trưa xong uống cốc trà cho sạch miệng, đó là thói quen của hàng triệu người Việt. Tuy nhiên, đây là những thói quen hết sức sai lầm…
Uống trà ngay sau bữa ăn có đúng? (Ảnh minh hoạ)
Trà, cà phê là thức uống phố biến đứng hàng thứ 2, thứ 4 trên thế giới với lịch sử sử dụng rất dài (trà xuất hiện từ 5.000 trước trong khi cà phê cũng là loại thức uống phát triển từ thế kỷ thứ 9).
Tại Việt Nam việc ăn xong uống trà, cà phê khá phổ biến. Tuy nhiên, theo TS. BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, đây là một thói quen “không mang lại ích lợi” mà còn làm “giảm hấp thu sắt và các vi chất khác”.
Uống trà chỉ tốt sau bữa ăn 1h
Chia sẻ với phóng viên, TS. BS Trương Hồng Sơn thông tin, không thể phủ nhận vai trò to lớn của hai loại thức uống khá phổ biến này. Theo đó, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở vùng nào, người dân sử dụng trà thì nơi đó tuổi thọ dân số cao. Vì trong trà có một số thành phần rất quan trọng có tác dụng chống lão hoá; lợi tiểu – khi uống trà sẽ giúp người uống đi tiểu nhiều hơn vì tăng việc lọc của cầu thận, chính vì vậy cơ thể có thể đào thải được nhiều độc tố hơn và có thể giảm được huyết áp.
“Không những thế trà còn có thêm nhiều vai trò khác như phòng chống một số loại ung thư (tuyến tiền liệt, đại trực tràng..); giúp cải thiện trí nhớ chống lại các bệnh của người già như Alzheimer, Parkinson.. hay có vai trò đốt mỡ khi trà tham gia vào quá trình tăng cường chuyển hoá cơ bản từ 3-4%”, TS. BS Trương Hồng Sơn cho hay.
Măc dù nhiều lợi ích như vậy nhưng vị chuyên gia dinh dưỡng này cũng nhấn mạnh không phải vì tốt mà chúng ta lại uống thật nhiều bởi “cái gì quá cũng không tốt”. Theo đó, mỗi ngày mỗi người chỉ nên uống từ 1- 3 ly trà xanh. Nếu uống 10 ly thì nhịp tim sẽ tăng lên kéo theo một số ảnh hưởng không có lợi về mặt sức khoẻ.
Video đang HOT
“Thông thường sau bữa sáng một giờ thì đó là thời điểm tốt nhất để chúng ta uống trà”, TS. BS Trương Hồng Sơn nói.
Ông cũng cho rằng loại thức uống này không phù hợp với trẻ em dưới 3 tuổi, phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú. Với trẻ dưới 3 tuổi và phụ nữ đang mang thai việc hấp thu sắt rất quan trọng trong khi trà xanh có đặc điểm hạn chế hấp thu sắt. Vì thế hai nhóm này nên hạn chế trà xanh.
Trong khi đó đối với phụ nữ cho con bú, chất caphein sẽ có trong sữa nếu mẹ uống trà có chất này khiến trẻ khó ngủ. Ngoài ra, một số người mắc bệnh loãng xương, tâm thần kinh cũng nên hạn chế uống trà.
Ngoài việc chú ý giờ uống thì người uống trà cũng nên chú ý cách uống trà, TS. BS Trương Hồng Sơn cho rằng cách uống trà thông thường ở nhiệt độ tốt nhất 40-50 độ và sử dụng nước đầu còn những nước sau tỷ lệ những hợp chất tốt ngày càng giảm dần. Do đó, người dân không nên chế nước nhiều lần cho một ấm trà.
Cà phê sáng có giúp tỉnh táo hơn?
Một thức uống khác cũng được khá nhiều người, đặc biệt các bạn trẻ, giới văn phòng ưa dùng là cà phê sáng. Mọi người thường chọn cho mình một cốc cà phê sáng nhằm có sự tỉnh táo cho ngày làm việc năng động.
Chỉ ra vai trò to lớn của loại thức uống phổ biến hàng thứ 4 xuất hiện từ đầu thế kỷ thứ 9 và đến Việt Nam vào thế kỷ thứ 19, TS. BS Trương Hồng Sơn cho rằng trong cà phê có caphein, một số vitamin, khoáng chất quan trọng.
“Do đó lợi ích đầu tiên của cà phê hay được nhấn mạnh chính là sự tỉnh táo. Vì thế, người ta sẽ muốn sử dụng cà phê trong những lúc làm việc, chống lại những cơn buồn ngủ, giúp tỉnh táo…
Ngoài ra, cà phê còn làm kích thích hóc môn làm cho cơ thể của chúng ta tập trung, hoạt động cơ bắp tốt hơn. Chính vì thế, nếu dùng ca phê trước khi tập luyện thể thao 30 phút – 1h thì làm cho chúng ta tập trung và khoẻ mạnh.
Mỗi người chỉ nên uống từ 1-2ly cà phê mỗi ngày (Ảnh minh hoạ)
Ca phê cũng có tác động tốt cho tim mạch, chống lão hoá, thần kinh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người mắc bệnh Alzheimer, Parkinson có thể giảm được 1/3 – 2/3 các nguy cơ của bệnh nếu chúng ta dùng cà phê”, TS. BS Trương Hồng Sơn nói.
Tuy nhiên, uống nhiều quá sẽ có những tác hại khi lượng caphein nạp vào cơ thể quá nhiều sẽ gây ra những ảnh hưởng tới sức khoẻ như: mất ngủ, hoa mắt, run chân tay, vã mồ hôi…
“Do đó, cũng giống như trà, mỗi người chỉ nên uống từ 1- 2ly cà phê/ngày. Tôi từng chứng kiến có những người uống tới 10ly cà phê/ngày, điều này cũng không nên. Đặc biệt, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 3 tuổi hoặc những người có phản ứng quá mẫn đối với caphein thì không uống cà phê”, TS. BS Trương Hồng Sơn nói.
Về thời điểm uống, BS Trương Hồng Sơn khuyên “không nên vào sát giờ ngủ hay uống sau buổi sáng thức giấc. Đây không phải là thời điểm lý tưởng mà khoảng thời gian giữa giờ sáng mới là tốt nhất.
Lý do, bởi buổi sáng một số hóc môn tăng lên vì vậy vào giữa giờ sáng lượng hóc môn này giảm xuống thì đó là thời điểm lý tưởng để uống caphe. Uống đầu giờ chiều vừa cách bữa ăn một giờ cũng là thời điểm hoc mon này xuống thấp cũng làm cho nạp caphein tốt hơn. Đối với người chơi thể thao nên uống trước khi tập luyện khoảng 1h.
“Đừng vừa ăn xong lại uống trà hoặc cà phê vì thói quen này sẽ làm giảm hấp thu sắt và các vi chất khác”, TS. BS Trương Hồng Sơn nhấn mạnh.
Mối liên hệ giữa caffeine và giấc ngủ
Caffeine thường được sử dụng như một chất kích thích giúp não bộ tỉnh táo và tràn đầy năng lượng.
Caffeine là một trong những chất kích thích được tiêu thụ phổ biến nhất trên thế giới. Nó thường được tiêu thụ dưới dạng trà, cà phê, nước tăng lực, ca cao và nước ngọt.
Hầu hết mọi người tiêu thụ cà phê để tránh buồn ngủ vì nó làm cho não bộ tỉnh táo và tràn đầy năng lượng hơn, giúp cảm thấy ít mệt mỏi hơn.
Tiêu thụ quá nhiều caffeine có làm rối loạn giấc ngủ của bạn. Ảnh: NHẬT LINH
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến nghị, mức tiêu thụ caffeine an toàn mỗi ngày là 400 miligam.
Sau khi tiêu thụ, caffeine có thể lưu lại trong cơ thể hàng giờ. Nhưng liệu tác dụng này có tốt cho cơ thể bạn không?
Để hiểu tác động bất lợi của caffeine đối với giấc ngủ, chúng ta hãy hiểu cách thức hoạt động của caffeine và giấc ngủ.
Hệ thống thần kinh trung ương (CNS) chứa một chất điều hòa thần kinh được gọi là các thụ thể adenosine (hoặc thụ thể P1). Caffeine tác động lên nó và ngăn chặn adenosine, điều này khiến cơ thể luôn tỉnh táo.
Việc dư thừa bất cứ thứ gì, dù lành mạnh đến đâu cũng có thể gây hại cho cơ thể. Caffeine nếu tiêu thụ không được kiểm soát, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe ngắn hạn cũng như dài hạn. Lạm dụng quá nhiều caffeine có thể dẫn đến sự phát triển của các vấn đề về giấc ngủ như mất ngủ. Mọi người có thể bị lo lắng, mất khả năng ngủ và gây rối loạn giấc ngủ.
Tiêu thụ quá nhiều caffeine cũng có thể gây ra sự phụ thuộc vào caffeine. Điều này có thể gây ra những cơn đau đầu, lo lắng và bồn chồn trong ngày do không có caffeine.
Trong lịch trình bận rộn hàng ngày, mọi người có thể khó ngủ đủ giấc. Tuy nhiên, hãy cố gắng ngủ ít nhất 6 - 8 tiếng mỗi ngày. Bên cạnh đó, tiêu thụ caffeine phải điều độ và phải đảm bảo giữ nước cho cơ thể. Đồng thời, thay đổi lối sống, môi trường và chế độ ăn uống lành mạnh để cải thiện giấc ngủ, theo Times Now News.
6 việc tuyệt đối "cấm" sau 9h tối, nghe lý do ai cũng phải sợ Sau 9 giờ tối, bạn nên giành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và trò chuyện cùng với người thân. Đặc biệt, những việc dưới đây bạn không nên làm sau 9 giờ tối. Uống sữa Uống sữa vào buổi tối rất có lợi cho sức khỏe nhưng sau 21h thì lại gây ra các tác hại không mong muốn. Uống...