Triệu hồi xe: Cảnh báo nguy cơ cháy Mercedes-Benz GLC, Volkswagen triệu hồi Tiguan
Mẫu crossover Tiguan của Volkswagen đã phải triệu hồi tại châu Âu trong khi người đồng hương Mercedes-Benz GLC phải nhận cảnh báo nguy cơ cháy xe.
Do sai sót trong quá trình dán keo, cánh lướt gió phía sau của Volkswagen Tiguan có thể tách ra khỏi xe và rơi xuống đường, gây nguy hiểm cho những người lưu thông sau.
Chính vì lí do đó, Volkswagen sẽ phải triệu hồi hơn 25.000 chiếc Tiguan để xử lí, những mẫu xe này có thời gian sản xuất từ 15/12/2015 đến hết 30/11/2019.
Volkswagen Tiguan hiện cũng đang được phân phối hai phiên bản tại Việt Nam, với giá bán từ 1.7 – 1,8 tỷ đồng
Trong khi đó, cho dù mới chỉ là một thông báo mang tính “Cảnh báo”, chưa đến mức phải triệu hồi xe nhưng những người đang sử dụng chiếc Mercedes-Benz GLC đã được hãng xe sang nước Đức đưa thông báo về một nguy cơ cháy xe nằm ở hệ thống ắc-quy.
Theo đó, do kết nối vít bắt cực dương ắc-quy có thể bị bung ra trong quá trình sử dụng và có thể tiếp xúc với bộ khởi động và gây ra đoản mạch và ắc-quy không thể được sạc lại trong quá trình vận hành. Điều này dẫn đến dẫn đến ắc-quy bị cạn và các hệ thống điện bổ trợ khác có thể quá tải, dẫn đến chết máy kèm nguy cơ hỏa hoạn.
Liên tiếp nhiều mẫu SUV của Mercedes-Benz phải triệu hồi liên quan đến nguy cơ hoả hoạn.
Trước đó, hãng xe sang nước Đức này cũng đã phải triệu hồi hơn 2.500 chiếc Mercedes-Benz GLC và 12.800 chiếc GLE và GLS tại thị trường Bắc Mỹ do nguy cơ mất trợ lực lái đi kèm với nguy cơ cháy xe
Những mẫu xe bị triệu hồi nhiều nhất tại châu Âu năm 2020
Dưới đây là danh sách những chiếc xe bị thu hồi nhiều nhất năm 2020 tại châu Âu theo tạp chí xe Autocar thống kê.
Mini (2 phiên bản): Việc triệu hồi liên quan đến việc khắc phục pin trên chiếc Countryman PHEV và để sửa cảm biến túi khí có thể bị lỗi trên chiếc Mini Clubman.
Jaguar (3 phiên bản): Cả 2 chiếc E-Pace và I-Pace được sản xuất giữa tháng 4 và tháng 7/2019 có thể gặp vấn đề về dây buộc ghế, trong khi chiếc XJ 2009-2019 gặp vấn đề về túi khí.
Porsche (2 phiên bản): Chiếc 911 bị triệu hồi vì lỗi đèn báo nguy hiểm và có khả năng lỏng bu lông trên trục trước trong khi những chiếc Cayenne được sản xuất từ 11/2017-12/2019 gặp vấn đề về đường nhiên liệu.
Video đang HOT
Dacia (3 phiên bản): Những chiếc Logan MCV được sản xuất đầu hè 2020 có má phanh lắp ráp không chính xác trong khi đó những chiếc Logan và Sandero được sản xuất trước năm 2019 có lỗi động cơ có thể gây ra cháy. Những chiếc Duster được sản xuất từ 11/2018 đến 10/2019 có thể bị lỗi khung ghế sau.
Skoda (4 phiên bản): Các mẫu Kamiq và Scala có bọc ghế bị lỗi, trong khi những chiếc Superb được sản xuất từ tháng 1 đến tháng 8/2015 phải sửa chữa bộ phận điều khiển túi khí của chúng. Trong khi đó chiếc Octavia Mk4 phải đối mặt với việc thu hồi bởi hệ thống gọi khẩn cấp tự động của nó.
Lexus (4 phiên bản): Một số mẫu xe Lexus được sản xuất từ năm 2013 - 2019 phải đối mặt với vấn đề áp suất bơm nhiên liệu có thể khiến động cơ ngừng hoạt động. Những chiếc RX350 và RX450h được sản xuất từ tháng 5/2015 đến tháng 2/2018 cần được sửa chữa vì nước xâm nhập vào vòi phun của máy rửa được làm nóng có thể gây ra đoản mạch và có thể xảy ra cháy.
Dodge (2 phiên bản): Lỗi trong bộ làm mát tuần hoàn khí thải (EGR) của chiếc bán tải RAM được sản xuất từ năm 2013 - 2019, làm tăng nguy cơ cháy. Trên các mẫu xe gần đây hơn, bậc khu vực chịu tải có thể không đủ khỏe, trong khi đó có nguy cơ thảm sàn bên người lái có thể cản trở bàn đạp ga. Những chiếc Dodge Viper 2004-2006 gặp vấn đề về túi khí và dây an toàn.
Mitsubishi (3 phiên bản): 2 vụ triệu hồi liên quan đến những chiếc Mitsubishi i-MiEV được sản xuất từ 2010-2019 liên quan đến việc nước xâm nhập vào bơm chân không phanh gây ăn mòn và giảm hiệu suất phanh. Hệ thống giảm xóc trước của Pajero 2017 và 2018 có thể được hàn không đúng cách trong khi đó Outlander 2020 bị lỗi dây an toàn phía sau.
Kia (4 phiên bản): Một số bản Kia cũ có khả năng thấm dầu và độ ẩm vào bộ ABS / ESC, trong khi bộ trợ lực phanh của Optima có thể bị lỗi. Sorento đã có ba lần bị triệu hồi liên quan đến sự cố đường ống nhiên liệu có thể gây rò rỉ nhiên liệu và cháy. Stinger đã có một đợt triệu hồi xung quanh vấn đề vòi bơm nhiên liệu bị tắc ở các mẫu xe được sản xuất từ ngày 13/5/2020 - 17/7/2020.
Bentley (3 phiên bản): Bentayga đã bị triệu hồi vì vấn đề túi khí, dây an toàn và rò rỉ nhiên liệu. Mẫu Bentley Continental GT bị triệu hồi do rò rỉ chất lỏng thủy lực, ngoài ra Continental GT và Flying Spur gặp vấn đề về cửa sổ trời đối với các mẫu xe được chế tạo trong thời gian ngắn vào tháng 1/2020.
Hyundai (5 phiên bản): Với những chiếc i30 2007-2012, các mô-đun ABS / ESC của chúng có thể có lỗi khiến chúng ngừng hoạt động. Ngoài ra, túi khí của chúng có thể vô tình được kích hoạt. Trên những mẫu Santa Fe 2006-2008, các mô-đun ABS phải đối mặt với nguy cơ chập điện và cháy nổ. Trong khi Kona Electric có thể có lỗi liên quan đến pin lithium ion và phanh đỗ điện.
Sabaru (6 phiên bản): Các mẫu xe Crosstrek, Impreza và XV được sản xuất từ năm 2017 - 2020 đã phải triệu hồi để sửa chữa đầu nối bơm nhiên liệu bị lỗi có thể gây nguy cơ hỏa hoạn, cũng như ống dẫn dầu phanh bị lỗi. Đối với các mẫu xe Crosstrek, Impreza và XV được sản xuất từ tháng 1/2017 - 8/2018, đã có một đợt triệu hồi do các vấn đề về bơm nhiên liệu.
Seat (6 phiên bản): Các mẫu xe Arona, Ateca, Ibiza, Leon và Toledo được sản xuất từ năm 2018 - 2020 đều phải đối mặt với việc thu hồi xung quanh vấn đề với động cơ 1.0 TSI ba xi-lanh. Những chiếc Tarracco được chế tạo từ tháng 1 - 2/2020 bị lỗi bình xăng.
Land Rover (3 phiên bản): Đợt triệu hồi Discovery liên quan đến bảng điều khiển thiết bị, trong khi vấn đề về pin có thể khiến đèn không hoạt động. Hệ thống mild- hybrid trên Discovery có thể bị lỗi dẫn đến cháy và điều này cũng ảnh hưởng đến Range Rover Evoque MHEV.
Fiat (4 phiên bản): Trong số nhiều lỗi khác, xe van Ducato của Fiat đã bị triệu hồi do lắp đặt dây cáp không đúng cách và bơm chân không của hệ thống phanh. Kẹp phanh có thể bị nứt trên chiếc 500X được chế tạo trong khoảng thời gian từ tháng 11 - 12/2019. Chiếc Fiat Panda từ nửa đầu năm 2019 gặp vấn đề về bọc vô lăng.
Jeep (5 phiên bản): Những chiếc Cherokee, Gladiator và Wrangler từng có hai lần triệu hồi. Trong số đó có những vấn đề liên quan đến hệ thống lái, phanh, vi sai, ly hợp và hệ thống treo. Một cuộc triệu hồi cũng đã được thực hiện đối với la bàn về vấn đề cần gạt nước kính chắn gió.
Nissan (11 phiên bản): Một số mẫu xe Nissan đã phải triệu hồi do có thể xảy ra lỗi khóa trẻ em cửa sau. Trên các mẫu điện tử Leaf và e-NV200 hàn tấm dẫn động có thể bị lỗi. Chiếc xe van NV300 cũng bị triệu hồi do lỗi phanh đỗ.
Mazda (5 phiên bản): 5 vụ triệu hồi liên quan đến CX-30 về những vấn đề liên quan đến hỗ trợ phanh, động cơ chết máy, kẹp phanh, bình xăng và đen pha. Những vấn đề này cũng xuất hiện trên Mazda 3.
Honda (6 phiên bản): Một số mẫu Honda đã bị triệu hồi về vấn đề bơm nhiên liệu áp suất thấp có thể bị lỗi khiến động cơ bị chết máy. Bốn đợt triệu hồi khác đã được thực hiện đối với CR-V (bao gồm một đợt vì túi khí), cộng với ba đợt cho HR-V và Civic. Một số mẫu xe cũ đã bị triệu hồi vì các vấn đề về túi khí.
Volvo (15 phiên bản): Một số đợt thu hồi lớn đã diễn ra hầu như toàn bộ các mẫu xe của nhà sản xuất xe hơi Thụy Điển. Sau các vấn đề trước đó về rò rỉ nhiên liệu, chảy nhựa ống hút, hỏng bộ trợ lực phanh và thắt dây an toàn, một vấn đề khác về việc làm mát của một số động cơ diesel đã khiến xe bị triệu hồi vào tháng 7. Khi thêm chất làm mát, các túi khí có thể hình thành trong hệ thống, dẫn đến động cơ không được làm mát đủ và làm hỏng một số bộ phận của động cơ. Cũng không thể loại trừ nguy cơ cháy cục bộ trong khoang máy. Lỗi có thể xảy ra với 370.000 chiếc xe, bao gồm cả V40.
Vauxhall/Opel (7 phiên bản): Lỗi lái có thể xảy ra với Combo và Corsa được sản xuất trong khoảng thời gian từ tháng 9 - 12/2019. Ba đợt thu triệu hồi do rò rỉ nhiên liệu hoặc dầu đã được Opel thực hiện cho chiếc Insignia .Nhiên liệu cũng có thể bị rò rỉ từ bơm cao áp động cơ của Crossland.
Renault (11 phiên bản): Chiếc Captur đã phải đối mặt với bốn lần triệu hồi, bao gồm vấn đề về pin có thể dẫn đến đoản mạch bị cháy và trợ lực lái của nó. Tổng cộng 25.000 mẫu Mégane, Scenic và Talisman phải được bảo dưỡng do có thể bị rò rỉ nhiên liệu.
BMW (18 phiên bản): Dòng 3 Series, X3 / X4 SUV và Z4 Roadster được sản xuất từ tháng 9/2018 - 8/2019 có thể bị ảnh hưởng bởi sự cố thanh giằng có thể dẫn đến mất kiểm soát bánh xe. Các phiên bản plug-in hybrid của 3 Series, 3 Series Touring, X1, X2, X3, X5, 2 Series Active Tourer, 7 Series, 5 Series, 5 Series Touring và Mini Countryman đều gặp phải vấn đề xung quanh việc hàn trên pin có thể có nguy cơ cháy nổ.
Citroen (13 phiên bản): Đã có một đợt triệu hồi lớn về các vấn đề khác nhau liên quan đến động cơ xăng PSA Group 1.2 L cho những chiếc xe được sản xuất từ tháng 3/2013 - 4/2017 bao gồm các mẫu xe như - Berlingo, C3, C3 Picasso, C4, C4 Cactus, C4 Picasso, DS 3 và DS 4. Citron đã công bố 9 đợt triệu hồi đối với xe tải Jumpy / Spacetourer và như những năm trước, đây là một trong số những chiếc xe bị triệu hồi nhiều nhất. Berlingo, C3 và DS 7 Crossback có bốn lần triệu hồi.
Audi (12 phiên bản): Hơn nửa triệu mẫu A4, A5, A6, A7 và Q5 chạy bằng động cơ mild-hybrid đã bị triệu hồi vì các vấn đề liên quan đến BSG (máy phát điện khởi động bằng dây đai), một lỗi có thể dẫn đến đoản mạch và cháy. Q7 được sản xuất từ cuối tháng 7 - 11-2019 đã bị triệu hồi vì sự cố liên quan đến camera trước có thể dẫn đến hỏa hoạn.
Toyota (14 phiên bản): Có 6 đợt triệu hồi cho Yaris, hầu hết là những vấn đề về túi khí và dây an toàn nhưng Toyota cũng đã triệu hồi Yaris do đèn pha hoặc rò rỉ nhiên liệu với Yaris GRMN.
Volkswagen (12 phiên bản): Đã có một đợt triệu hồi lớn đối với động cơ TSI 3 xi-lanh 1.0 L được sản xuất từ năm 2018 - 2020 bao gồm những chiếc Caddy, Golf, Golf Sportsvan, Passat, Polo, Sharan, Touran, T- Coss, T-Roc và Up. Bốn vụ triệu hồi đã được kêu gọi cho các mẫu Passat và Polo, trong khi Amarok, Crafter, Golf, Tiguan, Touareg và Transporter T5 / T6 có ba đợt triệu hồi.
Ford (16 phiên bản): Ford đã phải tạm ngừng bán Kuga PHEV nổi tiếng của mình do pin bị lỗi có thể dẫn đến cháy nổ và hơn 33.000 xe đã bị triệu hồi. Ford cũng đã công bố ba đợt triệu hồi đối với Focus. Dây nịt động cơ có thể bị hỏng do tiếp xúc với bu lông trên hộp truyền động trên ô tô sản xuất từ năm 2018 - 2020. Cũng có thể gặp vấn đề với các tiếp điểm của hộp phân phối điện (PDB).
Peugeot (11 phiên bản): Hơn 370.000 mẫu xe của Partner, 208, 2008, 308, 3008 và 5008 đã bị triệu hồi do dây đai thời gian có thể bị mài mòn mạnh và các vấn đề khác ảnh hưởng đến động cơ xăng PSA Group 1.2 L.
Mercedes-Benz (27 phiên bản): Chiếc Mercedes là hãng xe bị triệu hồi nhiều nhất; và mẫu xe bị triệu hồi nhiều nhất vào năm 2020 là A-Class (cả cho mẫu xe hiện tại, trong ảnh và thế hệ trước), chủ sở hữu của Mercedes đã được mời đến để triệu hồi tận 10 lần. C-Class và E-Class từng có sáu lần triệu hồi. Ở hạng mục SUV, GLB và GLE gặp nhiều vấn đề nhất. Mỗi chiếc trong số đó có 5 lần xuất hiện trong trong danh sách triệu hồi./.
Top 10 ôtô được ưa chuộng nhất tại Đức: Volkswagen bá chủ Trong 11 tháng đã qua của năm 2020, Volkswagen vẫn chứng tỏ được tầm ảnh hưởng tại quê nhà Đức khi chiếm 4/5 vị trí đầu tiên ở danh sách những mẫu ôtô bán chạy nhất. 1. Volkswagen Golf (doanh số: 122.828 chiếc). 2. Volkswagen Tiguan (doanh số: 55.589 chiếc). 3. Volkswagen Passat (doanh số: 53.321 chiếc). 4. Ford Focus (doanh số: 49.225...