Triệu chứng và giải pháp dinh dưỡng dành cho trẻ thấp còi, nhẹ cân,
Để cải thiện tình trạng thấp còi, nhẹ cân ở trẻ hiệu quả, bên cạnh thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, cha mẹ cũng cần hỗ trợ trẻ bằng cách bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết giúp nâng cao sức khỏe đường tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa tối đa chất dinh dưỡng từ thức ăn.
TS.BSCKII Nguyễn Thị Thu Hậu – Trưởng khoa dinh dưỡng – Bệnh viện Nhi Đồng 2
TS.BSCKII Nguyễn Thị Thu Hậu – Trưởng khoa dinh dưỡng – Bệnh viện Nhi Đồng 2 sẽ chỉ ra những dấu hiệu điển hình ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, nhẹ cân, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý.
Dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, nhẹ cân
Cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Để biết được trẻ phát triển bình thường hay bị suy dinh dưỡng, các mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu nhận biết dưới đây để theo dõi sự thay đổi của con em mình:
- Chậm tăng cân, đứng cân hoặc có thể sụt cân trong 2-3 tháng gần đây
- Chậm tăng chiều cao hoặc không tăng chiều cao liên tục trong 2-3 tháng.
- Da xanh, tóc mọc thưa rụng, rụng tóc ở vùng chẩm (chiếu liếm), đổi màu tóc.
- Chậm mọc răng, chậm biết đi.
- Teo mỡ ở cánh tay, thịt nhẽo.
Video đang HOT
- Hay bị rối loạn tiêu hóa: đi phân sống, ỉa chảy
- Bé chậm phát triển, ít vận động, ưa quấy khóc.
- Rối loạn giấc ngủ (ngủ trằn trọc, ngủ giấc ngắn, hoặc giật mình khóc thét khi đang ngủ,…).
- Biếng ăn, ăn ít, môi xanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt, khó chịu, ít vui chơi, kém linh hoạt.
- Thường xuyên mắc các bệnh lí nhiễm trùng.
- Ở thể nặng, có phù hoặc teo đét, thiếu vitamin gây quáng gà, khô giác mạc đến loét giác mạc (thể này ở Việt nam hiện nay hiếm gặp).
Chậm tăng cân, đứng cân hoặc có thể sụt cân trong 2-3 tháng là một trong những dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, nhẹ cân. Ảnh minh họa.
Giải pháp dinh dưỡng dành cho trẻ thấp còi, nhẹ cân
TS.BSCK II Nguyễn Thị Thu Hậu cho biết, với trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi, nhẹ cân, mẹ nên cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa một ít để bảo đảm cung cấp đủ số lượng thức ăn cần thiết cho trẻ, đồng thời phải cung cấp năng lượng cao hơn trẻ bình thường.
Đặc biệt, chế độ ăn của trẻ nên được cân đối giữa các nhóm chất:
Tăng lượng protein: Suy dinh dưỡng ở trẻ em, mẹ cần phải tăng lượng protein hơn nhu cầu bình thường để nhanh chóng phục hồi tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn: Tăng dần năng lượng và đạm, cần khoảng 120-150% nhu cầu bình thường, ví dụ lượng calo/kg từ 90-150 Kcalo/kg/ngày với trẻ nhỏ
Chọn lựa sữa phù hợp: Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn đảm bảo lượng protein cần thiết, mẹ cần cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết hàng ngày cho con thông qua các dòng sữa cao năng lượng. Sử dụng dòng sữa cao năng lượng có năng lượng 100 Kcal/100ml cho trẻ> 1 tuổi là sữa chuyên cho trẻ biếng ăn sẽ giúp hệ tiêu hóa non nớt của bé hấp thu dễ dàng.
Tăng dầu mỡ: Bổ sung dầu thực vật hoặc mỡ vào các món ăn hàng ngày của trẻ bị suy dinh dưỡng là rất quan trọng bởi đây là nguồn cung cấp năng lượng lớn cho trẻ, đặc biệt là với những trẻ đang ở lứa tuổi ăn dặm.
Nên chia thành nhiều bữa nhỏ cho trẻ: Đây là nguyên tắc không thể thiếu đối với những trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng. Thay vì ra sức ép trẻ ăn hết khẩu phần mẹ đã chuẩn bị vào bữa ăn chính, hãy chia nhỏ bữa ăn của trẻ thành 5 – 6 bữa/ ngày để tránh tạo cảm giác ngán ngẩm, chán ăn.
Mẹ nên chia thành nhiều bữa nhỏ cho trẻ. Ảnh minh họa.
Tư vấn dinh dưỡng từ chuyên gia
Một số lời khuyên bổ ích giúp các phụ huynh đối phó với trẻ biếng ăn.
Không ép bé ăn: Việc ép trẻ ăn sẽ khiến cho trẻ mắc chứng biếng ăn tâm lý, gây rối loạn hành vi ăn uống của trẻ và có nguy cơ làm tổn thương tình cảm cha mẹ – con cái.
Cho bé ăn đúng giờ giấc: Nên sắp xếp bữa ăn hợp lý bữa chính xen kẽ bữa phụ thay vì 2 bữa chính liền nhau, khi gần bữa chính nếu bé đòi ăn cũng chỉ cho uống nước để chờ đến bữa ăn chính cho ngon miệng.
Tắt tivi, cất điện thoại khi bé ăn: Cho trẻ xem tivi hoặc phân tán sự chú ý của trẻ bằng những trò chơi trong khi ăn sẽ khiến trẻ hấp thu thức ăn một cách thụ động, không những không tốt cho hệ tiêu hóa mà còn khiến trẻ hình thành những thói quen xấu khi ăn.
Chế biến món ăn hợp khẩu vị với bé: Để giúp con ăn ngon miệng, mẹ cần hiểu rõ khẩu vị của bé. Nên ưu tiên chọn lựa những loại thực phẩm có lợi cho sự phát triển thể chất và trí não trẻ như trứng, sữa, các loại cá nước lạnh, cà-rốt, bí đỏ…
Bên cạnh đó, để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ hiệu quả, ngoài chế độ ăn uống, sinh hoạt, cha mẹ cũng cần bổ sung protein, dương chât vang “synbiotics” va các vitamin, khoáng chất cần thiết co trong sữa cao năng lượng giúp nâng cao sức khỏe đường tiêu hóa, tăng cương hê miên dich, giup be ăn ngon miêng va hấp thu tối đa chất dinh dưỡng từ thức ăn.
Nguy hiểm khi dùng cyproheptadine trị biếng ăn cho trẻ
Con tôi được 18 tháng tuổi nhưng cháu rất lười ăn. Người gầy gò nên cháu hay ốm vặt, đặc biệt mỗi khi thay đổi thời tiết.
Thấy xót ruột cho cháu có người mách tôi mua thuốc cyproheptadine về uống sẽ giúp cải thiện tình hình ngay. Nhưng tôi cũng lo lắng không biết đây là thuốc gì và có gây ảnh hưởng gì cho cháu không? Mong bác sĩ giải đáp. Tôi xin cảm ơn!
Lê Thị Thanh Trà (Bắc Giang)
Ảnh minh họa
Cyproheptadine có trong nhiều biệt dược khác nhau. Đây là loại thuốc kháng histamin chữa dị ứng, dung để điêu tri di ưng nổi mề đay, ngứa, sổ mũi, co thắt phế quản, viêm kết mạc mắt... Tuy nhiên, do cyproheptadine kich thich sư them ăn nên nhiêu ngươi tuy tiên dung thuốc để chưa bênh biêng ăn cho trẻ em mà không biết thuốc có thể gây hại nếu như sử dụng không đúng mục đích, chỉ định...
Do thuốc có tác dụng kích thích làm cho người dùng ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng hơn nên gây tăng cân. Tuy vậy, nếu ngưng, sự chán ăn sẽ quay trở lại. Do có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nên nhiều nước đã không dùng các loại thuốc này trong việc tăng trọng
Đối với trẻ dưới 2 tuổi thuốc còn gây khô miệng, táo bón, nhìn mờ, khó tiểu tiện, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương khiên tre rơi vao tinh trang ngầy ngật trong thơi gian dai. Thuốc có chống chỉ định đối với trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú và người cao tuổi suy dinh dưỡng, người bị tăng nhãn áp, tăng sinh tiền liệt tuyến lành tính hoặc loét dạ dày - tá tràng.
Tre biêng ăn co nhiêu nguyên nhân do sinh ly, bênh ly va sai lâm trong chế độ dinh dưỡng. Vì vậy bạn cần đưa cháu đến các cơ sở y tế có chuyên khoa dinh dưỡng để được thăm khám tư vấn. Không nên tự động mua thuốc để nhằm làm tăng cân sẽ rất nguy hiểm cho cháu. Đa có ghi nhân nhiêu trương hơp tre bị ngơ ngân, ngu vui... vi anh hương cua thuôc cyproheptadine do uông qua tuy tiên. Vậy nên trước khi cho trẻ sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn đều cần có chỉ định của bác sĩ, đừng nghe lời mách bảo của bạn bè, hàng xóm mà vô tình gây hại cho cháu.
Chúc mẹ và bé khỏe.
Trẻ ngày càng biếng ăn dù cha mẹ học đủ kiểu nuôi con trên mạng Trẻ biếng ăn là tình trạng khá phổ biến hiện nay, nhất là các bé trong khoảng từ 1 đến 6 tuổi. Theo thống kê nước ta có khoảng 45,9 - 57,7% trẻ biếng ăn đa phần đến từ thói quen của cha mẹ. Kế hoạch chăm con sụp đổ Sưu tập cả bộ công thức cách chế biến các món ăn để...