Triệu chứng, cách điều trị thoái hóa cột sống cổ
Thoái hóa cột sống cổ gây cứng, đau vùng cổ, có thể điều trị bằng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống, không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.
Theo bác sĩ Ryan Means, chuyên khoa Thần kinh Cột sống tại phòng khám ACC (TP HCM), không ít người chưa hiểu rõ khái niệm thoái hóa cột sống cổ nên chưa ý thức được tầm quan trọng của sức khỏe cột sống, nhận biết triệu chứng và tìm ra phương án điều trị tích cực cho tình trạng này.
Triệu chứng
Toàn bộ cấu trúc cột sống nói chung và cột sống cổ nói riêng giữ vai trò quan trọng đối với con thể con người. Ở độ tuổi trưởng thành, cột sống cổ ngoài nhiệm vụ chính là nâng đỡ phần đầu, bảo vệ tủy sống thì vẫn cần phải đảm bảo khả năng vân động và độ linh hoạt. Tuy nhiên, cũng vào độ tuổi này, cột sống ít nhiều bắt đầu xuất hiện các tình trạng thoái hóa.
Bác sĩ Ryan Means cho biết, thoái hóa cột sống cổ là cụm từ chung bao hàm nhiều tình trạng liên quan đến nhiều bộ phận ở cột sống cổ bao gồm:
Đĩa đệm : tình trạng đĩa đệm bị mất nước, xẹp xuống rất phổ biến, ngoài ra, thoát vị đĩa đệm – lớp bao xơ bện ngoài bị rách khiến phần nhân nhày bên trong thoát ra cũng là hệ quả của thoái hóa cột sống cổ.
Đốt sống và sụn khớp : bao bên ngoài đốt sống và bề mặt sụn khớp để giúp các đốt sống di chuyển trơn tru hơn. Khi phần sụn khớp bị bào mòn, các đốt sống dễ ma sát vào nhau và gây ra gai xương.
Dây chằng : chức năng chính là cố định cấu trúc bề mặt sụn khớp và cột sống cổ. Thoái hóa sẽ làm dây chằng bị dày lên chèn ép vào ống sống.
Đa phần triệu chứng của thoái hóa cột sống cổ là cảm giác cứng và đau vùng cổ. Cử động cũng bị hạn chế. Nhiều trường hợp, thoái hóa cột sống cổ dẫn tới chèn ép rễ dây thần kinh và ống sống gây nên các triệu chứng như đau đầu, tê, yếu, mất đi khả năng phản xạ hoặc hoạt động ở cánh tay, bàn tay.
Thoái hóa cột sống cổ gây nên tình trạng đau và khó chịu. Ảnh: Shutterstock .
Nguyên nhân
Video đang HOT
“Nhiều người cho rằng tuổi tác là yếu tố duy nhất gây ra thoái hóa cột sống cổ. Tuy nhiên, có rất nhiều người trẻ đang chịu diễn tiến âm thầm của thoái hóa cột sống cổ mà không hề hay biết”, bác sĩ Ryan Means nói.
Chị Nguyễn Trần Hồng Nga (41 tuổi, TP HCM) thường xuyên bị đau đầu và nhức mỏi cổ. Mặc dù tình trạng này đã kéo dài 6 năm nay nhưng do công việc bân rộn nên chị chưa thăm khám và kiểm tra cụ thể. Cho đến gần đây, tình trạng diễn biến nặng hơn kèm theo đau nửa đầu dữ dội, lúc này chị mới tìm gặp bác sĩ.
Qua kiểm tra, bác sĩ chẩn đoán chị Nga bị thoái hóa cột sống cổ với gai đốt sống và thoát vị đĩa đệm vị trí C5-C6. Điều này khiến chị rất ngỡ ngàng vì không ngờ những cơn đau mỏi một thời gian tự hết lại là triệu chứng cảnh báo diễn tiến của quá trình thoái hóa ngay từ khi chị còn khá trẻ.
Ngày nay do đặc thù công việc của nhân viên văn phòng là ngồi nhiều, thiếu vận động, kết hợp với thói quen sử dụng điện thoại thông minh, máy tính liên tục dễ khiến cho sức khỏe cột sống của người trẻ suy giảm đáng kể. Cột sống nếu không được vận động trong thời gian dài dễ mất đi chức năng và dẫn tới nhiều bệnh lý phức tạp. Những chấn thương do thể thao hay tai nạn cũng là yếu tố làm mất đi sự ổn định của cột sống cổ và đẩy nhanh quá trình thoái hóa.
Phương pháp điều trị
Bác sĩ Ryan Means chia sẻ thêm, tại các quốc gia phát triển như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản… những phương pháp bảo tồn trong điều trị bệnh cơ xương khớp mãn tính được ưu tiên hơn do tính an toàn, hạn chế tác dụng phụ. Trong đó, trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) là phương pháp điều trị không dùng thuốc hay phẫu thuật được áp dụng dựa trên nguyên lý tự phục hồi của cơ thể.
Thoái hóa cột sống cổ cản trở cơ chế hoạt động của cột sống. Các bác sĩ chuyên khoa thần kinh cốt sống sẽ chỉnh nắn các đốt sống để giảm áp lực lên các khớp, đĩa đệm và dây thần kinh. Bác sĩ có thể xây dựng phác độ điều trị kết hợp thêm các phương pháp như kéo giảm áp DTS, chiếu tia laser cường độ cao và chương trình tập phục hồi chức năng chuyên biệt thiết kế theo tình trạng của từng bệnh nhân. Qua đó, cơ thể có thể tìm lại được sự cân bằng và ổn định vốn có, các triệu chứng đau và khó chịu cũng sẽ cải thiện và dần biến mất một cách tự nhiên.
Bác sĩ Ryan Means điều trị cho bệnh nhân bằng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống. Ảnh: Thanh Giang .
Song song với phương án điều trị tích cực, chế độ sinh hoạt lành mạnh, tập luyện thể dục và vận động thường xuyên, kết hợp với dinh dưỡng là những yếu tố hàng đầu để bảo vệ sức khỏe cột sống toàn diện.
Tê tay là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm
Triệu chứng tê bì tay kéo dài có thể là dấu hiệu của các bệnh thần kinh, cơ xương khớp hoặc mạch máu.
Do chủ quan, cảm giác tê bì tay thường bị chúng ta bỏ qua. Nguyên nhân của tê tay thường đến từ tình trạng cơ thể mệt mỏi quá độ sau khi làm việc nhiều. Tuy nhiên, cảm giác này đôi khi còn liên quan các bệnh lý nguy hiểm như thần kinh, mạch máu...
Theo bác sĩ Hoàng Thị Thanh Thúy, Phó trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị (Hà Nội), nguyên nhân gây tê bì tay rất rộng, gồm 2 loại chính là tê tay cơ học và tê tay do bệnh lý. Tình trạng này có thể kéo dài từ 1 đến 2 ngày, thậm chí hàng tuần.
Tê tay cơ học
Cảm giác tê tay cơ học thường xuất hiện sau khi chúng ta làm những công việc yêu cầu sử dụng nhiều tới bàn tay hoặc bê vác nặng như công nhân lắp đặt điện tử, thợ may...
"Nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tê bì tay là co cơ vai gáy. Tình trạng này khá phổ biến ở người lái xe, dân văn phòng hay những công việc đòi hỏi ngồi nhiều giờ, khiến cơ cổ, vai quá tải, căng cứng. Lúc này, cơ co cứng, chèn ép vào các rễ và đám rối thần kinh cánh tay, dẫn đến tê tay", bác sĩ Thúy giải thích.
Tê bì tay cơ học có thể gặp ở những người làm việc văn phòng nhiều. Ảnh minh họa: Florida Hand Center.
Chuyên gia này cho biết để khắc phục tình trạng tê tay cơ học, mọi người chỉ cần dành thời gian nghỉ ngơi và để cơ thể tự hồi phục.
Tê tay do bệnh lý
Khác với tê tay cơ học, tê tay do bệnh lý nguy hiểm hơn và yêu cầu bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý. Thông thường, các bệnh lý dẫn đến tê tay có thể liên quan mạch máu, thần kinh và cơ xương khớp.
Bệnh lý mạch máu
Bác sĩ Thúy cho hay: "Các bệnh xơ vữa và hẹp mạch máu sẽ dẫn tới mức độ tê tay khác nhau, phụ thuộc tình trạng bệnh. Bệnh nhân có thể cảm giác đau buốt nếu tê tay nhiều, thậm chí hoại tử tay khi tắc mạch máu".
Ngoài ra, hội chứng viêm mạch máu có tên gọi Raynauld, co thắt mạch ngọn chi, cũng sẽ gây tê tay và biến đổi màu sắc các mạch ngón tay.
Bệnh lý thần kinh
Bệnh lý liên quan thần kinh thường gặp dẫn đến tê tay là tai biến mạch máu não. Bên cạnh tê bì, bệnh lý này cũng gây yếu, liệt vận động khu trú nửa người. Tổn thương cột sống và tủy cổ còn có thể gây tê bì và yếu, liệt tứ chi, tùy vị trí và mức độ tổn thương.
Các bệnh lý thần kinh ngoại biên cũng có thể dẫn đến tê bì tay. Một số bệnh lý điển hình là viêm đa dây thần kinh, viêm đa rễ, thoát vị đĩa đệm cột sống chèn ép tủy, rễ. Đặc biệt, các bệnh lý này còn ảnh hưởng đến cơ lực tứ chi.
Bệnh lý cơ xương khớp
Theo bác sĩ phó trưởng khoa Thần kinh, triệu chứng tê bì tay còn thường xuyên được phát hiện ở các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Nguyên nhân của bệnh lý này đến từ việc đĩa đệm, vốn nằm giữa các thân đốt sống, bị lệch và có thể chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống. Lúc này, bệnh nhân có thể gặp triệu chứng đau nhức từ cổ, lan xuống vai và cánh tay, gây cảm giác khó chịu.
Tê tay có thể là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm khác. Ảnh minh họa: Medical News Today.
"Nếu đĩa đệm thoát vị chèn vào tủy sống, bệnh nhân có thể bị yếu, liệt tứ chi tùy mức độ chèn ép. Đáng chú ý, tê bì tay đôi khi còn liên quan tình trạng liệt trong trường hợp người bệnh bị chấn thương tủy sống, u tủy, viêm tủy, gây ảnh hưởng sinh hoạt cũng như chất lượng cuộc sống người bệnh", bác sĩ Thúy nhận định.
Thoát vị đĩa đệm có thể xuất hiện ở nam và nữ. Tuy nhiên, nhóm bệnh nhân thường gặp nhất là nữ lao động nặng sau 30 tuổi. Các đốt sống cổ bị thoái hóa sẽ mọc ra gai xương ở thân đốt, chèn ép vào rễ thần kinh gây tê bì 2 tay.
Tuy nhiên, bác sĩ Thúy khuyến cáo triệu chứng tê tay chỉ là dấu hiệu gợi ý, bệnh nhân cần được khám kỹ lưỡng để xác định đúng căn nguyên và điều trị phù hợp.
Người dân khi nhận thấy cảm giác tê tay mới xuất hiện cần theo dõi và nghỉ ngơi một vài ngày. Nếu triệu chứng này chấm dứt, mọi người chỉ cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt và không cần đi khám.
Trong trường hợp biểu hiện tê tay tăng dần, không khỏi và thậm chí thêm các vấn đề khác như teo cơ, đau nhức, yếu, liệt chân tay, bệnh nhân cần nhanh chóng đi khám để được tư vấn và điều trị kịp thời. Đây có thể là biểu hiện của các bệnh lý nghiêm trọng cần điều trị sớm, tránh di chứng trong tương lai.
Chân gà - thuốc quý chữa nhiều bệnh Đông y gọi chân gà là kê cân, có công năng tính vị: vị ngọt, tính bình, hơi ấm, không độc. Tác dụng: mạnh sinh lực, cường gân cốt, dùng chữa các bệnh về gân xương, yếu sinh lý, tăng lực cho nam, phụ, lão, ấu rất tốt. Ảnh minh họa Trong các loại chân gà thì: chân gà rừng, gà chọi, gà...