Triệu chứng bệnh bụi phổi
Nhà tôi gần nơi khai thác đá, gần đây, tôi thường bị khó thở, tức ngực. Xin hỏi có phải tôi mắc bệnh bụi phổi không, vì ở khu nhà tôi đã có có người mắc bệnh này?
thanhhoabinh@gmail.com
Ảnh minh họa
Bệnh bụi phổi là một trong nhóm bệnh lý phổi kẽ do hít phải một số loại bụi làm tổn thương phổi. Bệnh thường gặp phải ở nơi làm việc nên còn được gọi là bệnh phổi nghề nghiệp.
Đây là tình trạng tích tụ bụi bẩn trong nhiều năm trong phổi và tiến triển thành bệnh. Khi phổi của người bệnh không thể loại bỏ tất cả các hạt bụi này sẽ dẫn đến tình trạng viêm phổi, có thể gây ra các mô sẹo. Người bệnh có thể không có triệu chứng gì, hoặc có triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng thường gặp nhất là: ho khan hoặc ho khạc đờm đen; có thể ho ra máu vào buổi sáng; cảm giác đau nhói ở ngực, tức ngực; khó thở, hụt hơi.
Bất kỳ ai tiếp xúc trực tiếp với bụi đều có nguy cơ hít bụi vào phổi dẫn đến mắc bệnh. Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ khác gồm: người thường xuyên hút thuốc lá; người tiếp xúc với bụi ở mức độ cao; người tiếp xúc với bụi trong thời gian dài.
Theo thư bạn kể thì không thể đánh giá được liệu có mắc bệnh hay không. Bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị hợp lý.
Kiểm tra phổi tốt nhất vào buổi sáng, cần đi khám ngay nếu có 3 hiện tượng này
Nếu bạn đang gặp 1 trong các triệu chứng liên quan tới phổi vào buổi sáng, mức độ khó thở càng tăng lên, bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra phổi sớm. Sau khi ngủ dậy là thời điểm tốt nhất để kiểm tra sức khỏe lá phổi.
Thời tiết đang vào mùa đông, nhiệt độ giảm nhanh khiến những bệnh về hô hấp tăng cao. Vì vậy, nếu có biểu hiện bất thường khi ngủ dậy mỗi sáng, bạn nên lưu ý đi kiểm tra sớm, đặc biệt là kiểm tra phổi.
Video đang HOT
Các đợt không khí lạnh dồn dập trong thời gian gần đây khiến cho rất nhiều người gặp phải vấn đề về hệ hô hấp. Phổi là cơ quan cực kỳ quan trọng với chức năng luân chuyển không khí tới các tế bào trong cơ thể.
Vi vậy, việc cẩn trọng theo dõi các triệu chứng sau đây vào mỗi buổi sáng là việc nên làm đối với mỗi người. Từ đó, các bác sĩ sẽ kịp thời theo dõi và có những phương pháp xử lý kịp thời.
1. Kiểm tra phổi có khỏe mạnh hay không bằng cách chú ý 3 biểu hiện
- Khó thở
Buổi sáng sau khi thức dậy bạn cảm thấy khó thở, thở ngắn và thở gấp, đây là biểu hiện của chức năng phổi suy giảm.
Sau khi phổi bị tổn thương, hệ thống cung cấp oxi bị ảnh hưởng, cơ thể bạn sẽ xuất hiện các triệu chứng bất thường như hụt hơi, thở gấp, hơi thở ngắn.
Lúc này bạn không nên mất bình tĩnh. Hãy che kín khu vực cổ, đầu, hai tai và gọi điện tới cơ sở y tế để được chẩn đoán.
Kiểm tra phổi thường xuyên giúp bạn tránh được các bệnh lý tiềm ẩn về đường hô hấp - Ảnh minh họa
- Tức ngực và mệt mỏi
Vào buổi sáng, tự nhiên bạn thấy vùng ngực khó thở và cảm giác có vật nặng đè lên trên gây khó chịu. Bạn nên cảnh giác với tình trạng suy giảm chức năng phổi.
Các bác sĩ giải thích rằng, tình trạng suy giảm của phổi ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tổng hợp oxi đi nuôi cơ thể, cộng thêm nồng độ lipid trong máu cao vào mỗi buổi sáng, khả năng vận chuyển oxy sẽ bị gián đoạn, dẫn tới cảm giác tức ngực khó thở.
- Ho liên tục
Những cơn ho liên tục vào buổi sáng nguyên nhân do tổn thương tới những sợi cơ trong khí quản và cuống phổi gây ra ho kéo dài. Những sợi cơ này được gọi là mao, có chức năng hỗ trợ bài tiết đờm dãi ra khỏi cơ thể.
Loại ho này không chỉ xuất hiện vào buổi sáng mà còn ho nhiều hơn vào ban đêm. Do vậy, hãy tới ngay các bác sĩ để chẩn đoán bệnh và phòng bệnh kịp thời
Nếu bạn đang gặp 1 trong các triệu chứng liên quan tới phổi vào buổi sáng, thậm chí mức độ khó thở càng tăng lên, bạn nên gặp bác sĩ ngay lập tức. Tuyệt đối không được chủ quan khi bước vào mùa đông giá rét này.
Nếu ho liên tục không phải do yếu tố bệnh lý, cần kiểm tra phổi càng sớm càng tốt - Ảnh minh họa
2. Cách bảo vệ phổi vào mùa lạnh
- Bỏ thuốc lá
Người hút thuốc lá có nguy cơ chết vì bệnh phổi cao hơn 13 lần so với người không hút thuốc. Khi phổi chứa những hóa chất độc hại như nicotine, khí NO, nhựa thuốc lá sẽ gây ra nguy cơ ung thư phổi. Hai lá phổi mất khả năng tự làm sạch, đồng thời kích ứng làm viêm các mô, dần dần đường thở bị thu hẹp.
- Tập thể dục đều đặn
Theo nghiên cứu của Health Line về tác dụng của tập thể dục, nhịp thở sẽ tăng lên gấp 4 lần (từ 15 nhịp thở /phút lên khoảng 60 nhịp/phút) giúp mang lại hiệu quả cho phổi. Các cơ liên sườn được giãn ra và co lại, các túi khí bên trong phổi hoạt động hiệu quả để trao đổi khí oxy và CO2.
Những môn thể thao phù hợp là tập thể dục nhịp điệu, đi bộ nhanh, chạy bộ, đạp xe, bơi lội...
Càng tập thể dụng thường xuyên, phổi sẽ trở nên càng hiệu quả hơn, đồng thời chống lại sự lão hóa và phòng chống bệnh tật tốt hơn.
- Ăn uống lành mạnh
Ăn nhiều trái cây, rau củ quả, các loại ngũ cốc nguyên hạt, uống đủ nước sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm trùng, hàm lượng vitamin cao giúp phổi tăng cường trao đổi chất một cách hiệu quả.
- Tránh tiếp xúc với chất ô nhiễm
Một số chất ô nhiễm trong không khí gây hại trực tiếp tới phổi và đẩy nhanh quá trình lão hóa. Trồng nhiều cây ở khu vực trong nhà và xung quanh để hít thở trong lành hơn. Thường xuyên mở cửa sổ để tăng thông gió, tránh các chất làm mát không khí tổng hợp, nến thơm gây ức chế đường thở.
- Tập thở sâu mỗi ngày
Theo Health Line, việc hít thở sâu giúp làm sạch phổi và kích thích sự trao đổi oxy. Trong điều kiện bình thường, chúng ta chỉ hít thở nhẹ nhàng, chỉ sử dụng một phần nhỏ diện tích của phổi.
Việc hít thở sâu trong vài phút, ngồi yên tĩnh, từ từ hít không khí vào bằng mũi, thở ra bằng miệng hết sức có thể sẽ làm phổi được thanh lọc chất thải.
Thời tiết đã vào mùa đông lạnh, chúng ta sẽ bị hạn chế thời gian luyện tập thể dục, thời tiết mây mù nhiều khói ô nhiễm. Vì vậy chúng ta cần chú ý hơn tới chế độ ăn uống, tập bỏ thuốc lá... Cẩn trọng theo dõi các biểu hiện như khó thở, đau ngực vào mỗi buổi sáng để khám bác sĩ kịp thời.
Xuyên Tết dùng "tim phổi nhân tạo" cứu bé 15 tháng uống nhầm dầu thắp đèn Theo bác sĩ (BS) Bạch Văn Cam, Phó Chủ tịch Hội Hồi sức Việt Nam, cố vấn của Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) tuyệt đối không được gây nôn, móc họng cho ói khi trẻ uống nhầm xăng, dầu, vì chỉ làm cho tình trạng viêm phổi hít nặng thêm, đe dọa tính mạng. Bệnh nhi là một bé gái 15...