Triệu chứng ban đầu ở 89% người nhiễm biến thể Omicron
Các biểu hiện ban đầu của bệnh nhân nhiễm Omicron không nhiều, trong đó những cơn ho khan phổ biến nhất.
Khi mới được phát hiện, Omicron khiến giới khoa học lo ngại có thể làm trầm trọng thêm đại dịch Covid-19. Tới nay, dữ liệu cho thấy độc lực của biến thể này không cao, hầu hết các triệu chứng ở mức nhẹ.
Ở Anh, các ca Omicron đang tăng nhanh hơn cho thấy biến thể này gây ra khả năng tái nhiễm cao. Tuy nhiên, chưa ghi nhận ca tử vong.
Ảnh minh họa: Clubmahindra
Các nhà chuyên môn đã tăng cường nỗ lực để tìm hiểu Omicron sau khi biến thể này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào nhóm gây lo ngại.
Chủng Omicron, được gọi là B.1.1.529, bao gồm nhiều đột biến có khả năng lây lan nhanh và tạo ra khả năng chống lại hệ miễn dịch. Dù vậy, hiện chỉ có một số ít ca nhập viện liên quan đến Omicron, các triệu chứng được cho là lành tính hơn so với Delta.
Mới đây, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những dấu hiệu thường gặp nhất sau khi nhiễm Omicron.
Video đang HOT
Theo đó, ho là biểu hiện phổ biến nhất, xuất hiện ở 89% những người bệnh. Các nhà nghiên cứu Nam Phi mô tả đó là những cơn ho khan, kèm theo ngứa ngáy cổ họng.
“Các triệu chứng dự kiến sẽ nhẹ hơn ở những người đã tiêm vắc xin và từng nhiễm SARS-CoV-2 so với những người chưa chủng ngừa”, báo cáo viết.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cẩn trọng cho rằng đặc điểm của các trường hợp được mô tả trong báo cáo có thể chưa khái quát được hết thực tế. Kết luận dựa trên 43 ca nhiễm Omicron.
Chỉ có 7% đối tượng khảo sát không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ. 93% còn lại có dấu hiệu bệnh.
Các tác giả cảnh báo: “Ngay cả khi hầu hết các ca bệnh là nhẹ, một biến thể có khả năng lây truyền cao vẫn có nguy cơ dẫn đến quá tải hệ thống y tế”.
Ba triệu chứng phổ biến nhất là ho (89%), mệt mỏi (65%), nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi (59%).
Khó thở (16%), tiêu chảy (11%) và mất vị giác hoặc khứu giác (8%) cũng nằm trong danh sách.
Cho đến nay, chưa có bằng chứng cụ thể cho thấy biến thể Omicron trốn tránh được sự bảo vệ của vắc xin. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã bày tỏ lo ngại về tác động của các đột biến lớn.
Phân tích ban đầu về chủng này đã làm dấy lên lo ngại vắc xin kém hiệu quả hơn đối với Omicron. Một số chuyên gia y tế và các hãng dược đã cảnh báo 2 liều vắc xin không đủ để bảo vệ mọi người khỏi biến thể.
Tuy nhiên, liều tăng cường có thể ngăn khoảng 75% nguy cơ nhiễm Covid-19 có triệu chứng.
Giải pháp cân bằng tâm lý khi trở lại trường học
Các chuyên gia tâm lý cho rằng trước khi cho con trở lại trường học trực tiếp, phụ huynh cần quan tâm trò chuyện với con, nhắc lại các biện pháp phòng bệnh, thực hành các tình huống giả định có thể xảy ra.
Theo chuyên gia tâm lý Sunny Đặng Phương, Giám đốc Viện Tâm lý Sunnycare, tâm lý chung của mọi nỗi lo lắng đều đến từ việc không làm chủ được các tình huống có thể xảy ra hoặc nằm ngoài khả năng kiểm soát của mình. Trong quá trình tham gia tư vấn thời gian qua, chuyên gia Sunny Đặng Phương nhận thấy các phụ huynh chưa muốn con mình quay lại trường vì còn bối rối và nhiều lo lắng như: liệu các em có nhiễm bệnh khi ăn ngủ cùng nhau, đi vệ sinh chung, không đeo khẩu trang thường xuyên, điều kiện phòng bệnh tại trường học chưa đảm bảo, các dịch vụ y tế còn hạn chế... Thậm chí nhiều phụ huynh cho rằng học tập là việc cả đời nên không nhất thiết phải vội vàng khi rủi ro đang vây quanh.
Học sinh lớp 9 Trường THCS Tây Đằng (Hà Nội) được kiểm tra thân nhiệt trong ngày trở lại trường, 8.11.2021. Ảnh ĐẬU TIẾN ĐẠT
Nhiều phụ huynh khác cũng có những tâm lý trái chiều, mong muốn học sinh sớm trở lại trường để ổn định hiệu quả học tập, cũng như giúp các em có cơ hội phát triển toàn diện hơn. Khi đến trường, các em sẽ được chạy nhảy vui đùa, hạn chế ảnh hưởng của thiết bị điện tử cũng như giúp phát triển kỹ năng xã hội khi tương tác với bạn bè, thầy cô. Đặc biệt, các em học sinh có thể nhận được sự hỗ trợ, giám sát từ giáo viên để tập trung hơn, không sao nhãng việc học tập vì chơi game, nhắn tin riêng với các bạn trong giờ học trực tuyến, tạo sự trung thực trong thi cử. Vì thực tế, có nhiều phụ huynh quá bận rộn công việc, không thể sắp xếp thời gian chăm sóc và quản lý các con, khi đột xuất phải đi vắng cũng lo sợ con ở nhà gặp rủi ro, không tự kiểm soát tốt giờ học.
Về phía các em học sinh, chuyên gia cũng cho biết, nhiều em bày tỏ sự chán nản, căng thẳng khi ở nhà quá lâu. Các em không được gặp gỡ bạn bè, cảm thấy áp lực khi bố mẹ quan sát, kiểm soát và phàn nàn quá nhiều, cũng như cảm giác tù túng khi không gian học tập chỉ giới hạn trong nhà.
Chuyên gia đề xuất các giải pháp
Trong bối cảnh thích ứng an toàn với dịch như hiện nay, chúng ta cần phải chấp nhận rằng không có giải pháp nào hoàn hảo để tránh được những tác động tiêu cực. Dưới góc độ tâm lý giáo dục, chuyên gia tâm lý Sunny Đặng Phương chia sẻ một số góc nhìn nhằm cân bằng tâm lý và chất lượng học tập của các em học sinh như sau:
Nhà trường có thể xem xét cho đăng ký học xen kẽ hai hình thức online và trực tiếp dựa trên những điều kiện hợp lý, sao cho đảm bảo các yếu tố khách quan giữa hai xu hướng tâm lý trái chiều trong cộng đồng.
Nghiên cứu tổ chức mô hình học tập online cho 3 đối tượng học sinh: 1/ Có nguyện vọng được học theo hình thức online. Đây là phương thức học tập cá nhân cần lưu ý đến, vì không ít học sinh có phong cách học tập độc lập, thích tự nghiên cứu và học tập chủ động. 2/ Có tâm lý hay lo lắng, nhạy cảm với khó khăn và rủi ro, hoặc những học sinh có các vấn đề như: rối loạn lo âu, hội chứng sợ xã hội, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn nghi bệnh... Việc học ở nhà với nhóm học sinh này là một lợi thế để có thêm nguồn lực hỗ trợ đồng hành từ phía gia đình. 3/ Có vấn đề sức khỏe chưa tốt hoặc các bệnh nền nhưng chưa được tiêm vắc xin phòng Covid-19.
Nghiên cứu tổ chức học tập trực tiếp cho 4 đối tượng học sinh: 1/Không có người lớn quản lý khi các em tự học (đặc biệt xem xét học sinh cấp 1, cấp 2) vì khó kiểm soát tinh thần tự chủ tự giác khi các em học tập cá nhân ở nhà. 2/ Các học sinh đầu cấp (lớp 1, lớp 6, lớp 10) để các em làm quen với bạn bè và thầy cô trong môi trường học tập mới, giúp tạo sự kết nối tự nhiên và gần gũi cho các em. 3/ Đã được tiêm vắc xin phòng bệnh, có nguyện vọng trở lại trường. 4/ Các học sinh ở những địa phương thuộc vùng có cấp độ dịch ngưỡng an toàn.
Nhà trường cũng cần tăng cường sức khỏe cho học sinh bằng cách nâng cao chất lượng bữa ăn, sắp xếp giờ nghỉ thoải mái hơn cho học sinh, tăng cường tổ chức cho các em tham gia những môn học về kỹ năng sống.
Ngoài ra, nhà trường có thể xem xét cắt giảm mạnh các chương trình học tập không thực sự cấp bách để giảm tải áp lực cho học sinh thời gian này. Nên gia tăng các môn học trải nghiệm tình huống, khơi gợi năng lượng tích cực nhằm rèn luyện tinh thần cho học sinh, phụ huynh và giáo viên kịp thời ứng phó với các rủi ro, áp lực học tập nếu xảy ra. Đó là phương án cần thiết và có ý nghĩa tích cực mang tính hệ thống cho giáo dục dự phòng, bình ổn sức khỏe tinh thần tâm lý học đường.
Chuyên gia tâm lý Sunny Đặng Phương cho biết, trong chương trình tư vấn tâm lý phối hợp với các trường học trên địa bàn TP.HCM tổ chức trực tuyến vào thứ bảy hằng tuần đã đón nhận hàng trăm tình huống tâm sự học đường được gửi về. Các vấn đề chương trình nhận được chủ yếu về: áp lực học tập, bình ổn tâm lý mùa dịch, tâm lý tuổi dậy thì, các vấn đề rối nhiễu tâm lý dẫn đến trầm cảm, kỹ năng vượt qua những cú sốc tinh thần, sang chấn tâm lý do mất người thân trong đại dịch... Theo chị, tổ chức các chương trình tư vấn tâm lý tại trường học cũng là phương pháp hiệu quả giúp gia tăng khả năng ứng phó và vượt qua khó khăn tâm lý mà các em học sinh thường gặp phải trong học tập và cuộc sống.
Người có cơ địa dị ứng có nguy cơ nhiễm Covid-19 thấp hơn đến 38% Một nghiên cứu được công bố hôm 2.12 trên tạp chí y khoa Thorax cho thấy những người có cơ địa dị ứng như hen suyễn, viêm mũi xoang dị ứng hoặc bệnh chàm, có nguy cơ bị nhiễm Covid-19 thấp hơn. Các nhà nghiên cứu cho biết ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy có những yếu tố khá đặc biệt...