Triệt sản 3 năm, bỗng dưng có thai và ca mổ đặc biệt
Mặc dù đã sinh mổ 3 lần và triệt sản từ 3 năm trước nhưng 1 sản phụ 34 tuổi đến Bệnh viện Hùng Vương khi biết mình có thai. Sản phụ này muốn khiếu kiện bệnh viện đã quên triệt sản.
Em bé chào đời ngày 26/9
TS Nguyễn Hữu Trung – Bệnh viện Hùng Vương TP.HCM cho biết anh vừa mổ sinh cho một ca đặc biệt. Sản phụ mới 34 tuổi nhưng đã trải qua 3 lần sinh mổ vào các năm 2012, 2014, 2016 với cân nặng con từ 3500 gram đến 3800 gram. Đặc biệt, trong lần mổ sinh sau cùng năm 2016, bác sĩ chuyên khoa ở bệnh viện tỉnh đã triệt sản.
Khi mang thai, người sản phụ tìm đến bác sĩ xin tư vấn, bác sĩ Trung lúc đó bán tin bán nghi có thể sản phụ chưa triệt sản. Tuy nhiên, sản phụ khẳng định đã làm đơn triệt sản và giấy ra viện cũng ghi rằng đã triệt sản và sản phụ đã làm mất hồ sơ lúc ra viện. Sản phụ này nghiêng về khả năng bác sĩ quên không triệt sản cho mình và sẵn sàng tìm hồ sơ để khiếu nại bệnh viện.
Lúc đó, bác sĩ Trung tư vấn với sản phụ rằng cứ sinh em bé, khi mổ bác sẽ sẽ chụp lại hình ảnh ống dẫn trứng. Trường hợp nếu trước đó bác sĩ đã triệt sản thì hai ống dẫn trứng sẽ có sẹo.
Sáng 26/9, khi thai đủ 38 tuần, TS Trung và đồng nghiệp mổ cho thai phụ. Hình ảnh hai ống dẫn trứng có sẹo triệt sản rõ ràng. Như vậy đã minh oan cho một đồng nghiệp của tỉnh. Thật sự, các bác sĩ ở tỉnh đã triệt sản cho sản phụ chứ không phải quên.
Video đang HOT
Tiến sĩ Trung cho biết, bất kỳ một phương pháp tránh thai nào cũng có một tỷ lệ thất bại nhất định. Y học đưa ra một chỉ số gọi là chỉ số Pearl (Pearl Index) được tính là số trường hợp có thai ngoài ý muốn trên 100 phụ nữ (dù có sử dụng phương pháp tránh thai đó) trong 1 năm. Chỉ số Pearl của phương pháp triệt sản nữ (thắt ống dẫn trứng) là 0,04. Điều này có nghĩa rằng y văn đã xác định rằng trong 10.000 phụ nữ đã được triệt sản thì có 4 phụ nữ sẽ có mang thai ngoài ý muốn trong 1 năm.
Theo Tiến sĩ Trung, phụ nữ khi đã triệt sản dù biết rằng khả năng có thai lại rất thấp nhưng không được chủ quan. Trường hợp sản phụ này, bản thân sản phụ cứ nghĩ khi triệt sản thì sẽ vĩnh viễn không bao giờ có thai nên phát hiện có thai lúc thai quá lớn.
Sản phụ lo lắng việc mổ sinh lần 4 sẽ nguy hiểm và bác sĩ cũng vất vả trong quá trình theo dõi thai kỳ vì TS Trung cho biết nguy cơ vỡ tử cung cao do sẹo mổ trên cơ tử cung mỏng và mổ lần thứ 4 cũng nhiều tai biến hơn lần thứ 1,2,3. May mắn, ca mổ thành công và bác sĩ cũng mừng vì “giải oan” được cho đồng nghiệp của mình ở tuyến tỉnh.
Theo infonet
Hi hữu người phụ nữ sinh con dù đã triệt sản
Làm thế nào mà một người phụ nữ không còn ống dẫn trứng lại có thể sinh con?
Năm 2015, Elizabeth Kough, một bà mẹ ba con, đã triệt sản bằng cách cắt bỏ ống dẫn trứng. Vì tinh trùng thường thụ tinh với trứng trong ống dẫn trứng, nên việc loại bỏ ống dẫn trứng qua một thủ thuật y tế sẽ ngăn chặn việc thụ thai.
Vì vậy, vào năm 2018, khi Kough biết rằng mình đang mang thai đứa con thứ tư, cô đã rất sửng sốt.
"Khi phát hiện ra mình có thai, tôi đã rất lo rằng em bé sẽ nằm trong ổ bụng, nhưng chúng tôi đã hết sức ngạc nhiên và vui mừng khi biết em bé thực sự nằm trong tử cung của tôi, nơi mà đúng là bé phải ở", cô nói.
Vào tháng 3, Kough đã sinh một bé trai được đặt tên là Benjamin. Người mẹ chia sẻ rằng các bác sĩ đã cố gắng tìm hiểu xem làm thế nào mà cô lại có thể mang thai khi không còn ống dẫn trứng, và họ đoán đó là do ca phẫu thuật của cô đã bị sai sót.
Nhưng sau khi xem hồ sơ bệnh án và kiểm tra cơ quan này trong ca mổ để sinh Benjamin, các bác sĩ đã xác nhận rằng thủ thuật cắt bỏ ống dẫn trứng của Kough thực sự thành công.
"Không có ống [dẫn trứng], và Benjamin là một em bé rất hiếm. Rất hiếm khi điều này xảy ra và chúng tôi rất may mắn khi có bé ở đây", Kough nói.
Thông thường, để đậu thai mà không có ống dẫn trứng đòi hỏi sự can thiệp của y học
Khi một phụ nữ có cơ quan sinh sản nguyên vẹn mang thai, đó là vì một quả trứng "rụng" ra từ buồng trứng và bị "hút" vào ống dẫn trứng, Tiến sĩ Brooke Hodes-Wertz, Khoa Phụ Sản Trung tâm sinh sản Langone NYU, nói. Sau khi vào trong, tinh trùng gặp trứng trong ống dẫn trứng và thụ tinh thành hợp tử. Từ đó, hợp tử đi vào tử cung qua ống và phát triển thành phôi.
Nếu một phụ nữ không có ống dẫn trứng - thường xảy ra do biến chứng cần phải cắt bỏ ống dẫn trứng - cô ấy thường cần thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để mang thai, vì quá trình này có thể tránh hoàn toàn ống dẫn trứng, theo TS Hodes-Wertz.
Tình huống của Kough là rất hiếm và thường dẫn đến các biến chứng, nhưng vẫn có thể xảy ra
Ca mang thai tự nhiên khi không còn ống dẫn trứng của Kough khiến các chuyên gia y tế bối rối. "Đây là trường hợp rất khác thường và chỉ có một vài báo cáo về trường hợp như vậy trước đây", TS Hodes-Wertz nói.
Cách duy nhất có thể xảy ra là có một lỗ thông nhỏ ở mô nơi ống dẫn trứng nối với tử cung. "Bạn hy vọng [mô đó] đã bị đóng [trong khi phẫu thuật], nhưng không phải lúc nào cũng như vậy".
Chỗ thông này cho phép tinh trùng và trứng gặp nhau ở đâu đó trong khoang bụng của người phụ nữ, mặc dù không rõ chính xác nơi trứng và tinh trùng phát triển thành phôi, theo TS. Hodes-Wertz. Nếu nó ở ngoài tử cung thì nó vẫn phải tìm đường đến tử cung để phát triển an toàn trong suốt thai kỳ. Nếu không, nó sẽ trở thành thai ngoài tử cung và phải được chấm dứt bằng phẫu thuật hoặc thuốc, theo Hội Thai nghén Mỹ.
TS. Hodes-Wertz nói: "Phần lớn các trường hợp mang thai xảy ra sau khi cắt ống dẫn trứng sẽ bị chửa ngoài tử cung vì [phôi] không thể trở lại tử cung". "Thật kỳ diệu ở trường hợp này là tinh trùng tìm thấy trứng và sau đó đi vào tử cung."
Cẩm Tú
Theo Insider/Dân trí
Nhân Ngày Tránh thai thế giới (26-9): Hiểu đúng về thuốc viên tránh thai kết hợp Thuốc viên tránh thai kết hợp là loại thuốc được nhiều phụ nữ trên toàn thế giới sử dụng nhằm phòng tránh mang thai ngoài ý muốn do hiệu quả ngừa thai lên đến 99% nếu được sử dụng đúng. Thuốc tránh thai được Tạp chí The Economist của Mỹ bình chọn là sáng kiến vĩ đại nhất của thế kỷ 20 nhưng...