Triệt phá nhóm “hacker mũ đen”, bắt 9 nghi can
Hôm 9/1, cơ quan chức năng đã đồng loạt khám xét nhiều địa điểm tại Sài Gòn, Hà Nội, Đồng Nai,… và bắt khẩn cấp 9 nghi can để điều tra về hành vi trộm cắp tài khoản thẻ tín dụng.
Đối tượng Đỗ Hà Duy Thanh
Cuộc tập kích được thực hiện từ 8 giờ sáng. Theo đó, lực lượng cảnh sát khám xét khẩn cấp tại 6 điểm ở TP HCM thuộc quận 6, Bình Thạnh, Gò Vấp, Thủ Đức và 11. Tại căn nhà trên đường Bạch Đằng, phường 14, quận Bình Thạnh, cảnh sát bắt khẩn cấp Lê Văn Hào Hoa (49 tuổi), thu giữ máy tính, modem, điện thoại, vàng…
Tương tự, Đỗ Hà Duy Thanh (32 tuổi, ngụ chung cư Sunview, đường Cây Keo, phường Tam Phú, quận Thủ Đức) cũng bị bắt ngay “ổ” cùng với các tang vật công nghệ cao xâm nhập vào các tài khoản thẻ của các ngân hàng để trộm cắp thông tin khách hàng đem bán trên internet.
Theo nguồn tin, Thanh được xác định là một “mắt xích” nằm trong đường dây chuyên mua bán thông tin thẻ tín dụng trộm cắp của người nước ngoài cho giới tội phạm, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của người nước ngoài để mua bán hàng hoá do chính Nguyễn Thị Diệu Ni (vợ của Thanh) cùng một số đồng bọn gây ra.
Ở các địa điểm khác, Huỳnh Phước Mẫn, Lê Văn Anh Văn (cùng 24 tuổi, ngụ Quảng Nam), Nguyễn Ngọc Thảo (31 tuổi) Phạm Trí Nhật Quang, Vũ Việt Dũng (29 tuổi) và Phạm Thái Thành (cùng ngụ Hà Nội) cũng phải tra tay vào còng.
Theo điều tra ban đầu của cơ quan điều tra, diễn đàn vietexpert được nhóm “ hacker mũ đen” tập trung những cao thủ công nghệ cao nhưng có ý đồ đen tối lập ra với mục đích chuyên trộm cắp thông tin, mua bán trái phép thông tin thẻ tín dụng, chia sẻ kinh nghiệm tấn công các website, cấu kết với nhau để trộm cắp tiền trong tài khoản ngân hàng của người nước ngoài.
Diễn đàn này hoạt động từ năm 2011 đến nay với hàng nghìn thành viên và gần 100.000 bài viết. Những thành viên muốn tham gia diễn đàn để lấy được thông tin và được chia sẻ kinh nghiệm phải đăng kí với mức phí 100 USD/nickname và được cấp tài khoản, mật khẩu riêng.
Video đang HOT
Vai trò của vợ Thanh, tức Nguyễn Thị Diệu Ni được xác định quan trọng khi thực hiện nhiệm vụ quản trị chuyên mục thông tin thẻ tín dụng, dùng thông tin thẻ tín dụng mua hàng hoá. Ni đã tổ chức đường dây mua bán vận chuyển hàng hoá được mua bằng tài khoản tín dụng trộm cắp từ nước ngoài về Việt Nam.
Các đối tượng đã trả tiền cho Ni qua nhiều tài khoản ngân hàng với lượng tiền giao dịch trên 10 tỉ đồng.
Cùng thời điểm truy xét ở TP HCM, tại Hà Nội, công an cũng đã khám xét nhà, thực hiện lệnh bắt khẩn cấp Vũ Việt Dũng (29 tuổi, quê Quảng Ninh).
Theo điều tra, Dũng là nhân viên một công ty truyền thông ở Hà Nội. Từ năm 2009, Dũng tham gia trang diễn đàn UG ( Thế giới ngầm). Các thành viên tại đây được cho là chuyên bàn bạc, lấy thông tin tài khoản tín dụng của người nước ngoài, sau đó giao dịch với nhau với giá từ vài trăm đến vài nghìn USD. Diễn đàn này có tên miền ở nước ngoài, tiền thân là trang VEFamily.com đã bị công an đánh sập trước đó.
Sau một thời gian tham gia tích cực, Dũng được “nâng cấp” thăng tiến giữ quyền đồng quản trị của trang web có hàng chục nghìn thành viên… rải khắp các tỉnh thành. Để được tham gia, mỗi cá nhân phải được các thành viên cũ giới thiệu. Dũng có nhiệm vụ xử lí những thành viên vi phạm quy định diễn đàn.
Bị triệu tập trước đó, Dũng khai với cơ quan điều tra đã mua thông tin thẻ dụng của các thành viên khác lấy trộm được rồi đặt mua nước hoa, linh kiện điện tử, máy chơi game… trên mạng. Khi hàng hoá được chuyển về Việt Nam, Dũng đem bán rẻ, thu lợi.
Theo VTC
Vai trò điện toán đám mây trong hiện đại hóa ngân hàng
Các ngân hàng phải chủ động dự đoán và chống lại các tấn công của tội phạm và tấn công từ chối dịch vụ. Với các giải pháp phân tích tiên tiến, các ngân hàng có thể triển khai các giải pháp chống lại hoạt động lừa đảo trực tuyến, giám sát giao dịch...
Trong thế giới được kết nối hiện nay, các tổ chức tài chính thông minh đang ứng dụng các hệ thống điện toán có khả năng phân tích để giảm thiểu rủi ro liên quan đến mức độ sẵn sàng của công nghệ thông tin (CNTT), những hoạt động lừa đảo trong thanh toán và tuân thủ các quy định pháp lý. Đối với họ, cơ hội hiện đại hóa nằm ở ba lĩnh vực chính: điện toán đám mây, quản lý dữ liệu và bảo mật.
Khai thác ưu thế của điện toán đám mây
Hiện nay, nhiều ngân hàng lớn đã bắt đầu nghiên cứu và nhìn nhận điện toán đám mây như là một phương thức để đơn giản hóa các hoạt động CNTT, tạo ra một cơ sở hạ tầng CNTT linh hoạt và tối ưu hóa các hoạt động trên nhiều trung tâm dữ liệu.
Là một ngân hàng trẻ và năng động, TienPhongBank đã không ngừng nâng cấp hệ thống CNTT của mình. Ông Bùi Quang Cương - Giám đốc khối CNTT của TienPhongBank, cho biết: "Chúng tôi nhận thấy tốc độ tăng trưởng nhanh và khả năng đảm bảo chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Điều này khó có thể trở thành hiện thực với các mô hình CNTT truyền thống.
Do đó, đầu năm 2013 TienPhongBank đã đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng bằng các giải pháp và nền tảng điện toán đám mây thông minh hơn của IBM. Hệ thống này bao gồm các máy chủ IBM Power 750 và hệ thống lưu trữ IBM Storwize V7000, nhằm quản lý dịch vụ nhanh hơn, nâng cao năng lực ảo hóa và lưu trữ, đơn giản hóa quá trình quản lý các giao diện người dùng và dễ dàng mở rộng khi có nhu cầu phát triển".
Bên cạnh đó, dựa trên nền tảng điện toán đám mây để triển khai máy desktop, công nghệ phân tích, các môi trường phát triển/kiểm thử ứng dụng và lưu trữ trên môi trường điện toán đám mây, các ngân hàng có thể tiết kiệm chi phí và triển khai các ứng dụng mới một cách nhanh chóng hơn.
Thông qua sử dụng năng lực phân tích hoạt động tích hợp của hệ thống IBM Pure Application System, nhiều khách hàng của IBM đã rút ngắn được thời gian cung cấp tài nguyên điện toán (provisioning time) tới 65% và thu gọn quy mô cơ sở hạ tầng vật lý nhờ đạt mức độ cải thiện tới 30% trong ảo hóa ứng dụng. Những kết quả cụ thể này có thể mang lại những ý nghĩa rất lớn cho các tổ chức tài chính đang tìm kiếm các cơ hội để duy trì lợi thế cạnh tranh.
Có được sự thấu hiểu nhờ dữ liệu
Từ trước đến nay, dữ liệu trong nhiều ngân hàng thường mang tính manh mún và thiếu cấu trúc. Nhưng các ngân hàng đã nhận thấy tầm quan trọng của việc lấy khách hàng làm trung tâm để tạo ra và duy trì những lĩnh vực kinh doanh mới. Điều quan trọng là họ phải có khả năng xử lý được mọi thể loại dữ liệu, bao gồm cả dữ liệu có cấu trúc và phi cấu trúc, các bản ghi nhật ký giao dịch (log) và các cảnh báo.
Để nâng cao doanh thu và duy trì lợi thế cạnh tranh dựa trên khả năng duy trì và truy xuất dữ liệu, các ngân hàng cần có các hệ thống và công nghệ lưu trữ tích hợp. Cụ thể, như Công nghệ nén dữ liệu theo thời gian thực để giảm bớt dung lượng lưu trữ cần thiết và đối phó với sự tăng trưởng nhanh chóng của số lượng tài khoản và lưu trữ các báo cáo tuân thủ quy định;
Khả năng phân loại thông tin tự động để loại bỏ việc tái cấu trúc dữ liệu một cách thủ công và có thể xử lý được các ứng dụng giao dịch tài chính; Ảo hóa lưu trữ để rút ngắn thời gian truy cập dữ liệu và cho phép chia sẻ dữ liệu trên nhiều hệ thống trong các giờ cao điểm về giao dịch;
Sử dụng ổ lưu trữ thể rắn (Solid-state disks-SSD) để rút ngắn thời gian truy cập dữ liệu của các vấn tin phân tích cần thiết nhằm tạo và lưu trữ các báo cáo tuân thủ quy định; Vấn tin có tốc độ nhanh hơn để đảm bảo có thể phát hiện hoạt động lừa đảo và phân tích hoạt động của khách hàng theo thời gian thực.
SHB là một trong số những ngân hàng luôn chú trọng xây dựng nền tảng CNTT hiện đại trong chiến lược phát triển kinh doanh của mình, đặc biệt là sau sự kiện sáp nhập Habubank. Ông Nguyễn Văn Lê - Tổng Giám đốc SHB, chia sẻ: "Việc đầu tư mạnh mẽ nền tảng CNTT, bao gồm máy chủ IBM Power Systems tích hợp tính năng ảo hóa, giải pháp lưu trữ IBM System Storage kèm phần mềm quản trị sao lưu IBM Tivoli, đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh doanh của SHB, từ đó tạo điều kiện để SHB phát triển những dịch vụ ngân hàng cao cấp, tiện ích tới khách hàng và mang lại cho chúng tôi lợi thế cạnh tranh trên thị trường, cũng như đảm bảo mức độ tuân thủ các quy định của ngành".
Bảo mật toàn diện
Từ trước đến nay, đối với các ngân hàng, không có gì quan trọng hơn là việc bảo mật dữ liệu. Bảo mật có ý nghĩa quan trọng để đạt được sự thành công. Khách hàng của các ngân hàng đòi hỏi truy cập an toàn vào tiền bạc của họ và các CIO cần phải đảm bảo rằng chức năng bảo mật được tích hợp vào mọi chức năng CNTT.
Mặc dù việc bảo mật truy cập vào tài khoản của khách hàng có ý nghĩa quan trọng đối với các hoạt động chính của ngân hàng, các hệ thống của một ngân hàng cũng phải cung cấp truy cập an toàn, tin cậy trên nhiều kênh khác nhau trong đó bao gồm cả các thiết bị di động, máy tính cá nhân từ xa, máy ATM và kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ tài chính phi truyền thống.
Trong môi trường tài chính hiện nay, bảo mật không chỉ dừng ở việc kiểm soát truy cập và mã hóa dữ liệu thông thường. Các ngân hàng phải chủ động dự đoán và chống lại các tấn công của tội phạm và tấn công từ chối dịch vụ. Với các giải pháp phân tích tiên tiến, các ngân hàng có thể triển khai các giải pháp chống lại hoạt động lừa đảo trực tuyến, hoạt động lừa đảo do nhân viên thực hiện từ bên trong, giám sát giao dịch và phát hiện hành vi khả nghi, lọc các danh sách và chấm điểm KYC (know your customer - hiểu khách hàng của bạn).
Nói tóm lại, đối với các ngân hàng, công nghệ điện toán đám mây, quản lý dữ liệu và an ninh cần phải mở rộng ra ngoài phạm vi của các ý nghĩa về mặt CNTT. Chúng cần được coi là những phương tiện để tồn tại trong môi trường ngày càng bất ổn hiện nay. Đã tới lúc các ngân hàng phải mở rộng tìm kiếm ra ngoài phạm vi các biện pháp cắt giảm chi phí sang các hệ thống điện toán và phân tích mới giúp họ hiện đại hóa ngân hàng, mở rộng phát triển và thu hút khách hàng.
Theo Thời báo Ngân hàng
"Dạy" nhau kiếm tiền, 3 sinh viên "được" 18 năm tù Quyết xin và mua được nhiều thông tin thẻ tín dụng, qua khai thác dữ liệu trong máy tính, hòm thư điện tử của Quyết, CQĐT thu được 1527 thông tin thẻ tín dụng, đã được Quyết sử dụng. Lợi dụng am hiểu công nghệ thông tin... Đều là sinh viên, am hiểu về công nghệ thông tin, nên khi tham gia một...