Triết gia Hy Lạp cổ đại bị tử hình vì quá hiểu về Mặt Trăng
Vào khoảng 2.500 năm trước, triết gia Hy Lạp Anaxagoras sống và thực hiện các nghiên cứu thiên văn, vũ trụ tại Athens.
Trong số các lĩnh vực ông say mê nghiên cứu có Mặt trăng và gây chú ý khi đưa ra quan điểm Mặt trăng là một khối đá.
Triết gia Hy Lạp Anaxagoras là một trong những vật nổi tiếng lịch sử. Tên của ông được đặt cho miệng núi lửa ở gần cực Bắc của Mặt trăng.
Sống cách đây khoảng 2.500 năm, triết gia Anaxagoras dành nhiều thời gian và tâm huyết để quan sát, nghiên cứu bí ẩn của vũ trụ và thiên văn học.
Trong số những vấn đề mà Anaxagoras quan tâm đó là Mặt trăng. Ông quan sát Mặt trăng trong một thời gian dài và đưa ra một số nhận định.
Theo Anaxagoras, Mặt trăng không có quá nhiều khác biệt so với Trái đất. Ông tin rằng, Mặt trăng là một khối đá chứ không phải vị thần quyền lực mà người dân Hy Lạp thời đó tin tưởng.
Thậm chí, Anaxagoras còn tin rằng trên bề mặt Mặt trăng còn có những ngọn núi.
Triết gia Anaxagoras nhận định Mặt trăng sáng vào ban đêm là do được Mặt trời phản xạ ánh sáng.
Anaxagoras còn lý giải hiện tượng Mặt trăng thỉnh thoảng “tối đen như mực” là do Mặt trăng, Mặt trời và Trái đất xếp thẳng hàng.
Khi ấy, Mặt trăng nằm sau bóng Trái đất và được biết đến là hiện tượng nguyệt thực.
Triết gia Anaxagoras đề cập đến việc Mặt trăng, Mặt trời và Trái đất thẳng hàng, trong đóm Mặt trăng ở giữa thì bầu trời sẽ tối vào ban ngày. Khoa học ngày nay gọi là hiện tượng nhật thực.
Với những quan điểm đi ngược với tôn giáo và nhận định của giới chức trách Hy Lạp cổ đại thời bấy giờ về Mặt trăng và các vấn đế khác, Anaxagoras bị bắt, đưa ra xét xử và kết tội tử hình.
Mời độc giả xem video: Tưng bừng lễ hội ném bột màu đầy màu sắc ở Hy Lạp. Nguồn: VTC1.
Khám phá thiên văn đi trước thời đại nghìn năm của người Hy Lạp
Một số vĩ nhân của Hy Lạp cổ đại đã có những khám phá thiên văn gây chấn động lịch sử. Những phát hiện của họ có sức ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nhân loại trong suốt hàng ngàn năm, thậm chí là đến tận ngày nay.
Một trong những nhân tài kiệt xuất nổi tiếng Hy Lạp cổ đại có khám phá thiên văn quan trọng, thậm chí được ca ngợi đi trước thời đại là Aristarchus xứ Samos (310 trước Công nguyên - 230 trước Công nguyên).
Vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, nhà thiên văn, nhà toán học Aristarchus lập luận rằng Mặt Trời là ngọn lửa trọng tâm của vũ trụ. Ông sắp xếp các hành tinh được biết đến sau này theo đúng thứ tự khoảng cách xung quanh Mặt Trời.
Aristarchus quan sát và phát hiện Mặt Trời lớn hơn Trái Đất hoặc Mặt Trăng rất nhiều lần. Nhà thiên văn người Hy Lạp này còn đưa ra dự đoán Mặt Trời có khả năng ở vị trí trung tâm trong Thái Dương Hệ. Đây được coi là thuyết nhật tâm (Mặt Trời ở trung tâm) đầu tiên trong lịch sử.
Không những vậy, Aristarchus còn đưa ra các tính toán được biết đến sớm nhất về kích thước và khoảng cách tương đối của Trái Đất đến Mặt Trời và Mặt Trăng. Sau khi quan sát Mặt trăng nhiều lần ở hình dạng bán nguyệt, Aristarchus phát hiện Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng tạo thành một hình tam giác vuông.
Trước đó vài thế kỷ, nhà triết học người Hy Lạp Pytago xứ Samos (570 trước Công nguyên - 495 trước Công nguyên) đã xác định độ dài của các cạnh trong tam giác vuông qua Định lý Pytago có nội dung là bình phương cạnh huyền (cạnh đối diện với góc vuông) bằng tổng bình phương của hai cạnh còn lại.
Vận dụng công thức trên, Aristarchus đã tìm ra khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời gấp khoảng từ 18 - 20 lần so với khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng. Theo ước tính của Aristarchus, kích thước của Mặt Trăng gần bằng 1/3 so với Trái Đất, dựa trên thời gian diễn ra nguyệt thực.
Các nhà khoa học ngày nay kiểm chứng những phát hiện của Aristarchus. Theo đó, họ kết luận khoảng cách ước tính từ Trái Đất đến Mặt Trời của Aristarchus không chính xác do thiết bị thiên văn còn sơ xài. Thế nhưng, kích thước của Mặt Trăng so với Trái Đất do Aristarchus tính toán chính xác một cách đáng kinh ngạc.
Eratosthenes xứ Cyrene (276 trước Công nguyên - 195 trước Công nguyên) là nhà toán học, địa lý và thiên văn nổi tiếng Hy Lạp. Ông là người nghĩ ra hệ thống kinh độ và vĩ độ cũng như tính toán ra kích thước của Trái Đất.
Theo Eratosthenes, Mặt Trời ở đủ xa đến nỗi, bất cứ nơi nào cũng rọi tia sáng tới Trái Đất và chúng đều song song một cách hiệu quả. Sự khác biệt trong bóng tối đã chứng minh bề mặt Trái Đất cong. Eratosthenes biết và sử dụng điều này để ước tính chu vi của Trái đất là khoảng 40.000 km.
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà thiên văn ngày nay xác định chu vi Trái Đất tại xích đạo là 40.075 km. Điều này cho thấy tính toán của Eratosthenes gần như chính xác tuyệt đối.
Mời độc giả xem video: Vui hết cỡ lễ hội ném bột màu đầy màu sắc ở Hy Lạp.
Giật mình "siêu phẩm" của người ngoài hành tinh thời cổ đại? Antikythera được giới chuyên gia nhận định là cỗ máy tính thiên văn cực kỳ hiện đại của người Hy Lạp cổ đại. Với niên đại khoảng 2.100 tuổi, Antikythera vô cùng tinh xảo và chính xác đến khó tin nên một số người cho rằng có liên quan đến người ngoài hành tinh. Năm 1902, thế giới xôn xao khi các nhà...