Triển vọng thúc đẩy hợp tác Việt Nam – CH Nauru
Ngày 13/6, Đại sứ Việt Nam tại Australia Phạm Hùng Tâm đã chào xã giao Cao ủy Nauru tại Australia, bà Camilla Solomon.
Đại sứ Việt Nam tại Australia Phạm Hùng Tâm (phải) chào xã giao Cao ủy Nauru Camilla Solomon. Ảnh: TTXVN phát
Theo phóng viên TTXVN tại Australia, tại buổi gặp, Cao ủy Camilla Solomon đánh giá cao quan hệ ngoại giao hữu nghị Việt Nam – Nauru và chúc mừng Đại sứ Phạm Hùng Tâm đã được Chủ tịch nước Việt Nam bổ nhiệm làm Đại sứ kiêm nhiệm CH Nauru.
Cao ủy Camilla Solomon bày tỏ mong muốn hai bên trao đổi đoàn nhiều hơn để tìm hiểu kinh nghiệm phát triển đất nước và cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực cùng chung lợi ích như du lịch, thương mại, giao lưu nhân dân, biến đổi khí hậu, an ninh biển và kinh tế xanh. Bà cũng nhắc lại những mối quan hệ tốt đẹp của bà với người Việt Nam trong thời sinh viên của bà tại thành phố Brisbane, bang Queensland (Australia).
Về phần mình, Đại sứ Phạm Hùng Tâm đánh giá cao quan hệ hữu nghị Việt Nam – Nauru từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 2006. Đại sứ khẳng định Việt Nam luôn coi trọng việc tăng cường quan hệ hữu nghị với Nauru, đồng thời nhấn mạnh rằng trong chuyến thăm của Tổng thống Nauru Baron Divavesi Waqa đến Việt Nam năm 2018, lãnh đạo hai nước đã nhất trí tăng cường quan hệ, trao đổi đoàn, hợp tác trong các lĩnh vực cùng quan tâm và phối hợp tại các diễn đàn đa phương, đặc biệt là Liên hợp quốc và Quỹ Môi trường Toàn cầu.
Đại sứ Phạm Hùng Tâm đã giới thiệu với Cao ủy Camilla Solomon về kinh nghiệm phát triển đất nước của Việt Nam và cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, thủy sản, nghề cá, nông nghiệp, du lịch và chống biến đổi khí hậu.
Đôi hạc trên bàn thờ nên quay vào nhau hay quay ra ngoài?
Đặt đôi hạc trên bàn thờ nên quay vào nhau hay quay ra ngoài là điều nhiều người băn khoăn khi lần đầu thiết lập không gian thờ cúng hoặc lần đầu bài trí hạc chầu.
Video đang HOT
Chúng ta thường thấy có sự xuất hiện của đôi hạc ở không gian thờ cúng. Ngày xưa, ở tư gia, chỉ những gia đình giàu có, sang trọng mới có điều kiện sắm hạc cho phòng thờ, ban thờ. Ngày nay, điều kiện sống tốt hơn rất nhiều, những người muốn bài trí ban thờ bằng đôi hạc có thể dễ dàng thực hiện, tuy nhiên đôi hạc trên bàn thờ nên quay vào nhau hay quay ra ngoài lại là điều mà nhiều người không rõ.
Đôi hạc trên bàn thờ nên quay vào nhau hay quay ra ngoài?
Về điều này, mọi người thường thực hiện theo cách mà cha ông ngày xưa vẫn làm.
Hạc thờ có hai loại: Loại đặt trực tiếp trên bàn thờ có kích thước nhỏ, chiều cao thường dưới 80cm. Loại đặt trên sàn, ở hai bên ban thờ có kích thước lớn, thường là 1 mét trở lên.
Đôi hạc chầu luôn quay vào nhau, tức hướng về trung tâm ban thờ. (Ảnh: MamaFood)
Đôi hạc trên bàn thờ thường được đặt đối xứng, cân đối hai bên đỉnh thờ, sao cho khoáng cách giữa các vật này tối thiểu là 5-10cm. Đôi hạc đặt dưới đất cũng cần đối xứng hai bên, giữ khoảng cách với ban thờ, tránh để quá sát.
Đôi hạc trên bàn thờ nên quay vào nhau hay quay ra ngoài? Cần lưu ý rằng dù là loại hạc đặt trên ban thờ hay dưới đất, hướng của đôi hạc vẫn phải quay vào trong. Bạn nên nhớ đây là hạc chầu, nghĩa là chúng chầu về trung tâm của nơi thờ tự, chính là đỉnh thờ.
Nếu để ý quan sát thực tế, bạn sẽ thấy dù ở tư gia hay các đền chùa miếu mạo, đôi hạc chầu luôn quay vào nhau, tức hướng về trung tâm ban thờ.
Ý nghĩa của đôi hạc trong không gian thờ tự
Đôi hạc chầu thường được chế tác với hình tượng hạc đứng trên lưng rùa, miệng ngậm ngọc hoặc cành sen.
Hình ảnh loài chim hạc được dùng trong thờ cúng với ý nghĩa trường tồn, vĩnh cửu. (Ảnh: Cleanipedia)
Trong văn hóa phương Đông, Hạc được mệnh danh là "nhất phẩm điểu", là loài chim của tiên giới (các vị tiên thường cưỡi hạc, nhiều nền văn hóa có hình tượng nàng tiên trong lốt hạc). Con hạc được gắn với các phẩm chất thuần khiết, trong trắng, chính trực, khí phách của bậc sỹ phu. Hạc cũng được coi là loài sống lâu năm - "thọ bất khả lượng" (tuổi thọ không đếm được) nên hình ảnh loài chim này được dùng trong thờ cúng với ý nghĩa trường tồn, vĩnh cửu.
Trong Phật giáo, hình ảnh chim hạc ngậm cành sen được coi là biểu tượng của sự giác ngộ, hướng đến những giá trị sống tốt đẹp.
Đĩa trái cây nên đặt bên phải hay bên trái bàn thờ?
Theo quan niệm dân gian từ xưa, bát hương được đặt ở ngay giữa bàn thờ, tượng trưng cho trung tâm, tinh tú hội tụ. Hai bên bát hương được để đèn dầu hoặc nến. Mâm ngũ quả được đặt trước, bát hương đặt sau, theo hướng của người cúng nhìn về phía bàn thờ.
Ông cha ta ngày xưa áp dụng nguyên tắc "đông bình tây quả" khi bài trí đĩa trái cây và lọ hoa trên ban thờ. (Ảnh: Pinterest)
Ông cha ta ngày xưa áp dụng nguyên tắc "đông bình tây quả" khi bài trí đĩa trái cây và lọ hoa trên ban thờ. Cách sắp xếp này bắt nguồn từ quy luật tự nhiên: Mặt trời mọc đằng đông và lặn ở đằng tây, cây cối phải đơm hoa rồi mới kết trái. Vì vậy, trong thờ cúng, lọ hoa sẽ đặt ở phía đông, mâm ngũ quả đặt ở phía tây.
Cách xác định hướng trên ban thờ như sau: Hướng từ trong ban thờ nhìn ra, tức bên trái của ông bà (bên tả) được coi là phía đông. Bên đối xứng (bên hữu) sẽ là phía tây.
Bàn thờ gia tiên thường đặt ở giữa căn nhà theo hướng nam. Bình hoa đặt ở bên trái bàn thờ (phía đông). Đĩa trái cây đặt ở bên phải (phía tây) cũng sẽ tiện cho việc bày biện.
Việt Nam - EU thúc đẩy hợp tác về vấn đề an ninh và khí hậu Phiên họp lần thứ 4 của Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - EU trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác và Hợp tác Việt Nam - EU (PCA) vừa diễn ra tại Brussels (Bỉ). Quang cảnh Phiên họp lần 4 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - EU triển khai Hiệp định Đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam -...