Triển vọng phát triển cây quế ở vùng núi Quảng Nam
Việc liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp, hy vọng rằng, thời gian tới, đời sống người dân miền núi Quảng Nam được nâng lên từ loài cây bản địa.
Tại Quảng Nam còn có nhiều vườn quế với tuổi thọ từ hàng chục đến hàng trăm năm. Ảnh: N.T.M.
Nói đến cây quế ở Quảng Nam thì không thể nhắc đến huyện Nam Trà My, địa phương nổi danh với cái tên “cao sơn ngọc quế”. Cây quế ở đây là một trong những cây trồng truyền thống và là nguồn thu nhập chính của đồng bào dân tộc Cadong, Xê đăng, Bhnoong từ bao đời nay.
Quế Trà My được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý vào tháng 10/2011. Với đặc điểm có mùi thơm, vị cay nồng đặc trưng, chứa hàm lượng tinh dầu cao nên Quế Trà My được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Đã có 1 thời gian, cây quế mang lại giá trị kinh tế cao cho người đồng bào dân tộc đặc biệt là ở các xã Trà Leng, Trà Dơn, Trà Tập, Trà Mai… Nhiều hộ gia đình vươn lên khá giả từ loại cây này.
Tuy nhiên sau đó, do thị trường xuất khẩu bị ngưng trệ, lại thêm chất lượng quế Trà My giảm sút do nguồn cây giống lẫn tạp không bảo đảm chất lượng, cho nên thị trường tiêu thụ bị thu hẹp dần, cuộc sống người trồng quế rơi vào cảnh khó khăn.
Nhiều nơi, người dân địa phương đành phải chặt bỏ nhiều diện tích quế để trồng lại keo lá tràm và các loại cây ngắn ngày khác. Mặc dù vậy, vì là loại cây đã gắn bó nhiều năm với người đồng bào dân tộc nơi đây nên họ vẫn quyết tâm giữ lại. Đặc biệt, những xã như Trà Leng, Trà Dơn vẫn có rất nhiều vườn quế bản địa có tuổi thọ lên đến hàng chục thậm chí hàng trăm năm.
Video đang HOT
Với mong muốn giúp người dân địa phương tiếp tục phát triển kinh tế từ loại cây bản địa này, thời gian gần đây, huyện Nam Trà My đang có kế hoạch để đưa nghề trồng quế tại đây trở thành một thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của huyện cũng như tỉnh. Đây cũng được xem là một phương án thoát nghèo, giảm nghèo bền vững cho đồng bào nơi đây.
Cùng với đó, tỉnh Quảng Nam cũng ban hành nhiều cơ chế, chính sách để phát triển cây Quế Trà trên địa bàn tỉnh, phấn đấu phát triển và ổn định vùng nguyên liệu với diện tích trồng cây quế Trà My đạt 7.777 ha. Hình thành chuỗi khép kín từ sản xuất đến thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, tỉnh này khuyến khích kêu gọi xây dựng 1 nhà máy chế biến tinh dầu quế có quy mô lớn để bao tiêu các sản phẩm quế trong vùng.
Cây Quế đã từng có 1 thời hoàng kim, giúp nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc ở miền núi Quảng Nam thoát nghèo, vươn lên khá giả. Ảnh: N.T.M.
Trước những cơ chế này, vừa qua Cty TNHH tư vấn Đầu tư Phát triển Nông nghiệp Việt Nam đã chọn tỉnh Quảng Nam để thực hiện đề án “Quy hoạch vùng dược liệu hữu cơ, kết hợp nhà máy sơ chế và chế biến dược liệu công nghệ cao”. Với kỳ vọng, khi dự án được triển khai sẽ giúp cho người đồng bào ở miền núi Quảng Nam có đầu ra ổn định cho cây quế, từng bước nâng cao đời sống và thu nhập.
Theo bà Trần Thu Hằng, Chủ tịch HĐQT Cty TNHH tư vấn Đầu tư Phát triển Nông nghiệp Việt Nam, 8 năm qua, Cty này đã và đang thu mua quế của bà con tại Lào Cai, Yên Bái. Nhờ vậy, người dân những địa phương này có nguồn thu ổn định, yên tâm sản xuất và cung cấp nguồn nguyên liệu bình ổn cả về chất lượng, sản lượng và giá thành cho Cty.
“Những sản phẩm được chế biến từ cây quế là: Bột quế làm gia vị, quế ống, quế làm nguyên liệu cho nước uống thảo dược, nước rửa chén bát. Lợi thế của Cty là tạo ra những sản phẩm hoàn toàn tự nhiên. Sản phẩm nước uống thảo dược không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn xuất khẩu với sản lượng lớn. Đây cũng sẽ là sản phẩm trọng tâm trong tương lai và có thể đem lại nguồn lợi nhuận tốt, ổn định trong thời gian tới”, bà Hằng cho biết.
Được biết, dự án triển khai tại Quảng Nam có vốn đầu tư khoảng 450 tỷ đồng trong đó quy hoạch vùng trồng quế là 4.500ha. Ngoài cây quế, thì Cty còn kết hợp thêm các loại cây nguyên liệu khác như ba kích tím (50ha), đẳng sâm (20ha), cát sâm (30ha), thổ phục linh (10.000ha). Tất cả đều trồng theo tiêu chuẩn GACP (thực hành tốt trồng trọt và thu hái) theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.
Với những diện tích này, Cty TNHH tư vấn Đầu tư Phát triển Nông nghiệp Việt Nam sẽ kết hợp cùng với dân, hướng dẫn người dân trồng theo quy trình tiêu chuẩn. Cty chịu trách nhiệm cung cấp cây giống, phân bón hữu cơ và có kỹ thuật bám sát, đồng hành cùng bà con từ khâu trồng cây cho tới khâu thu hoạch, bao tiêu sản phẩm.
“Khi thực hiện dự án, chúng tôi sẽ ứng phần kinh phí lớn nhất có thể ra hỗ trợ trước cho bà con triển khai thực hiện vùng nguyên liệu ổn định, bền vững sau đó sẽ thu hồi bằng sản phẩm người dân canh tác.
Dự kiến, Cty sẽ xây dựng vùng nguyên liệu ở nhiều huyện vùng cao ở Quảng Nam. Điều này không chỉ giúp Cty thuận lợi trong quá trình sản xuất, thu hoạch mà còn giúp được bà con đồng bào dân tộc ở nhiều nơi phát triển được kinh tế từ chính mảnh đất của họ”, bà Hằng chia sẻ.
Theo ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Nam khuyến khích Cty về địa phương để đầu tư phát triển các loại dược liệu, trong đó đặc biệt là cây quế. Điều này phù hợp với chiến lược phát triển của tỉnh. Tỉnh Quảng Nam hoàn toàn thống nhất và mong muốn Cty làm càng nhanh càng tốt kể cả phát triển vùng nguyên liệu gắn với chế biến.
Hoàn thành xuất cấp gạo, trang thiết bị hỗ trợ người dân miền Trung đợt 1
Tổng cục Dự trữ Nhà nước cho biết, đến ngày 2/11/2020, các Cục Dự trữ Nhà nước (DTNN) khu vực đã hoàn thành xuất cấp 5.000 tấn gạo của đợt 1 hỗ trợ kịp thời cho người dân các tỉnh miền Trung, đảm bảo chất lượng, số lượng và đúng thời gian quy định.
Gạo dự trữ quốc gia đã kịp thời đến tận tay người dân các tỉnh miền Trung.
Trong tổng số 5.000 tấn gạo đợt 1 đã được thực hiện xuất và bàn giao cho các tỉnh: Quảng Bình: 1.000 tấn; Hà Tĩnh: 1.000 tấn; Quảng Trị: 1.000 tấn; Thừa Thiên Huế: 1.000 tấn và Quảng Nam: 1.000 tấn.
Các Cục DTNN khu vực sẽ tiếp tục triển khai công tác xuất hỗ trợ 6.500 tấn gạo dự trữ quốc gia (DTQG) bổ sung (đợt 2/2020) kịp thời cho người dân vùng lũ đến hết ngày 6/11, góp phần giúp người dân sớm ổn định cuộc sống.
Bên cạnh nhiệm vụ xuất cấp gạo, thực hiện Quyết định số 1629/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục trưởng Tổng cục DTNN đã ban hành quyết định giao nhiệm vụ cho các cục DTNN khu vực thực hiện xuất cấp vật tư, thiết bị DTQG hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai, mưa lũ. Kết quả, đến ngày 28/10/2020, các cục DTNN khu vực đã hoàn thành xuất cấp cho các địa phương trước thời gian quy định.
Cụ thể, các cục DTNN khu vực đã thực hiện xuất cấp hỗ trợ vật tư, thiết bị DTQG hỗ trợ cho tỉnh Quảng Bình: 5 bộ xuồng cao tốc các loại; 136 bộ nhà bạt cứu sinh các loại; 4.800 chiếc phao áo; 2.000 chiếc phao tròn và 460 chiếc bè nhẹ cứu sinh. Tỉnh Quảng Trị: 3 bộ xuồng cao tốc các loại; 20 bộ nhà bạt cứu sinh loại 24,5 m2; 2.000 chiếc phao áo; 2.000 chiếc phao tròn và 100 chiếc bè nhẹ cứu sinh. Tỉnh Thừa Thiên Huế: 3 bộ xuồng cao tốc các loại; 28 bộ nhà bạt cứu sinh các loại; 2.000 chiếc phao áo; 1.000 chiếc phao tròn và 30 chiếc bè nhẹ cứu sinh; 02 bộ máy phát điện loại 30KVA. Tỉnh Quảng Nam: 5 bộ xuồng cao tốc các loại; 30 bộ nhà bạt cứu sinh các loại; 2.000 chiếc phao áo; 1.000 chiếc phao tròn và 30 chiếc bè nhẹ cứu sinh; 2 bộ máy phát điện loại 30KVA. Tỉnh Hà Tĩnh: 4 bộ xuồng cao tốc các loại; 166 chiếc bè nhẹ cứu sinh; 5.560 chiếc phao áo cứu sinh; 200 bộ nhà bạt cứu sinh các loại; 4 bộ máy phát điện các loại.
Đạt được những kết quả trên là do các cục DTNN khu vực đã chủ động chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, phương tiện vận chuyển, hàng DTQG để xuất cấp ngay khi có quyết định của UBND các tỉnh, bảo đảm kịp thời, đúng kế hoạch phân bổ, tiếp nhận của UBND các tỉnh.
Đồng thời, các cục DTNN khu vực đã phối hợp với các sở, ngành của địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng hàng DTQG đã được xuất cấp bảo đảm quản lý chặt chẽ, sử dụng hàng DTQG đúng mục đích, đúng đối tượng được hỗ trợ theo quy định về quản lý sử dụng hàng DTQG.
Chưa kịp gượng dậy, lại lo bão đến Hàng nghìn người dân miền Trung vẫn chưa kịp gượng dậy sau cơn cuồng phong mang tên Molave vừa quét qua cùng những trận lở đất kinh hoàng, nay lại lo bão số 10 ập đến. Gồng mình khắc phục hậu quả mưa bão Gần một tuần sau bão số 9, nhà bà Hồ Thị Kim Liên (80 tuổi), thôn Kỳ Thọ Bắc,...