Triển vọng kinh tế tươi sáng của Ấn Độ bị ’sóng thần COVID-19′ đe dọa
Mới hai tuần trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo GDP của Ấn Độ tăng trưởng khoảng 12,5% trong năm nay, mức cao nhất trong những nền kinh tế lớn của thế giới.
Nhân viên y tế chuyển thi thể bệnh nhân COVID-19 tới nhà hỏa táng Nigambodh Ghat ở New Delhi, Ấn Độ ngày 22/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhưng giờ đây, khi số ca mắc mới tại Ấn Độ tăng với tốc độ chóng mặt, triển vọng tăng trưởng đó gặp thách thức lớn. Tại thủ đô New Delhi, các con phố gần như vắng bóng người. Các khu chợ, siêu thị gần như đóng cửa hoàn toàn theo lệnh của chính quyền địa phương, nhằm ngăn chặn lây nhiễm. Cảnh tượng đó cũng lặp lại ở Mumbai, thủ phủ tài chính của Ấn Độ.
Chưa thể gạt bỏ được yếu tố bất chắc về tăng trưởng, khi bốn ngày qua Ấn Độ đều ghi nhận trên 300.000 ca mắc mới/ngày, đẩy tổng số trường hợp nhiễm COVID-19 tại nước này lên gần 17 triệu người. Đại dịch không chỉ khiến bệnh viện, nhà hỏa táng quá tải, mà còn đánh mạnh vào lòng tin của người tiêu dùng vào nền kinh tế mới chỉ vừa bước vào giai đoạn hồi phục sau mức suy thoái kỉ lục năm 2020.
Dữ liệu kinh tế cũng đã chỉ ra rằng, tổng mức bán lẻ suy giảm trong tuần kết thúc vào ngày 18/4. Các thông số đo lường hoạt động của doanh nghiệp cùng thời điểm này cũng thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Đó được xem là nguy cơ lớn, bởi tiêu dùng chiếm khoảng 60% GDP của Ấn Độ. Các nhà kinh tế dự báo, tác động của làn sóng lây nhiễm thứ hai, được ví như “sóng thần COVID-19″, sẽ còn mạnh lên trong vài tuần tới, khi dịch còn chưa lên đỉnh, còn hoạt động di chuyển, sản xuất sẽ tiếp tục bị hạn chế.
Theo Kristy Fong, Giám đốc cấp cao bộ phận đầu tư tài sản ở các thị trường châu Á thuộc quỹ Aberdeen Standard, lây nhiễm gia tăng khiến chính quyền phải tái áp đặt phong tỏa một phần ở các thành phố, bang bị ảnh hưởng nặng nề, thậm chí có thể phải đóng cửa toàn bộ nếu tình hình ngày một xấu đi. Đây sẽ là cú đánh mạnh vào nỗ lực mở cửa trở lại nền kinh tế cũng như triển vọng phục hồi.
Thủ tướng Singapore nhận định ký kết RCEP là một bước tiến lớn đối với thế giới
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, phát biểu tại Hội nghị cấp cao các nhà lãnh đạo Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) trước lễ ký, Thủ tướng Singapore khẳng định việc ký kết RCEP "là một bước tiến lớn đối với thế giới, vào thời điểm khi mà chủ nghĩa đa phương đang mất dần chỗ đứng và tăng trưởng toàn cầu đang chậm lại".
Bộ trưởng Chan Chun Sing ký RCEP dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Lý Hiển Long. Ảnh: MCI/TTXVN
Nhà lãnh đạo Singapore khẳng định việc ký kết RCEP cho thấy "cam kết tập thể của chúng ta đối với việc duy trì các chuỗi cung ứng mở và kết nối, đối với việc thúc đẩy thương mại tự do hơn và sự phụ thuộc lẫn nhau chặt chẽ hơn, đặc biệt trong bối cảnh khi đối mặt với dịch bệnh viêm đường hô hấp COVID-19, các nước trở nên hướng nội và theo xu hướng bảo hộ hơn".
Ông cũng lưu ý rằng sự đa dạng của các nước tham gia RCEP cho thấy các nền kinh tế ở những giai đoạn phát triển khác nhau đều có thể hợp tác với nhau và đóng góp cho sự phát triển của nhau, cũng như cho hệ thống thương mại đa phương. Thủ tướng Lý Hiển Long cho rằng sự đa dạng này và những mối liên kết mạnh mẽ giữa các nước tham gia với Mỹ, châu Âu và các nước còn lại trên thế giới cũng phản ánh tính bao trùm và rộng mở của hiệp định.
Thủ tướng Singapore hy vọng Ấn Độ sẽ tham gia RCEP trong tương lai để thỏa thuận thương mại này phản ánh được đầy đủ các mô hình hội nhập và hợp tác khu vực ở châu Á.
RCEP là Hiệp định thương mại lớn nhất thế giới được ký kết giữa 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand sau 8 năm đàm phán. Hiệp định bao trùm gần 1/3 dân số thế giới và đóng góp khoảng 30% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.
RCEP sẽ loại bỏ tới 90% thuế nhập khẩu giữa các nước thành viên của Hiệp định trong vòng 20 năm kể từ khi có hiệu lực và cải thiện khả năng tiếp cận thị trường đối với hàng hóa và dịch vụ bên trong khu vực. RCEP cũng thiết lập một bộ nguyên tắc thương mại chung và bao gồm các lĩnh vực phi truyền thống không có trong các hiệp định đang tồn tại, như thương mại điện tử, chính sách cạnh tranh và quyền sở hữu trí tuệ.
Hiệp định sẽ có hiệu lực khi 6 nước thành viên ASEAN và 3 nước đối tác phê chuẩn.
Lãnh đạo Đông Á đánh giá cao vai trò chủ tịch ASEAN của Việt Nam Các lãnh đạo tham gia Hội nghị Cấp cao Đông Á đánh giá Việt Nam đã thành công trong điều phối nỗ lực chung, tăng cường hợp tác và ứng phó Covid-19. Đánh giá được các nước đưa ra trong Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì chiều tối 14/11 tại Hà Nội, với sự...