Triển vọng hợp tác kinh tế ASEAN-Iran
Chính sách đối ngoại của Iran đang mở rộng quan hệ với các nước châu Á, bao gồm cả quan hệ toàn diện với các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Trong bài viết “Triển vọng hợp tác kinh tế ASEAN-Iran”, Thông tấn xã Iran (IRNA) cho biết, nước này có cơ hội được hưởng lợi từ các cường quốc kinh tế thứ năm trên thế giới khi gia nhập Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC). Việc mở rộng quan hệ với các nước châu Á phù hợp với chính sách hướng Đông của Iran và nhằm tiếp cận chiến lược tập trung vào ASEAN cũng như mở rộng hợp tác kinh tế. Iran có thể phát triển cơ sở hạ tầng và tăng cường xuất khẩu sang các nước ASEAN, đồng thời có thể cung cấp cho khu vực này các nguồn năng lượng mà họ cần. Dự kiến, việc Mỹ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Iran sẽ mở đường cho việc cải thiện hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên ASEAN và Iran hơn.
Iran thấy rằng ASEAN luôn mở rộng hợp tác, cải thiện quan hệ văn hóa – xã hội giữa các quốc gia thành viên cũng như việc chỉ định các chiến lược để giải quyết các vấn đề khu vực. Thương mại khu vực giữa các quốc gia thành viên ASEAN ở mức 10-15% trong những năm 1970, tăng lên 25% vào giữa những năm 2000. Tăng trưởng GDP của các quốc gia thành viên khoảng 5% từ năm 2016 đến 2019, trong khi chỉ số này là 2,7% ở Liên minh châu Âu và 2,9% ở Mỹ.
Iran đang cố gắng mở rộng quan hệ với ASEAN (Ảnh: IRNA)
Video đang HOT
Mô hình thương mại nội khối ASEAN thành công và được coi là nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới cũng như sẽ chiếm vị trí thứ tư vào năm 2030. Các quốc gia thành viên của ASEAN có hơn 650 triệu dân, là một trong những thị trường quan trọng nhất trên quy mô toàn cầu.
ASEAN luôn hoan nghênh hợp tác với các cường quốc kinh tế khác. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của khu vực Đông Nam Á trong hai thập kỷ qua giúp tăng cường đầu tư, cải thiện cơ hội việc làm cũng như thúc đẩy truyền thông, đổi mới và ổn định chính trị./.
Biden kêu gọi quân đội Myanmar từ bỏ quyền lực
Tổng thống Biden yêu cầu quân đội Myanamr trả quyền lực và thả Cố vấn Suu Kyi trong bài phát biểu đầu tiên về chính sách đối ngoại.
"Trong một nền dân chủ, các lực lượng không nên tìm cách bác bỏ ý nguyện của người dân hay tìm cách xóa bỏ kết quả của một cuộc bầu cử đáng tin cậy. Quân đội Myanmar nên từ bỏ quyền lực họ đã chiếm và thả toàn bộ quan chức, nhà hoạt động bị bắt, dỡ bỏ hạn chế về thông tin liên lạc và tránh dùng bạo lực", Tổng thống Mỹ Joe Biden nói trong bài phát biểu đầu tiên về chính sách đối ngoại hôm 4/2.
Ông cho biết Washington đang làm việc với các đối tác và đồng minh nhằm giải quyết vụ đảo chính ở Myanmar.
Biden phát biểu về chính sách đối ngoại hôm 4/2. Ảnh: AFP .
Chính quyền Biden đang xem xét ra sắc lệnh phản ứng với tình hình Myanmar, có thể áp lệnh cấm vận nhằm vào cá nhân hoặc thực thể do quân đội nước này kiểm soát, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho hay. "Chính quyền tin rằng có thể phối hợp với quốc hội để đưa ra loạt biện pháp trừng phạt để phản ứng vụ đảo chính. Chúng tôi cũng sẽ phối hợp với các đồng minh và đối tác trên toàn thế giới", ông nói thêm.
Quân đội Myanmar ngày 1/2 bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và một số lãnh đạo cấp cao trong đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) cầm quyền, với cáo buộc có hành vi gian lận trong cuộc bầu cử hồi tháng 11/2020. Suu Kyi sau đó bị cảnh sát Myanmar cáo buộc vi phạm luật xuất nhập khẩu và có thể lĩnh án ba năm tù nếu bị kết tội.
Sau cuộc đảo chính, thống tướng Min Aung Hlaing, tổng tư lệnh quân đội Myanamar, được trao lại mọi quyền lực cho đến khi cuộc bầu cử mới được tổ chức vào năm sau. Tướng Hlaing khẳng định việc quân đội Myanmar tiếp quản quyền lực là "phù hợp với luật pháp" vì chính quyền không thể phản hồi những bất bình của họ về cáo buộc gian lận bầu cử.
Lãnh đạo một số quốc gia và các tổ chức quốc tế bày tỏ hy vọng Myanmar giải quyết khác biệt bằng biện pháp hòa bình, đồng thời mong tình hình nước này sớm trở lại ổn định. Một số cuộc biểu tình phản đối vụ đảo chính hôm 1/2 nổ ra ở một số nước như Thái Lan và Nhật Bản.
Các thành viên Hội đồng Bảo an LHQ ngày 3/2 họp khẩn về tình hình Myanmar, song rơi vào bất đồng và chưa thể ra tuyên bố chung. Một nguồn tin cho biết Trung Quốc và Nga yêu cầu thêm thời gian để thảo luận.
Các ngoại trưởng G7 gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản và Mỹ sau đó ra tuyên bố chung bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về tình hình ở Myanmar và hối thúc quân đội nước này thả những người bị bắt.
Anh thông báo thời điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh G7 Ngày 16/1, Bộ Ngoại giao Anh cho biết nước này sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) vào tháng 6 tới. Đây sẽ là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của G7 trong gần 2 năm qua diễn ra dưới hình thức trực tiếp. Các nhà lãnh đạo nhóm 7 nước...