Triển lãm đồ công nghệ mọc cây vì không tái chế đúng cách
Một triển lãm thú vị cho thấy các sản phẩm công nghệ sẽ như thế nào sau nhiều năm bị con người vứt ra môi trường.
Giảm thiểu rác thải nhựa đang là xu hướng trên toàn cầu, tuy nhiên thiết bị công nghệ là sản phẩm nhựa vẫn đang được chúng ta sử dụng. Năm 2018, ước tính có khoảng 4 triệu điện thoại được bán ra mỗi ngày. Cộng thêm củ sạc, tablet và máy tính, lượng thiết bị nhựa mà chúng ta sử dụng và thải ra môi trường là không hề nhỏ.
Không chỉ thành phần nhựa trong cấu tạo, lớp màng nhựa bọc bên ngoài sản phẩm mới cũng không ngoại lệ. Khi thải ra môi trường, phải mất hàng trăm năm để chúng tự hủy.
Đó là ý tưởng cho Nathaniel Stern, nghệ sĩ thị giác người Mỹ/Nam Phi mở cuộc triển lãm có tên Thế giới của chúng ta sau này (The World After Us). Triển lãm trưng bày các sản phẩm điêu khắc, sắp đặt và ảnh chụp kết hợp thực vật và thiết bị điện tử để phản ánh “cuộc sống” của chúng sau khi bị chúng ta vứt ra môi trường.
Cảm hứng của Stern cho triển lãm này đến từ cuốn sách Thế giới không có chúng ta (The World Without Us) của nhà báo Alan Weisman có nhắc đến đồ công nghệ “hóa thạch” sau vài trăm năm bị thải ra môi trường bởi con người.
Video đang HOT
Một số tác phẩm thú vị của Stern trong triển lãm như Photosynthesis (Quang hợp) với một cái cây nhỏ mọc ra từ máy ảnh Panasonic Lumix.
Tiếp theo là vườn tường lớn với cây cối mọc ra từ laptop, bàn phím, băng cassette và bo mạch chủ máy tính.
Có cả một chiếc điện thoại bàn với lá mọc ra từ bàn quay số.
Triển lãm mang đến thông điệp rằng chúng ta rồi sẽ không còn trên thế gian nữa. Tuy nhiên khi con người trở về cát bụi, vẫn còn những thứ sẽ tiếp tục tồn tại lâu hơn chúng ta rất nhiều.
Nhiều quốc gia đã phát triển hệ thống xử lý chất thải nhựa sau khi con người vứt chúng vào thùng rác. Hầu hết chúng ta không thể tự xử lý rác thải nhựa, đặc biệt là thiết bị điện tử bởi chúng có thể chứa các vật liệu khác như nhôm hay thép, rất khó phân tách và tái chế một cách phù hợp, chưa kể các chất độc như chì hay thủy ngân có thể gây hại cho con người lẫn môi trường.
Nhiều tổ chức được thành lập giúp bạn xử lý rác thải điện tử. eBay for Charity, American Cell Phone Drive sẽ thu nhận đồ cũ của bạn, sửa chữa chúng rồi tặng lại cho những ai cần.
Một số hãng công nghệ như Apple, Amazon cũng hỗ trợ thu lại sản phẩm cũ để tái chế, xử lý theo quy trình nghiêm ngặt giúp bảo vệ môi trường. Các địa phương cũng thường tổ chức ngày thu gom để nhận và xử lý rác thải từ người dân.
Hạn chế túi nhựa, ống hút nhựa là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp giảm việc tiêu thụ nhựa, tuy nhiên hãy nhớ đến những chiếc điện thoại, laptop, tablet mà bạn không còn sử dụng bởi chúng cũng là kẻ thù của môi trường.
Triển lãm The World After Us được tổ chức tại Bảo tàng Nghệ thuật Wisconsin (Mỹ) từ 17/1 đến 25/3.
Theo Zing
Úc phát triển công nghệ tái chế rác nhựa trở lại thành dầu
Các nhà khoa học đến từ Đại học Sydney và Công ty Licella ở Úc đang phát triển một công nghệ mới có thể xử lý hầu hết các loại rác thải nhựa và biến đổi chúng thành dầu để tái sử dụng.
Rác nhựa trên bãi biển tại Úc. Ảnh: AFP/TTXVN
Cơ chế hoạt động của công nghệ mới là chuyển đổi các loại rác nhựa thành chất lỏng hoặc hóa chất hình thành nên chất liệu đó. Công nghệ này sử dụng lò phản ứng thủy nhiệt xúc tác (Cat-HTR) xử lý các loại rác thải nhựa thông qua một hình thức tái chế hóa học làm thay đổi nhựa ở cấp độ phân tử, sử dụng nước nóng ở áp suất cao để biến chúng trở lại thành dầu. Từ đó, dầu có thể biến thành hóa chất bitumen, xăng hoặc các loại nhựa khác.
Nhóm nghiên cứu cho biết công nghệ Cat-HTR đã được cấp bằng sáng chế khác với các công nghệ nhựa-dầu hiện nay. Không giống như phương thức tái chế truyền thống, công nghệ mới không yêu cầu phải phân tách nhựa theo loại và màu sắc mà có thể tái chế mọi thứ, từ hộp sữa đến đồ lặn và thậm chí là các phụ phẩm gỗ.
Công nghệ này đã được Licella thử nghiệm gần 10 năm tại một nhà máy thí điểm ở bờ biển bang New South Wales và đã sẵn sàng để thương mại hóa. Theo tính toán, một nhà máy tái chế có thể xử lý khoảng 20.000 tấn nhựa/năm. Hiện công ty Licella chuẩn bị mở nhà máy tái chế thương mại đầu tiên tại Vương quốc Anh.
Trung bình, người dân Úc thải ra khoảng 3,5 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm, nhưng hiện chỉ khoảng 10% trong số đó được tái chế. Phần còn lại thường được xử lý bằng cách chôn xuống đất, đốt cháy hoặc vận chuyển ra nước ngoài.
Theo cần thơ
Trong thời đại công nghệ, trộm cắp cũng biết dùng máy dò tín hiệu Bluetooth để tìm nơi chứa đồ công nghệ giá trị Những tên trộm đã học được cách dùng máy quét Bluetooth để tìm kiếm mục tiêu trước khi đột nhập các căn hộ và xe hơi để lấy thiết bị công nghệ giá trị cao như máy tính xách tay và điện thoại. Vào đầu tháng 10 vừa qua, một người phụ nữ 31 tuổi tên là Samantha đã đỗ chiếc Honda Fit...